Doanh thu lợi nhuận là gì

Doanh thu chính là cơ sở để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác và trung thực. Tuy nhiên, trong báo cáo doanh nghiệp, các số liệu liên quan đến doanh thu được xác định ở nhiều giá trị khác nhau như doanh thu thuần, doanh thu ròng. Không ít người vẫn thường hay nhầm lẫn giữa các thuật ngữ này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc phân biệt những loại doanh thu này và công thức tính cụ thể của chúng cũng như giới thiệu về một số chỉ số lợi nhuận quan trọng đối với doanh nghiệp. Hãy cùng theo dõi nhé!

Theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam [VAS] số 14, doanh thu được định nghĩa “Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong chu kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu.”

Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh thông qua việc bán sản phẩm hàng hóa của cá nhân hay tổ chức. Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm nhất định, qua đó đánh giá được hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra qua nhiều hoạt động khác nhau.

Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thu được từ việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động nội bộ hay các khoản thu bất thường. Trong đó:

  • Doanh thu từ cung cấp dịch vụ bán hàng: Là tất cả lợi nhuận thu được hoặc sẽ thu được từ việc mua bán hàng hóa, bao gồm toàn bộ các khoản thu chính và phụ thu [nếu có].
  • Doanh thu nội bộ: Là số tiền thu được từ việc bán sản phẩm, hàng hóa, tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc công ty/ tập đoàn.
  • Doanh thu hoạt động tài chính:
    • Thu nhập từ cho thuê tài sản,
    • Tiền lãi thu được từ các hoạt động gửi ngân hàng, cho vay, trả góp, đầu tư trái phiếu chính phủ hay tư nhân,…
    • Tiền lãi thu được từ chênh lệch lãi do chuyển nhượng vốn, bán ngoại tệ,
    • Tiền lãi thu được từ hoạt động giao dịch chứng khoán,
  • Doanh thu bất thường: Là khoản thu không thường xuyên, chỉ xảy ra trong một chu kỳ nhất định như: bán vật tư hàng hóa dư thừa, dụng cụ đã phân bố hết, các khoản phải trả nhưng vì lý do nào đó mà không cần trả, thanh lý tài sản,…

Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu

Doanh thu là một nguồn thu giúp doanh nghiệp chi trả những phát sinh liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh, sản xuất như chi phí thuê địa điểm hoạt động, phí, lệ phí và thuế cho cơ quan nhà nước. Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, còn được coi là một khoản dự trữ nguồn vốn sẵn có an toàn và hiệu quả cho doanh nghiệp

Thông thường, doanh thu được tính bằng giá sản phẩm nhân với số lượng hàng hóa bán ra. Tất cả các doanh nghiệp trên thị trường đều áp dụng công thức này để tính doanh thu. Công thức xác định doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ cụ thể như sau:

  • Đối với các công ty chuyên sản xuất: Doanh thu = đơn giá sản phẩm x sản lượng bán ra
  • Đối với các công ty cung cấp dịch vụ: Doanh thu = số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ x giá trung bình dịch vụ

Doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần

Doanh thu thuần hay lợi nhuận thực của doanh nghiệp, là phần doanh thu sau khi đã khấu trừ các loại chi phí và thuế. Các loại chi phí và thuế có liên quan như:

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế xuất nhập khẩu
  • Các khoản chiết khấu thương mại
  • Giảm giá hàng bán
  • Lợi nhuận thu được từ hàng bán bị trả lại.

Doanh thu thuần là khoản tiền mà doanh nghiệp được trực tiếp sử dụng. Thông qua việc xem xét số liệu của doanh thu thuần, doanh nghiệp sẽ xác định được tình hình tiêu thụ sản phẩm, khoản tiền thu về cũng như lợi nhuận trước và sau thuế. Qua đó, đánh giá được hoạt động kinh doanh là lỗ hay lãi nhằm điều chỉnh phương hướng kinh doanh kịp thời.

Doanh thu thuần được tính theo công thức tổng quát như sau:

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu

Trong đó:

  • Tổng doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ.
  • Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Các loại thuế như thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và các khoản chi khác như giảm giá hàng bán, khoản hàng bị trả lại, chiết khấu thương mại,

Doanh thu ròng là gì? Cách tính doanh thu ròng

Doanh thu ròng hay lợi nhuận ròng là khoản lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sau khi hoàn tất việc chi trả tất cả các chi phí thuế, hoạt động bảo trì, trích lập khấu hao và các hoạt động phi tiền mặt,…

Dựa vào kết quả của doanh thu ròng, các nhà đầu tư có thể đánh giá được lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các loại chi phí. Điều này, giúp chủ đầu tư dễ dàng đưa ra quyết định có nên mua cổ tức, cổ phần đầu tư vào doanh nghiệp hay không.

Công thức xác định doanh thu ròng:

Doanh thu ròng = Tổng doanh thu – Tất cả các chi phí về thuế, chi phí để sản xuất, kinh doanh và chi phí trả nợ

Một số chỉ số lợi nhuận quan trọng đối với doanh nghiệp

Lợi nhuận ròng hay thu nhập ròng, lãi ròng là phần lợi nhuận còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí hoạt động của doanh nghiệp bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp. Trên thực tế, việc tính lợi nhuận ròng có thể rất phức tạp trong các tổ chức lớn. Bởi vì doanh thu và chi phí được yêu cầu phải phân loại, phân bổ đúng với phạm vi cũng như nội dung làm việc cụ thể.

Lợi nhuận ròng là chỉ số hữu ích dành cho các chủ doanh nghiệp để đánh giá xem doanh thu của doanh nghiệp có vượt quá chi phí hay không. Chỉ số này thường được tìm thấy trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và cũng được coi là thước đo khả năng sinh lời của doanh nghiệp phổ biến

Lợi nhuận ròng được xác định bởi công thức:

Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – [10% VAT + 30% tổng chi phí hoạt động] – 20% thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong đó:

  • Tổng doanh thu của doanh nghiệp: Là phần tiền còn lại sau khi trừ đi tiền chiết khấu bán hàng và tiền hoàn lại.
  • Tổng chi phí hoạt động bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, giao hàng, chi phí mua bán, chi phí sản xuất, tiền thuê nhà, tiền lương cho nhân viên, tiền vay kinh doanh,…

Lợi nhuận gộp hay còn gọi là lãi gộp dùng để chỉ khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí doanh nghiệp. Hoặc hiểu một cách cụ thể hơn, lợi nhuận gộp chính là số tiền lãi thu được từ hoạt động kinh doanh sau khi đã trừ hết các chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm hay các chi phí liên quan tới việc cung cấp dịch vụ.

Bên cạnh đó, lợi nhuận gộp còn là thước đo năng suất của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý lao động. Xác định được lợi nhuận gộp sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng định hướng mục tiêu trong khi vẫn cân đối tài chính và quản lý sản xuất và kinh doanh.

Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì sẽ có cách xác định lợi nhuận gộp khác nhau cụ thể:

  • Đối với các doanh nghiệp buôn bán, lợi nhuận gộp là chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi phí nhập hàng.
  • Đối với các doanh nghiệp sản xuất, lợi nhuận gộp là chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi phí sản xuất hàng hóa.

Dựa theo định nghĩa, lợi nhuận gộp được xác định bằng công thức đơn giản như sau:

Lợi nhuận gộp [hay lãi gộp] = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận gộp thường đi cùng với tỷ lệ lợi nhuận gộp. Tỷ lệ lợi nhuận gộp được xác định bởi công thức:

Tỷ lệ lợi nhuận gộp [%] = [Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán] / Doanh thu thuần.

Hy vọng với những thông tin tổng hợp bởi Goland được chia sẻ trong bài viết trên đây phần nào giúp bạn đọc nắm được những kiến thức cơ bản nhất về doanh thu cũng như một số chỉ số khác có liên quan. Việc phân biệt rõ khái niệm cũng như công thức tính của từng loại doanh thu sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư đánh giá được chính xác thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó định hướng đúng mục tiêu và đạt được hiệu quả kinh doanh đã đề ra.

Video liên quan

Chủ Đề