Tại sao trẻ em thích ăn thức ăn nhanh

Chất béo được dùng để rán thức ăn nhanh sẽ tích tụ dần trong cơ thể. Khi có ít năng lượng, con yêu sẽ không tham gia hoạt động thể chất, dẫn đến chứng béo phì cũng như nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, nếu bé bị thừa cân thì sự tự tin của con cũng dần biến mất đấy.

7. Rối loạn tiêu hóa

Hầu hết các nguyên liệu của thức ăn nhanh đều đã qua chế biến, xử lý. Vì vậy, trẻ ít được ăn chất xơ nên dễ bị táo bón, tăng cao nguy cơ rối loạn đường ruột, ung thư ruột già khi lớn lên.

8. Loãng xương, sâu răng

Trong quá trình phát triển cơ thể, con cần các dưỡng chất thiết yếu để phát triển xương và răng. Khi ăn thức ăn nhanh, con đã không được cung cấp đầy đủ chất và trọng lượng thừa của cơ thể có thể khiến con bị loãng xương. Còn đường có thể gây sâu răng cho con vĩnh viễn.

9. Bệnh tim

Phô mai là thành phần chính trong các món ăn vặt. Chất béo làm tăng mức cholesterol, lắng đọng lại ở trong tim là nguyên nhân gây bệnh tim, dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ rất cao.

10. Trí não kém hoạt động

Thức ăn nhanh thường thiếu chất dinh dưỡng giúp não tỉnh táo, dẫn đến việc trẻ không có khả năng tập trung thực hiện các nhiệm vụ, khả năng ghi nhớ thấp và giảm khả năng học tập.

Để tránh xa những hiểm nguy về sức khỏe của trẻ như trên, bạn hãy dành thời gian nấu cho con những bữa ăn ngon, hấp dẫn thay thế cho thức ăn nhanh nhé.

Thức ăn nhanh không tiện và tốt cho sức khỏe và trí tuệ của con như nhiều bố mẹ vẫn nghĩ

Vì sao thức ăn nhanh không tốt?

Ảnh hường đến sức khỏe: Trẻ ăn hơn 1 lần một tuần loại thực phẩm này không tốt cho sức khỏe. Ăn những loại thức ăn béo ngậy và chiên rán thơm lừng có thể làm trẻ tăng cân, béo phì và gây ra nhiều tác động xấu khác tới sức khỏe. Những loại bánh chiên nhiều dầu mỡ và nước ngọt sẽ gây ra những căn bệnh về đường tiêu hóa, thậm chí cả bệnh ung thư ruột kết.

Dễ gây “nghiện”: Thức ăn nhanh trong thành phần chủ yếu là thịt và dễ gây “nghiện”. Chúng ta có thể thấy, ăn thịt bò ngon khi ăn mỗi lần một ít trong sự điều độ, nhưng nó sẽ thành thói quen khi ăn thịt bò mỗi ngày. Các nghiên cứu chứng minh rằng những người chỉ ăn rau, thịt gia cầm, cá và số lượng nhỏ thịt bò thì có sức khỏe tốt hơn – họ có mức cholesterol thấp hơn, ít bị rối loạn tiêu hóa và ít bị ung thư ruột kết.

Đồ ăn nhanh rất dễ gây nghiện cho trẻ nhỏ

Ảnh hưởng tới khứu giác: Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh, thức ăn nhanh cản trở khứu giác con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. 

Nguy cơ mắc bệnh mạn tính: Thức ăn chiên như khoai tây chiên, gà chiên và cá chiên kẹp trong sandwich… cực kỳ nhiều chất béo, rất không tốt cho động mạch. Ăn fast food có nguy cơ bị các chứng bệnh tắc nghẽn động mạch, hội chứng ruột dễ bị kích thích, chứng táo bón, quá tải chất độc và tăng cân. Nếu bạn làm việc trong môi trường phải ngồi nhiều, thì các nguy cơ tăng gấp đôi.

Đồ ăn nhanh dễ khiến trẻ bị béo phì. Khi ăn thường xuyên các loại hamburger ngoài tiệm, trẻ dễ bị tăng cân. Tốt nhất bố mẹ nên làm hamburger ở nhà cho con ăn. 

Đồ ăn nhanh dễ khiến trẻ bị béo phì

Ảnh hưởng đến kết quả học tập

Theo nhóm chuyên gia của Đại học bang Ohio [Mỹ], những đứa trẻ khoảng 10 tuổi là khách hàng thường xuyên của McDonald’s, Burger King, Pizza Hut hay KFC, có thể có kết quả học tập giảm sút trong khoảng ba năm sau đó. Sự chênh lệch về điểm số giữa hai nhóm thường xuyên và không bao giờ ăn đồ ăn nhanh trong môn khoa học lần lượt là 79 và 83. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận ở môn toán hay các bài đọc hiểu.

Nghiên cứu cho thấy đồ ăn nhanh có thể làm giảm kết quả học tập của trẻ

Có hai giả thiết được đưa ra để giải thích cho tác động của đồ ăn nhanh đối với quá trình học của trẻ. Tình trạng thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt như sắt, liên quan đến tiêu thụ đồ ăn nhanh, sẽ làm chậm lại một số quá trình nhất định trong não bộ. Điểm số giảm sút và mất tập trung cũng có thể ảnh hưởng từ sự gia tăng lượng đường và chất béo.

Cai nghiện fast food từ từ cho con

Mẹ không nên cho con ăn quá 1 lần đồ ăn nhanh trong 1 tuần. Khi đó, bố mẹ cần lưu ý một số điều:

- Nên chọn đồ ăn luộc hoặc nướng hơn là đồ ăn rán.

- Nên chọn súp mà không có kem bơ.

- Nên chọn salad ít mỡ.

- Nên chọn nước sốt cà chua, mù tạt hơn là nước sốt Mayonnaise.

- Nếu có rau, nên chọn ăn nhiều rau.

- Nên uống nước, sữa ít chất béo hoặc soda ăn kiêng thay vì chọn soda thông thường, sữa...

Cách tốt nhất là hạn chế tối đa số lần bé muốn ăn đồ fast food. Cần một chế độ ăn hợp lý cho bé như tăng chế độ ăn có nhiều chất xơ, trái cây và rau; Ăn đúng giờ các bữa ăn thông thường; Tránh ăn liên tục, nhất là sau khi tan trường.

Lý tưởng nhất là mẹ hãy nấu món ngon ở nhà để bé hạn chế dần dần những lần ăn ngoài hàng, những lần đi ăn gà rán. Hãy đi dạo hoặc tập thể dục cùng bé để đốt cháy năng lượng dư thừa, mà mẹ con lại tình cảm và quấn quýt.

Phép thử con có bị nghiện fast food không?

Mẹ hãy làm phép thử để xem con có bị nghiện đồ ăn nhanh hay không. Nếu bé thèm những món ăn có vị ngọt, nhiều dầu và không thấy vui vẻ nếu không được ăn những món đó. Bé rất vui vẻ sau khi ăn đồ ăn nhanh như ăn gà rán, uống pepsi. Lúc nào bố mẹ hỏi muốn gì, thích được thưởng gì, câu trả lời duy nhất là fast food. Khi đó, bé đã bị nghiện đồ ăn nhanh.

GD&TĐ - Theo số liệu Viện Dinh dưỡng, tỉ lệ béo phì ở trẻ em tại nội TP.HCM đã vượt 50%, Hà Nội vượt 41%. Nhiều cha mẹ thường đưa trẻ đến các cửa hàng ăn nhanh như một phần thưởng khi trẻ đạt được điểm tốt ở trườ,ng

Để con có một nền tảng thể chất tốt, ngay từ nhỏ, cha mẹ hãy chú trọng rèn con nói không với đồ ăn nhanh. 

Tác hại của đồ ăn nhanh tới trẻ nhỏ

Đồ ăn nhanh hay còn gọi là fast food, dùng để chỉ các loại thức ăn được chế biến và phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi. Ngày nay, thức ăn nhanh là một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại, bận rộn, nó giúp nhiều gia đình tiết kiệm thời gian nấu nướng.

Chị Nga Chu [Long Biên, Hà Nội] chia sẻ, không khó để bắt gặp hình ảnh những bữa tiệc sinh nhật của trẻ nhỏ được tổ chức tại các cửa hàng bán đồ ăn nhanh. Cha mẹ vẫn vô tư để trẻ vừa ăn đồ tẩm bột chiên, vừa uống nước ngọt.

Nhiều cha mẹ thường đưa trẻ đến các cửa hàng ăn nhanh như một phần thưởng khi trẻ đạt được điểm tốt ở trường.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, TS.BS Mai Hằng [Viện Dinh dưỡng tự nhiên], thức ăn nhanh cung cấp năng lượng nhiều gấp 1,4 - 2,5 lần so với bình thường. Đó là chưa kể đến lượng nước ngọt mà trẻ nạp khi ăn thức ăn nhanh.

Những trẻ thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh có thể bị tăng cân nhanh, béo phì, thiếu các chất vitamin D, kẽm. Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến tim mạch, cao huyết áp, các vấn đề tăng trưởng xương, tăng nguy cơ mắc đái tháo đường ở trẻ.

“Đồ ăn nhanh thường có vị mặn hơn, mùi thơm hơn thức ăn thông thường nên nhiều trẻ thích ăn và ăn rất nhiều. Đồ ăn nhanh thường không có rau, trái cây và trong quá trình chế biến các vitamin có thể bị ảnh hưởng, chỉ còn cung cấp năng lượng. Từ đó dẫn đến việc nhiều trẻ ăn thức ăn nhanh thì thừa năng lượng nhưng lại thiếu dưỡng chất”, TS.BS Mai Hằng cảnh báo thêm.

Còn theo TS.BS Nguyễn Thị Tuyết Minh, Trung tâm Nghệ thuật Atelier Minh, nhiều trẻ nhỏ đến khám hay bị đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu nhưng không rõ nguyên nhân. Hỏi kỹ ra mới hay các bé ăn đồ chiên xào, đồ ăn nhanh quá thường xuyên.

Nhiều cha mẹ vì lý do bận bịu, nấu ăn ở nhà mất thời gian nên cứ đẩy trẻ đến quán ăn nhanh để mình “nghỉ khỏe”, như vậy là hại trẻ.

Do cấu tạo bộ gien trong cơ thể, người Việt tiêu thụ thực phẩm chủ yếu là gạo và rau củ quả, thịt cá. Nếu chỉ ăn một hoặc vài lần mỗi tháng để thay đổi khẩu vị, tránh sự nhàm chán trong bữa ăn thì có thể chấp nhận được. Nhưng việc sử dụng thường xuyên, liên tục thì dạ dày và đường tiêu hóa không chịu nổi, sẽ có hại cho sức khỏe lâu dài của trẻ nhỏ. 

Tuyệt chiêu “rèn” trẻ không nghiện đồ ăn nhanh

Chị Thu Thủy [Tây Hồ, Hà Nội] cho biết, ở nhà chị rất hạn chế cho con ăn đồ ăn nhanh mỗi tuần, không thưởng con bằng việc đưa con đi ăn đồ ăn nhanh. Nếu con muốn ăn thì chị sẽ tự mua nguyên liệu tươi về chế biến thay vì ăn ở cửa hàng. Chị cũng thường nói chyện với con về tác hại của việc lạm dụng đồ ăn nhanh để con biết và ý thức hơn về việc lựa chọn thực phẩm.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Tuyết Minh, việc hạn chế cho trẻ dùng đồ ăn nhanh sẽ mang lại lợi ích to lớn tới tương lai phát triển thể chất và cả tinh thần của trẻ. Để trẻ không nghiện đồ ăn nhanh, cha mẹ phải nghiêm khắc trong vấn đề ăn uống để rèn luyện ý thức cho trẻ, không thấy trẻ khóc, dỗi là lại chiều con.

Từ nhỏ, cha mẹ nên xây dựng cho con một thực đơn lành mạnh, đủ nhóm chất dinh dưỡng. Ngay từ khi trẻ đang tập ăn dặm, cha mẹ có thể giới thiệu những món ăn rau củ nhiều màu sắc đa dạng thay vì ăn đồ ăn nhanh hay đồ chiên nhiều dầu mỡ. Tuyệt đối không cho con thử các món đồ ăn nhanh rồi cho rằng đây chỉ là “đấm mồm đấm miệng” cho quen vị.

Những cái “tặc lưỡi” của người lớn, lâu dần thành quen sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện của trẻ và dễ khiến trẻ trở nên béo phì.

Trong khẩu phần dinh dưỡng của con, cha mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn đồ luộc, hấp thay vì đồ chiên xào. Đối với các thức uống giải khát, cha mẹ không nên khuyến khích, hãy đợi trẻ lớn mới cho thử dùng.

“Trước khi cho con dùng thử đồ ăn nhanh, nước ngọt có ga và đường, cha mẹ hãy chậm lại một chút để tự hỏi mình xem liệu món đó có thực sự tốt cho sức khỏe của con không, rồi hãy cho con dùng”, TS.BS Nguyễn Thị Tuyết Minh đưa ra lời khuyên.

Từ góc độ một chuyên gia dinh dưỡng, TS.BS Mai Hằng cho rằng, nếu cha mẹ biết cân bằng dinh dưỡng cho con thì sẽ không có chuyện trẻ nghiện đồ ăn nhanh. Còn đối với trẻ đã lỡ mê đồ ăn nhanh thì cha mẹ cũng phải kiên nhẫn cai nghiện dần cho con.

Đầu tiên, cha mẹ hãy giảm tần suất ăn đồ ăn nhanh trong tuần với mục tiêu không quá 1 lần/tuần và giảm dần những thức ăn chiên, xào. Bên cạnh đó, khi chọn thức ăn cho trẻ thì nên chọn thức ăn luộc, hấp hơn là chiên, xào, nên chọn súp không kèm kem bơ, salad ít mỡ, nước sốt cà chua thay cho nước sốt mayonnaise và nên uống thêm nước, sữa ít chất béo thay vì các loại nước ngọt.

Cha mẹ không nên mua cho trẻ một phần đồ ăn nhanh để ăn ngay sau khi tan trường và chờ bữa cơm chính ở nhà. Mặt khác, ở nhà cha mẹ cũng phải chọn cho trẻ chế độ ăn hợp lý với nhiều chất xơ, rau xanh.

Cha mẹ cũng có thể cùng con đi dạo, tập thể dục để trẻ đốt bớt năng lượng dư thừa. Ngoài ra, nếu có thể hãy để trẻ tham gia vào việc chuẩn bị bữa cơm gia đình để trẻ cảm thấy hứng thú hơn với việc ăn cơm nhà thay vì đi đến cửa hàng đồ ăn nhanh.

18/08/2022 22:37

GD&TĐ - Dù gần một tháng nữa mới đến tết Trung thu nhưng khu vực phố Hàng Mã đã ngập tràn sắc màu của đồ chơi, đây cũng là địa điểm lý tưởng của nhiều bạn trẻ đến để check-in với con đường đầy sắc màu.

18/08/2022 22:32

GD&TĐ - Những hình ảnh rạng rỡ, đẹp không tì vết gần đây của Nam Em khi xuất hiện trong vai trò làm giám khảo và đi từ thiện khiến fan trầm trồ.

18/08/2022 22:27

GD&TĐ - Nhiều buổi livestream bà Nguyễn Phương Hằng đã bàn về đời sống riêng tư của các nghệ sĩ như nghệ sĩ. Bà Nguyễn Phương Hằng thừa nhận thông tin mà bà có được và nói về 3 cá nhân này do tham khảo trên mạng, đọc báo, nằm mơ chứ chưa kiểm chứng.

18/08/2022 22:24

GD&TĐ - Đối tượng N.Q.V trú tại Vĩnh Phúc đã dùng mạng xã hội để phát video trực tiếp cùng những lời nói, bình luận xuyên tạc, không đúng sự thật để bôi nhọ chính quyền xã.

18/08/2022 22:23

GD&TĐ - Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố đối với ông Diệp Dũng [nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op] và 8 bị can khác về tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

18/08/2022 22:19

GD&TĐ - Trong 2 ngày 17-18/8, tại tỉnh Savanakhet [Lào], lực lượng bảo vệ biên giới các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và Savannakhet tổ chức Hội đàm thường niên năm 2022, trao đổi tình hình và ký kết biên bản ghi nhớ các hoạt động bảo vệ biên giới.

18/08/2022 21:56

GD&TĐ - Ngày 18/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 572/NQ-UBTVQH15 về hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.

18/08/2022 21:18

GD&TĐ -Bé trai sinh năm 2013 đạp xe từ Tuyên Quang xuống Hưng Yên tìm bố, giữa đường bị lạc đã may mắn được các chiến sỹ công an chăm sóc, giúp tìm gia đình.

18/08/2022 20:45

GD&TĐ -  Bên cạnh chuẩn bị về cơ sở vật chất, bồi dưỡng giáo viên…, các trường vùng khó đang nỗ lực, chủ động giải pháp để bảo đảm đủ sách giáo khoa cho học sinh.

18/08/2022 20:42

GD&TĐ - Bộ GTVT sẽ phối hợp chỉ đạo di dời cơ sở hạ tầng ga Hà Nội, ga Giáp Bát để bàn giao mặt bằng cho Hà Nội thực hiện dự án đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi.

18/08/2022 20:31

GD&TĐ - Dịp Lễ 2/9, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã xây dựng kế hoạch giải tỏa hành khách; xử lý nghiêm các đơn vị vận tải tự ý tăng giá cước khi chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt, thu tiền quá quy định.

18/08/2022 20:28

GD&TĐ - Chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam về tội Nhận hối lộ.

18/08/2022 20:26

GD&TĐ - Ngày 18/8, Geniebook-nền tảng công nghệ giáo dục [EdTech] hàng đầu Singapore với các giáo trình chuyên biệt dành cho các môn tiếng Anh, Toán và Khoa học chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam.

18/08/2022 20:14

GD&TĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang mới đây đã triệt xóa thành công nhóm đối tượng có hành vi núp bóng doanh nghiệp để hoạt động bảo kê, cưỡng đoạt tài sản của người dân tại khu vực chợ đầu mối.

18/08/2022 19:49

GD&TĐ - Quỹ Hỗ trợ phát triển tài năng Thành Nam [LHP Talents] được Bộ Nội Vụ cấp giấy phép thành lập số 700/QĐ-BNV vào ngày 4/6/2021 và công nhận Quỹ đủ điều kiện hoạt động với số thành viên đã đăng kí của Hội đồng Quản lý Quỹ theo QĐ số 898/QĐ-BNV vào ngày 19/08/2021.

18/08/2022 19:39

GD&TĐ -Chiều 18/8, nguồn tin của GD&TĐ cho hay, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình đã ký quyết định của Tỉnh ủy. Trong quyết định mới ký, ông Trần Hồng Quảng- Phó Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình không còn tên trong danh sách Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực của tỉnh này.

18/08/2022 19:30

GD&TĐ - Người dân ở Crimea đã công bố đoạn video cho thấy một đoàn xe khổng lồ kéo dài hàng km gồm các thiết bị quân sự di chuyển dọc theo cây cầu Crimea về hướng bán đảo này.

18/08/2022 19:06

GD&TĐ - Lực lượng Cảnh sát giao thông [CSGT] Công an tỉnh Quảng Bình đã tập trung xử lý các hành vi vi phạm: chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, cơi nới thùng xe.

18/08/2022 19:03

GD&TĐ - Theo báo cáo thường niên ngành “Thực phẩm và đồ uống” của Brand Finance 2022, thương hiệu Vinamilk đã được định giá 2,8 tỷ USD, tăng ấn tượng 18% so với năm 2021 và thăng hạng ở nhiều bảng xếp hạng lớn về giá trị và sức mạnh thương hiệu.

18/08/2022 18:45

GD&TĐ - Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, ngày 22/8 các cơ sở giáo dục sẽ ưu tiên cho các khối lớp đầu cấp đến trường để làm quen với trường lớp.

Video liên quan

Chủ Đề