Tại sao trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc

Trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc, làm phiền giấc ngủ của cả nhà là những điều hết sức bình thường khi còn nhỏ. Nếu không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì mẹ không cần lo lắng về hiện tượng này.

Tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc có thể nhìn theo hướng tích cực như sau: Mặc dù trẻ mới sinh gần như ngủ suốt ngày đêm nhưng thường thức giấc sau 2 giờ để bú vì đói. Khóc được xem như một báo hiệu về sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu tiên làm quen với cuộc sống thực tế.

Sau khi sinh bé có xu hướng khóc nhiều vào 2-3 tuần đầu tiên và đạt “mốc” ở tuần thứ 6-8. Thời gian sau đó bé giảm quấy khóc, khoảng tháng thứ 4. Trẻ sơ sinh sẽ hay khóc đêm vì đây là khoảng thời gian giải tỏa căng thẳng trong một ngày dài.

Tại sao trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc?

Dù bú bình hay bú mẹ thì trẻ từ mới sinh đến 1 tháng tuổi cũng ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú. Do vẫn còn quen không gian trong bụng mẹ nên bé chưa phân biệt được ngày và đêm. Vì vậy nhiều trẻ sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nếu trẻ không có triệu chứng bệnh lý liên quan.

Trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc nếu không phải do bệnh lý mẹ đừng quá lo lắng

Những trẻ ngủ quá nhiều, ngủ sâu ở giai đoạn đầu mới sinh cũng không phải là tốt. Tuy không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Sau 3 tháng 10 ngày, trẻ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm từ 6-8 giờ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ quấy khóc khi ngủ: 7 lý do thường gặp và cách xoa dịu con

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng não bộ của trẻ dù được 18 tháng cũng chỉ mới phát triển 25% so với não người lớn, phần còn lại đều đang trong giai đoạn định hình. Vì thế giấc ngủ của trẻ dưới 18 tháng thường chập chờn và giống với nếp sinh hoạt của bé khi còn là bào thai.

Trẻ cũng như người lớn, cũng có giấc ngủ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ ngủ không ngon giấc hay thức giấc và cử động.

Trẻ sơ sinh không chịu ngủ và trẻ khó ngủ về đêm là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh

Được lý giải là giấc ngủ có cử động mắt nhanh. Ở giấc ngủ ngắn này trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ REM. Tức là bé chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Những nguy hiểm khi trẻ hay quấy khóc vào ban đêm và cách khắc phục

2. Giấc ngủ chậm [Non-REM]

Loại giấc ngủ không cử động mắt nhanh có 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Buồn ngủ. Triệu chứng thường thấy là mí mắt sụp xuống, chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.
  • Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ. Trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình.
  • Giai đoạn 3: Ngủ sâu.
  • Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu.

Trong vài tháng đầu, trẻ có thể thức giấc khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại. Cụ thể khoảng hơn 22 giờ đêm; bé có thể ngủ rất sâu và sẽ có 2 lần thức giấc ở giai đoạn 2. Từ gần 23 giờ – 5 giờ sáng là những giấc ngủ không sâu, đồng thời xuất hiện những cơn mơ, xen lẫn những lần thức dậy ngắn. Từ 5 – 6 giờ sáng, bé ngủ sâu trở lại. Hiện tượng trẻ sơ sinh hay khóc đêm rất bình thường, mẹ không cần quá lo lắng nhé!

Khi được 6 – 10 tháng tuổi giấc ngủ của bé có thể bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tình trạng sức khỏe, thói quen hàng ngày hoăc bé đang mọc răng…

Mẹ nên làm gì khi trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc về đêm?

Việc bé thức dậy trong đêm và quấy khóc là mẹ không nên quá căng thẳng hay lo lắng. Vấn đề cần giải quyết lúc này là làm thể náo để bé ngủ ngon lại sau đó.

Vé hay khóc đêm đôi khi chỉ là để giải tỏa căng thẳng trong ngày

Nếu trước 22h bé đang ngủ mà giật mình thức dậy, khóc hay la hét thì rất có thể do một nhân tố nào đó bên ngoài tác động khiến trẻ sơ sinh hay khóc đêm vì cảm thấy bất an, hoảng loạn. Ví dụ như tiếng nói chuyện ồn ào, tiếng tivi quá lớn… Mẹ có biết mẹo để bé ngủ không giật mình là gì không? Chỉ cần tìm lại không gian yên lặng bé sẽ tự ru mình ngủ lại rất nhanh. Nếu trẻ vặn mình hay đứng lên trên cũi thì mẹ hãy nhẹ nhàng đặt bé nằm lại, không nên bế ẵm, ru hay nói chuyện với bé bởi thực ra lúc này bé vẫn đang ngủ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bé khóc đêm: Mặc kệ khóc chán, con sẽ tự ngủ thôi!

Một nghiên cứu về tình trạng trẻ thường xuyên khóc đêm đáng được chú ý năm 2011 chỉ ra rằng: Trẻ em không biết cách ngừng khóc cho tới khi chúng được ép chúng vào khuôn khổ. Bắt trẻ ngoan ngoãn tiếp tục đi ngủ vào ban đêm sẽ giúp cha mẹ cảm thấy yên tâm và thoải mái hơn nhưng vô hình chung lại tăng sự khó chịu trong bé khi bé hay khóc đêm.

Tập cho bé ngủ đêm đồng nghĩa với việc bé sẽ trải qua một chu kỳ mới: Cảm thấy thoải mái nhưng sau đó lại bị ức chế. Đến một mức độ nào đó, bé sẽ bộc lộ những ức chế đó bằng các phản ứng cực đoan như là khóc to lên.

Trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc có thể hiểu là một hiện tượng sinh lý tự nhiên. Cho dù bạn có cảm thấy phiền toái về những lần như vậy cũng nên tập thích ứng cũng như trẻ đang thích ứng với cuộc sống mới.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Giống như chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giấc ngủ hàng ngày cũng rất quan trọng, giúp bé phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, khó ngủ, trằn trọc khi ngủ làm cho chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến làm bé ngủ không sâu giấc và cách giải quyết phù hợp, mẹ tham khảo nhé!

Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc?

1. Trẻ bị thiếu can-xi

Thiếu can-xi là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc. Can-xi có vai trò cực kỳ quan trọng, nó được xem là “nền móng” cho sự phát triển của hệ xương, răng khỏe mạnh. Không chỉ còi xương, chậm lớn, trẻ bị thiếu can-xi còn thường hay hay giật mình khi ngủ, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc… Vì nếu thiếu can-xi, quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh khiến cho việc tạo giấc ngủ sâu bị ức chế, trẻ trở nên khó ngủ, ngủ hay mơ màng bất an…

Nguyên nhân trẻ khiến thiếu can-xi

– Không bổ sung đầy đủ canxi dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu hụt can-xi ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

– Sau khi sinh trẻ bị “cắt” nguồn can-xi đột ngột từ mẹ do đó cơ thể trẻ phải tự điều chỉnh.

– Trẻ không được bổ sung can-xi, vitamin D sau khi sinh cũng làm tăng nguy cơ bị thiếu can-xi trầm trọng.

– Chế độ dinh dưỡng “nghèo” can-xi.

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Cách khắc phục

– Khi mang thai, mẹ cần tích cực ăn uống nhiều thực phẩm có nguồn can-xi dồi dào như sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, rau chân vịt, súp lơ xanh… Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung canxi bằng viên uống nếu có sự chỉ định của bác sĩ.

– Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời bởi sữa mẹ có hàm lượng can-xi dồi dào và an toàn nhất cho bé.

– Thường xuyên tắm nắng cho trẻ sơ sinh để giúp cơ thể tổng hơp vitamin D hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa can-xi.

Page 2

Trẻ sơ sinh thường không hoàn toàn tuân theo sự định hướng chăm sóc do người lớn đề ra. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhẹ nhàng áp dụng một số quy tắc giúp cả bé lẫn mẹ được thư giãn và tận hưởng khoảng thời gian đầu đời đáng yêu này. Mỗi khi cảm thấy lo lắng vì bé ngủ quá ít, ăn quá nhiều hay bé quá ồn ào, hiếu động, bạn nên nhớ ngay đến 4 quy luật đơn giản sau đây!

Trung bình trong tháng đầu sau sinh, trẻ ngủ 16,5 tiếng mỗi ngày. Bạn nên biết rằng 16,5 tiếng/ngày chỉ là con số bình quân và con bạn hoàn toàn có thể ngủ nhiều hoặc ít hơn thế. Điều đó có nghĩa là đôi khi con bạn chỉ ngủ 12 tiếng/ngày, trong khi bé nhà cô bạn thân khò khò đến 19 tiếng/ngày. Bạn đừng quan tâm quá mức đến việc con ngủ ít hay nhiều, vì thước đo nằm ở chỗ bé có khỏe mạnh và vui vẻ không, chứ không ở ngưỡng thời gian bé ngủ thấp nhất hay cao nhất.

>>> Xem thêm: Giấc ngủ trẻ sơ sinh: Từ lúc mới sinh đến 3 tháng tuổi

2. Trẻ sơ sinh cần bú đều đặn theo giờ

Giống như các bộ phận nhỏ xinh khác trên cơ thể, bao tử của trẻ sơ sinh cũng rất bé. Bạn đừng hy vọng nhanh chóng tập được cho trẻ bú sữa trước khi lên giường và ngủ một mạch tới sáng. Trẻ sơ sinh cần bú ít nhất mỗi 2-4 tiếng và trẻ có thể ngủ liên tục dài nhất là 5 tiếng đồng hồ trong đêm.

>>> Xem thêm: Giấc ngủ trẻ sơ sinh: Từ 9 đến 12 tháng tuổi

Vậy làm sao để biết khi nào trẻ thức giấc đòi bú, hay chỉ đơn thuần là trẻ đã ngủ đủ giấc hoặc trẻ đang trong giai đoạn chuyển tiếp của giấc ngủ?

Thông thường, trẻ sẽ cất tiếng để ra hiệu rõ ràng cho bạn biết bé đang muốn gì. Song khi ngủ, bé hay phát ra nhiều âm thanh như thút thít, khụt khịt, ư ử, khóc rền rĩ từng hồi hoặc thét ầm lên… Bạn cần tập nhận biết dần đâu là tín hiệu trẻ đòi bú để đáp ứng kịp thời cơn đói của trẻ hay cứ để trẻ ngủ tiếp.

Bạn cần học cách phân biệt những tiếng động khi ngủ của trẻ

3. “Giấc ngủ hiếu động” của trẻ sơ sinh

Trái với lầm tưởng của nhiều người, những bé sơ sinh không khi nào chịu ngủ yên hàng giờ liền cả. Các bé thường xuyên trằn trọc và thức giấc rất thường xuyên. Đó là vì khoảng một nửa thời gian ngủ của trẻ diễn ra trong các chu kỳ ngủ mơ [giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh REM].

Vào cuối mỗi chu kỳ ngủ mơ, trẻ thường thức giấc ngắn và thỉnh thoảng có thể khóc chút ít trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo của giấc ngủ. Càng lớn, trẻ sẽ càng ít ngủ mơ hơn, thay vào đó là thời gian ngủ sâu và êm hơn.

4. Trẻ sơ sinh ngủ hay phát ra tiếng động

Tiếng trẻ sơ sinh thở khi ngủ có thể bất thường do những quãng ngừng thở ngắn, không đáng ngại. Hầu như cha mẹ nào cũng từng lo sợ đến mức phải ghé mặt vào nôi để lắng nghe xem trẻ có dấu hiệu rắc rối gì về hô hấp không.

Để đánh giá đúng tình huống, bạn cần biết một bé sơ sinh bình thường có nhịp thở khoảng 40 lần/phút khi thức, và số nhịp thở của bé giảm chỉ còn một nửa khi ngủ. Hoặc trẻ cũng có thể đột nhiên ngừng thở dưới 10 giây, rồi thở nhanh và nông suốt 15-20 giây sau đó. Bạn đừng quá lo lắng, dần dần não trẻ sẽ hoàn thiện cơ chế điều chỉnh hơi thở tốt hơn.

>>> Xem thêm: Giấc ngủ trẻ sơ sinh: Đồ mồ hôi trộm, ngáy và khịt mũi khi ngủ

Nếu con đang phát ra những âm thanh sau đây khi ngủ, bạn cũng đừng lo lắng quá nhé, nó chỉ là những âm thanh thông thường mà thôi.

– Tiếng nấc: Đôi khi dịch nhầy trong mũi gây cản trở đường thở, khiến trẻ bị nấc. Bạn có thể làm sạch mũi cho bé dễ thở bằng dụng cụ hút mũi trẻ em.

– Tiếng huýt gió: Trẻ sơ sinh chỉ thở bằng mũi và không thở bằng miệng. Điều này giúp trẻ vừa hít thở, vừa bú cùng một lúc. Nhưng chiếc mũi bé xíu với đường thở hẹp dễ bị dịch nhầy hoặc thậm chí là sữa khô cản trở, gây ra tiếng huýt gió kỳ quặc.

– Tiếng ừng ực: Không có gì bí hiểm cả, trẻ chỉ đang nuốt nước miếng làm sạch cổ họng mà thôi.

Ngược lại, nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng rắc rối nào sau đây, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay:

– Thở gấp: Nhịp thở lên đến hơn 70 nhịp/phút và ngày càng tăng.

– Khò khè liên tục: Trẻ phát ra tiếng khò khè sau mỗi nhịp thở do phải vật lộn để mở đường thở bị nghẹt.

– Hai cánh mũi phồng lên nhiều do phải cố gắng hít thở.

– Cơ ngực và cổ bị co rút thấy rõ một cách khác thường.

Tất cả những dấu hiệu kể trên đều cho thấy trẻ gặp vấn đề về hô hấp, bạn nên lưu ý cẩn thận nhé!

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề