Tại sao trẻ em lại hay đái dầm

Trước 5 tuổi, hành vi tiểu tiện khi ngủ của trẻ là biểu hiện sinh lý. Đến ba tuổi, trẻ bước vào giai đoạn khô ráo, đa số sẽ hết đái dầm trong giai đoạn này. Từ ba tuổi đến 5 tuổi, hành vi đái dầm có thể tạm chấp nhận bởi ở tuổi này, trẻ có thể chưa phát triển hoàn thiện về thần kinh, phản xạ chưa đủ thiết lập.  Nhưng khi trẻ trên 5 tuổi mà vẫn đái dầm thì bạn hãy đưa đến bác sĩ.

Đái dầm là do bệnh thể chất

Chị T.H ở Hà Nội rất buồn và lo vì con trai đã 6 tuổi mà vẫn đái dầm. Nhiều người bảo với chị đó là chuyện bình thường, mách cho vài cách chữa mẹo như ăn thằn lằn, thạch sùng... Chị đã thử cho con trai nhưng không hiệu quả. Cháu cũng vì thế mà kém tự tin với bạn bè trong lớp. Sợ ảnh hưởng đến việc học tập và tinh thần của con, chị đưa bé đi khám. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị bệnh đái dầm tiền phát.

Thạc sĩ Cao Vũ Hùng, Phó khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung Ương, cho biết đái dầm có hai loại: tiền phát và thứ phát.

-  Đái dầm tiền phát diễn ra từ nhỏ, tiếp tục kéo dài đến sau 5 tuổi không hết.

-  Đái dầm thứ phát là trường hợp trẻ đã khỏi ở giai đoạn khô ráo [ba tuổi] nhưng đến 6 - 7 tuổi thì bị lại.

Khoa Tâm bệnh thường xuyên tiếp nhận điều trị trẻ đái dầm, chủ yếu là tiền phát. Nguyên nhân là trẻ không thiết lập được phản xạ đi tiểu, hoặc quá trình thiết lập phản xạ không tốt. Bình thường, bàng quang khi đầy sẽ "đánh thức" não và trẻ sẽ dậy đi tiểu. Những đứa trẻ không thiết lập được phản xạ đó vẫn tiếp tục đái dầm. Cũng có trẻ bị bệnh này do bàng quang không trưởng thành, một dạng của rối loạn bài tiết. Còn đái dầm thứ phát thường xuất hiện như một triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, thường liên quan đến viêm đường tiết niệu [như viêm bàng quang] và bệnh về tâm lý.

Nguyên nhân gây đái dầm thường gặp nhất:

- Di truyền: Nếu bố hay mẹ thuở nhỏ đái dầm thì 40% con cái cũng sẽ bị bệnh này. Nếu cả bố lẫn mẹ thuở nhỏ đều đái dầm thì nguy cơ này ở con cái lên tới 70% - 75%. - Rối loạn giấc ngủ: Trẻ ngủ mơ thấy mình đã đi tiểu ở ngoài mà không ý thức được là đái dầm trên giường. - Chậm phát triển hệ thần kinh trung ương, khiến não không được thông báo khi bàng quang đầy, khiến quá trình tiểu tiện diễn ra tự động. - Rối loạn nội tiết, nhiễm khuẩn tiết niệu, tiểu đường, nghẹt đường tiểu ...

- Dị dạng bàng quang, bàng quang không trưởng thành [dung tích quá nhỏ, không kiểm soát được hoạt động của ống dẫn tiểu hay của chính bàng quang].

Đái dầm vì quá căng thẳng

Chứng đái dầm ở trẻ em tuổi học đường [trên 5 tuổi] phổ biến nhất là dạng tiền phát, chủ yếu do yếu tố tâm lý. Học tập căng thẳng, áp lực từ bố mẹ... có thể khiến trẻ lo lắng, gây rối loạn tâm lý và đái dầm. Đôi khi do thay đổi  môi trường học [từ mẫu giáo lên lớp một], trẻ chưa thích nghi ngay được, dẫn đến lo lắng, sợ sệt, bị bạn bè bắt nạt... và dẫn đến tình trạng trên. Trẻ đến tuổi đi học vẫn đái dầm cũng có thể do không được săn sóc, bị chú ý quá mức, bị căng thẳng, buồn rầu, không thích chơi với những trẻ khác. Tâm tính trẻ sẽ trở nên bất thường, khó chịu vì cảm thấy tự mình không kiểm soát được chính mình. Chính điều này lại tác động trở lại tâm lý trẻ, khiến trẻ căng thẳng hơn, tạo thành một vòng luẩn quẩn khó khắc phục. Vì vậy, cách tốt nhất khi trẻ có bệnh này là đưa đến bác sĩ.

Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh có con đái dầm không nên mắng, chế giễu, hạ thấp trẻ vì bệnh này. Bản thân con bạn không muốn tình trạng này xảy ra và vốn đã rất xấu hổ, mặc cảm. Nếu bị đánh mắng, trẻ vừa phải lo lắng về chuyện đái dầm, vừa sợ bố mẹ nên càng mất tự tin, căng thẳng, càng khó điều trị. Nên nhớ rằng đái dầm là vấn đề về sức khỏe mà đứa bé không tự giải quyết được, vì vậy việc mắng nhiếc, trách móc không đem lại lợi ích gì. Thay vì lên án hành vi đái dầm, bạn nên động viên trẻ, khuyến khích con, giúp trẻ tự tin tập luyện theo liệu pháp tâm lý mà bác sĩ hướng dẫn.

"Nếu trẻ sau 5 tuổi vẫn còn đái dầm với mức độ ít, tức mỗi tháng hay vài tháng một lần thì không sao, còn nếu tần suất xuất hiện nhiều, như mỗi tuần, mỗi ngày thì nên đưa đi khám vì ba mục đích", bác sĩ Hùng nói. "Thứ nhất là để tìm nguyên nhân, nếu là đái dầm tiền phát thì cũng phải tìm xem có sự bất thường gì, liên quan đến đường tiết niệu, sinh dục không, có phải do bàng quang không trưởng thành hay dị dạng tiết niệu. Thứ hai là xem trẻ có phát triển bình thường về tâm vận động không. Thứ ba là để tìm hiểu có yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi đái dầm của trẻ hay không".  Với mỗi nguyên nhân, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu đái dầm là triệu chứng của một bệnh cơ thể nào đó thì chỉ cần chữa dứt điểm bệnh đó thì tự nhiên trẻ cũng sẽ hết đái dầm. Tuy khả năng chữa khỏi là khá cao, nhưng theo bác sĩ Hùng, nên kết hợp cả liệu pháp tâm lý. Những trường hợp đái dầm do tâm lý thì sẽ được điều trị bằng các liệu pháp thuộc lĩnh vực này.

ANH TRẦN
Theo B. Đất Việt

Tiểu dầm [đái dầm] là tình trạng trẻ đi tiểu không tự chủ khi ngủ say vào ban đêm. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, tiểu dầm không được xem là vấn đề sức khỏe do cơ thể chưa hoàn thiện về chức năng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài khi trẻ đã trên 5 tuổi, thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến khám tư vấn bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến thận - tiết niệu.

1. ĐÁI DẦM KÉO DÀI Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN TỪ ĐÂU?

  • Trẻ chậm hoàn thiện về trưởng thành thần kinh bàng quang chi phối việc đi tiểu
  • Bàng quang nhỏ hơn bình thường, do đó chứa ít nước tiểu và dễ bị tiểu dầm
  • Rối loạn về hormone làm cô đặc nước tiểu
  • Ngủ quá sâu nên tiểu mà không biết [chưa đủ chứng cứ]
  • Gen: ba mẹ bị tiểu dầm, con cái khuynh hướng tăng nguy cơ bị tiểu dầm
  • Diễn tiến: đa số tự hết khi trẻ trên 5 tuổi, chỉ còn khoảng 15% trẻ trên 5 tuổi bị tiểu dầm

2. ĐÁI DẦM CÓ GÂY HẠI GÌ KHÔNG?

  • Tiểu dầm đơn thuần không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Tuy nhiên, tình trạng tiểu dầm thường xuyên kéo dài làm sẽ làm ảnh hưởng tâm lý cho trẻ và người chăm sóc. Cả trẻ và ba mẹ đều cảm thấy vô cùng mệt mỏi, trẻ phải mang tã dù đã lớn, nhiều trẻ cảm thấy tự ti, mắc cỡ, thậm chí xấu hổ về bản thân, chưa kể không dám tham gia các hoạt động cộng đồng xa nhà vì sợ đái dầm sẽ bị mọi người phát hiện. Còn về ba mẹ, nếu không hiểu vấn đề sẽ la mắng, quở phạt con, điều này làm cho trẻ thêm lo lắng và làm xấu thêm tình trạng tiểu dầm của trẻ.

3. KHI NÀO CẦN ĐƯA TRẺ ĐI KHÁM?

Khi trẻ có 1 trong các dấu hiệu dưới đây:

  • Tiểu dầm kéo dài > 5 tuổi
  • Tiểu dầm cả ngày lẫn đêm
  • Tiểu dầm không liên tục từ bé: lúc trước không bị tiểu dầm, tiểu dầm mới xuất hiện gần đây
  • Tiểu lắt nhắt , hoặc tiểu ít < 3 lần ngày, tiểu gấp, tiểu không tự chủ, tiểu khó, tiểu đau..
  • Phù mắt, phù người, sụt cân hoặc khát nước
  • Tiểu dầm kèm tình trạng rối loạn giấc ngủ như ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ hoặc kèm táo bón…

4. TẠI SAO PHẢI ĐI KHÁM KHI CÓ CÁC DẤU HIỆU TRÊN? 

  • Vì tiểu dầm có thể chỉ là triệu chứng biểu hiện của các bệnh tiềm ẩn như bệnh thận, nội tiết, tai mũi họng [hội chứng ngưng thở lúc ngủ]. 
  • Do đó, hãy cho trẻ đi khám nếu con bạn có tình trạng tiểu dầm và kèm theo các dấu hiệu cần lưu ý như trên !!!

👩‍⚕  Tác giả: CK1. BS. LẠI THỊ BÍCH THỦY

📚  Nguồn tham khảo: 

  1. Norturnal enuresis in children- uptodate 2018
  2. Patient education: Bedwetting in children [Beyond the Basics]- //www.uptodate.com/contents/bedwetting-in-children-beyond-the-basics

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Thật khó chịu nếu như thói quen đái dầm cứ dai dẳng bám lấy trẻ từ ngày này qua ngày khác. Hơn nữa, vấn đề này có thể ảnh hưởng đến tâm lý, khiến trẻ tự ti và xấu hổ về bản thân. Bố mẹ hãy đọc ngay 10 cách trị đái dầm, giúp trẻ vượt qua thời kỳ khủng hoảng này cùng Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm nhé!

Đái dầm có phải là bệnh không?

Đái dầm là thuật ngữ được sử dụng để nói về tình trạng đi tiểu trong khi ngủ. Điều này được xem là bình thường cho đến khi con bạn được ít nhất 6 tuổi. Chính vì vậy, chữa bệnh đái dầm khi trẻ nhỏ hơn 6 tuổi là việc không cần thiết. Bạn chỉ nên hỗ trợ trẻ cải thiện tình trạng này mà thôi.

Tại sao trẻ hay đái dầm lúc nhỏ?

Hầu hết trẻ hay đái dầm là do bàng quang [cơ quan chứa nước tiểu] có kích thước nhỏ. Bàng quang của trẻ không thể chứa hết tất cả nước tiểu được sản xuất trong một đêm. Đôi khi trẻ ngủ sâu đến mức không thể thức dậy khi bàng quang cần thải nước tiểu ra ngoài. 

Trẻ ngủ quá sâu, không biết tín hiệu cần phải đi tiểu

Nguyên nhân do u hay bất thường ở thận thường rất hiếm. Hơn nữa nếu có, cũng rất dễ dàng phát hiện ra nhờ việc thăm khám và qua các xét nghiệm.

Những vấn đề về cảm xúc thường không gây ra đái dầm. Nhưng nó có thể xảy ra nếu trẻ bị ngược đãi trong gia đình hay môi trường sống xung quanh.

Đái dầm có thể kéo dài bao lâu?

Hầu hết trẻ bị đái dầm đều khắc phục được vấn đề này trong khoảng từ 6 đến 10 tuổi. Ngay cả khi không trị đái dầm, đa số trẻ đều có thể tự chấm dứt tình trạng này. Dù vậy, bạn có thể dùng các cách trị đái dầm khi con bạn đã kiểm soát tốt việc đi tiểu vào ban ngày được 6 đến 12 tháng.

Cách trị đái dầm ở trẻ em nhỏ hơn 6 tuổi

Khuyến khích con bạn đi tiểu vào ban đêm

Lời khuyên này quan trọng hơn bất kỳ lời khuyên nào khác. Bạn hãy động viên trẻ trước khi đi ngủ: “Con cố gắng thức dậy khi con biết mình cần phải đi tiểu nhé”.

Thay đổi không gian nhà vệ sinh

Bạn có thể đặt thêm đèn ngủ trong phòng vệ sinh để giúp trẻ không thấy sợ hãi. Nếu phòng vệ sinh ở xa, hãy thử để một cái bô dành riêng cho trẻ trong phòng ngủ.

Khuyến khích trẻ uống nhiều nước ban ngày

Bạn hãy nhắc nhở trẻ uống nhiều nước vào buổi sáng và đầu giờ chiều. Khi trẻ càng uống nhiều, lượng nước tiểu sẽ được sản xuất nhiều hơn. Lúc đó, bàng quang có thể phát triển kích thước lớn hơn.

Hạn chế cho trẻ uống nước buổi tối

Bạn đừng nên cho trẻ uống nhiều nước, kể cả sữa, sinh tố… trong vòng 2 giờ trước khi ngủ. Hãy nhắc nhở nhẹ nhàng về điều này. Nhưng bạn đừng quá lo lắng nếu trẻ chỉ uống với nhu cầu bình thường.

Hơn nữa, tránh để trẻ sử dụng những loại đồ uống chứa caffeine như: trà, cà phê,…

Bạn đừng nên cho trẻ uống nhiều nước trong vòng 2 giờ trước khi ngủ

Đi vệ sinh trước khi đi ngủ

Đôi khi bạn cần nhắc nhở trẻ đi vệ sinh trước khi lên giường ngủ.

Hạn chế cho trẻ mặc tã khi đi ngủ

Mặc dù lớp bảo vệ này sẽ giúp việc dọn dẹp buổi sáng và vệ sinh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này có thể làm trẻ lười thức dậy vào ban đêm. Hãy sử dụng tã cho trẻ trong một số trường hợp đặc biệt như: đi chơi ngoài trời, ngủ ở nhà người khác,…

Hãy chỉ dùng tã nếu trẻ mong muốn, không cảm thấy khó chịu. Thông thường, bạn không nên cho trẻ mặc tã khi trẻ quá 8 tuổi.

Dạy trẻ cùng bạn dọn dẹp giường vào buổi sáng

Một cách trị đái dầm nữa là hãy để trẻ trở thành một người bạn đồng hành. Chúng có thể lấy khăn trải giường dơ và cho vào máy giặt. Việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy cần cố gắng từ bỏ thói quen đái dầm. Khi trẻ lớn hơn có thể thực hiện nhiệm vụ này một cách độc lập.

Dành cho trẻ lời khen

Hãy khen trẻ vào những lúc trẻ thức dậy với tấm chăn hoàn toàn khô ráo. Bạn có thể dán lên tờ lịch những ngôi sao vàng hoặc khuôn mặt hạnh phúc cho những ngày như vậy. Việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin và cố gắng hơn nữa.

Đừng la mắng trẻ

Hãy nhớ, tè dầm không phải là lỗi của trẻ. Hầu hết trẻ đều cảm thấy khá tội lỗi và xấu hổ về vấn đề này. Chính vì vậy, trẻ cần được hỗ trợ và khuyến khích, chứ không phải là sự la mắng từ bố mẹ. Hãy nhắn nhủ mọi người trong nhà không được trêu chọc trẻ. Nhà lúc nào cũng phải là nơi trú ẩn an toàn cho con bạn. Trừng phạt hoặc gây áp lực cho trẻ sẽ trì hoãn việc điều trị đái dầm. Ngoài ra, có thể tạo nên nhiều rối loạn cảm xúc ở trẻ sau này.

Cách trị đái dầm ở trẻ em từ 6 tuổi trở lên

Ngoài những cách trị đái dầm như trên, trẻ từ 6 tuổi trở lên đã có thể nhận thức thế giới xung quanh. Lúc này, việc bạn cần làm là khiến trẻ nhận thức được những việc mình cần làm vào ban đêm. Cụ thể, bạn có thể giúp trẻ:

Tập thói quen tự thức dậy vào ban đêm

Để giúp con bạn học cách đánh thức bản thân vào ban đêm, hãy khuyến khích trẻ tập làm những bước sau trước khi ngủ. 

  • Giả vờ nằm ngủ trên giường;
  • Giả vờ lúc này đang là nửa đêm và trẻ đang cảm thấy mắc tiểu;
  • Bàng quang của trẻ đang cố gắng đánh thức trẻ dậy: “Dậy nhanh đi bạn ơi, nếu không bạn sẽ bị ướt vì tè dầm đấy!”;
  • Sau đó, trẻ chạy vào phòng tắm và đi tiểu.

Cứ như vậy, tự trẻ sẽ hình thành thói quen phải thức dậy như thế này trong đêm.

Đánh thức trẻ vào ban đêm

Nếu trẻ không thể tự dậy đi vệ sinh, bố mẹ sẽ là người đánh thức bé dậy. Nhắc nhở trẻ đến giờ đi vệ sinh tại nhà vệ sinh [không phải trên giường].

Hãy thử nhiều cách, từ bật đèn, gọi tên, vỗ vào người trẻ hoặc bật đồng hồ báo thức. Nếu con bạn vẫn khó thức dậy, hãy thử lại sau 20 phút. Khi con bạn tỉnh dậy, hãy để trẻ tự đi vào nhà vệ sinh để hình thành thói quen. 

Cách trị đái dầm bằng đồng hồ báo thức

Nếu con bạn không thể tự thức dậy vào ban đêm, hãy dạy trẻ sử dụng đồng hồ báo thức. Đây là một cách trị đái dầm hiệu quả. Mốc thời gian báo thức là sau 3 hoặc 4 giờ từ khi con bạn đi ngủ. Hãy đặt nó ngoài tầm với của trẻ.

Hãy tập cho trẻ có thói quen đặt báo thức mỗi đêm. Đừng quên khen ngợi nếu con bạn thức dậy vào đêm hôm trước, ngay cả khi trẻ vẫn đái dầm.

Luôn khen ngợi, động viên trẻ bạn nhé!

Cách trị đái dầm bằng thuốc

Trong một số trường hợp, trẻ có thể được hỗ trợ tạm thời bằng cách dùng thuốc. Thuốc có tác dụng làm giảm sản xuất nước tiểu vào ban đêm hoặc làm tăng khả năng chứa nước tiểu của bàng quang. Tuy nhiên, bố mẹ nên nhớ là việc dùng thuốc phải đảm bảo an toàn và theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé.

Điểm hạn chế của các loại thuốc này là trẻ thường tái phát lại khi không dùng thuốc nữa. Những thuốc này chỉ giúp hỗ trợ tạm thời, chứ không chữa bệnh đái dầm. Do đó, nếu con bạn dùng thuốc thì vẫn nên sử dụng báo thức và học cách thức dậy vào ban đêm.

Khi nào nên đến bác sĩ chữa bệnh đái dầm cho trẻ?

Bạn nên đưa trẻ đến khám nếu xuất hiện những triệu chứng hay dấu hiệu sau:

  • Trẻ cảm thấy đau hoặc rát khi đi tiểu;
  • Trẻ tiểu lắt nhắt;
  • Trẻ đái dầm kể cả vào ban ngày;
  • Đái dầm xuất hiện sau khoảng thời gian dài không bị đái dầm;
  • Trẻ đã hơn 12 tuổi;
  • Trẻ hơn 6 tuổi và không cải thiện sau 3 tháng thực hiện những cách trị đái dầm trên.

Tóm lại, đái dầm là một vấn đề rất hay gặp ở trẻ. Phần lớn, trẻ có thể tự ý thức về thói quen đi tiểu ban đêm khi trẻ được 6 tuổi. Để giúp trẻ cải thiện tình trạng này, cha mẹ hãy là người bạn đồng hành tốt nhất. Nếu tình trạng này vẫn xảy ra dù bạn đã cố gắng với nhiều cách trị đái dầm, bạn có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn kĩ hơn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề