Tại sao trời màu vàng

Trang chủTai-saoVì sao bầu trời có màu xanh? và nắng có màu vàng?

Đăng nhận xét

Có một đứa trẻ đã hỏi tôi như thế. Rằng vì sao bầu trời màu xanh và nắng lại màu vàng? - Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại làm tôi bối rối vì chẳng biết giải thích thế nào để "thoả mãn" cho đứa trẻ đó. Thật khó khi giải thích một điều gì đó với một đứa trẻ. Vì khi ta trả lời được một câu, thì chúng sẽ hỏi ta thêm... vô số câu hơn nữa. :]]
Nếu vô tình bạn gặp phải một đứa trẻ hỏi câu hỏi như thế, liệu bạn sẽ trả lời thế nào? Bầu trời màu xanh là do hiện tượng hấp thụ ánh sáng Rayleigh [những ánh sáng có tần số cao dễ bị hấp thụ hơn những bước sóng có tần số thấp]. Khi ánh sáng chiếu qua bầu khí quyển, phần lớn những ánh sáng có bước sóng dài lọt thẳng qua, những ánh sáng có bước sóng ngắn như ánh sáng đỏ, cam và vàng, bị ảnh hưởng bởi không khí. Phần lớn những ánh sáng có bước sóng ngắn bị các phân tử khí hấp thụ. Những tia sáng màu xanh bị hấp thụ sau đó sẽ phát xạ ra nhiều hướng, rải rác khắp bầu trời. Đây chính là lý do vì sao bạn thấy bầu trời có màu xanh. Khi nhìn gần hơn về phía chân trời, bầu trời dường như nhạt màu hơn. Bởi để có thể truyền tới bạn, những tia sáng màu xanh phải xuyên qua một lớp không khí dày hơn. Một vài tia sáng thậm chí còn phát xạ theo hướng khác, vì thể những tia sáng xanh bạn nhìn thấy ít đi. Và đó là lý do vì sao bầu trời gần đường chân trời lại nhạt màu, thậm chí là có màu trắng.

Vì sao Mặt trời có màu vàng?

Nguyên nhân là khi chiếu xuống Trái đất, nơi có bầu khí quyển bao quanh, những tia sáng có bước sóng ngắn như tia sáng xanh và tím đều đã bị tán xạ. Những tia sáng có màu còn lại truyền xuống Trái đất tổng hợp nên màu vàng đặc trưng cho Mặt trời.

Tags

Theo cho The Guardian. Những đám mây màu xanh lá cây và màu vàng từ lâu được coi là ảo ảnh quang học hơn là sự thay đổi màu sắc thực sự.

Năm 1995, một nhà khí tượng học tên là Frank Gallagher đã giải quyết bí ẩn này cho luận án của mình tại Đại học Oklahoma, Scientific American cho biết. Ông đã sử dụng một máy quang phổ, một công cụ đo màu sắc và cường độ ánh sáng, để thực hiện các phép đo từ một cơn bão sắp tới, và nhận thấy rằng màu sắc của bầu trời đã thực sự thay đổi. Vẫn còn một số tranh luận tại sao điều này xảy ra. Một số nhà khoa học nghĩ rằng những đám mây dày có thể đang phản chiếu màu sắc của những cánh đồng bên dưới, nhưng Gallagher đã đo ánh sáng trên cánh đồng lúa mì xanh nhạt, và một lần nữa đối với lớp đất đỏ của cánh đồng mới được cày xới, và nhận thấy rằng màu sắc không trùng khớp với nhau. . Giả thuyết rằng những đám mây hoạt động như một bộ lọc ánh sáng là có ý nghĩa nhất, nhưng khoa học vẫn chưa tìm ra mối liên hệ trực tiếp giữa hiện tượng này và thời tiết khắc nghiệt sắp tới. Sự khôn ngoan thông thường khuyên mọi người nên tìm nơi trú ẩn nếu những đám mây phía trên chuyển sang màu vàng kỳ lạ.

Mặt Trời có màu gì? 99% người được hỏi đều trả lời rằng Mặt trời có màu vàng và đây là đáp án không chính xác. Sự thật là Mặt trời của chúng ta có màu trắng.

Ánh sáng mà Mặt trời phát ra mang mọi màu sắc mà mắt người nhìn thấy được gồm đỏ, cam, vàng, xanh, lam, tím, xanh lá cây. Tất cả các bước sóng ánh sáng này kết hợp với nhau sẽ tạo ra ánh sáng trắng.

Theo các chuyên gia, bầu khí quyển của Trái đất là nguyên nhân khiến ánh sáng của Mặt trời cũng như hầu hết ánh sáng từ các ngôi sao khác chuyển thành màu vàng.

Nếu bạn chưa biết thì, chúng ta nhìn thấy các màu sắc khác nhau là kết quả của các bước sóng khác nhau của ánh sáng được lọc ra trước khi tới mắt chúng ta.

Bước sóng ánh sáng tương ứng với các màu sắc mà mắt người có thể nhìn thấy được.

Ánh sáng đi vào bầu khí quyển của chúng ta sẽ bị gián đoạn bởi các hạt khí [có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với bước sóng của ánh sáng] dẫn tới hiện tượng gọi là tán xạ Rayleigh.

Ánh sáng có bước sóng dài hơn như vàng, cam và đỏ khi vào khí quyển ít bị tán xạ hơn nên khu vực màu vàng của quang phổ được biểu diễn nhiều nhất. Điều này khiến con người dễ nhìn thấy Mặt trời có màu vàng.

Vào lúc bình minh và hoàng hôn, hai thời điểm Mặt Trời nằm ở vị trí thấp hơn đường chân trời. Ánh sáng phải vượt qua nhiều lớp khí quyển hơn để tới Trái đất và chỉ có ánh sáng đỏ và cam ít bị tán xạ là có thể chiếu tới mắt chúng ta. Vì vậy, vào lúc bình minh và hoàng hôn chúng ta sẽ nhìn thấy Mặt trời có màu đỏ.

Ở trong không gian ví dụ như trạm vũ trụ quốc tế ISS, nơi tầm nhìn của bạn không bị làm phiền bởi bầu khí quyển Trái đất, bạn sẽ nhìn thấy Mặt trời có màu trắng.

Hiện tượng tán xạ ánh sáng cũng chính là nguyên nhân khiến chúng ta thấy bầu trời có màu xanh.

Tại sao mặt trời buổi trưa lại có màu trắng rồi biến thành màu đỏ lúc bình minh và hoàng hôn?

Mới lúc bình minh, ta còn thấy Mặt trời mang trên mình màu hồng cam ngọt ngào, nhưng chỉ vài tiếng sau đã chuyển thành màu trắng đến lóa mắt và cuối cùng là màu đỏ rực rỡ khi chiều tà.

bạn có thể bấm vào đây để xem và ủng hộ cho tác giả nha: //bit.ly/3tjPNBu

Thực chất, mặt trời có màu đỏ khi mọc và lặn là do hiện tượng tán xạ của ánh sáng trong khí quyển. Ánh sáng mặt trời hoàn toàn có màu trắng bởi đó là sự kết hợp của tất cả bảy màu sắc của cầu vồng, tất cả đều có bước sóng khác nhau.

Khi ánh sáng mặt trời đến Trái đất và qua bầu khí quyển, ánh sáng có bước sóng ngắn hơn sẽ có xu hướng bị tán xạ, ngược lại các màu có bước sóng dài hơn ít bị tán xạ và dễ dàng đi xuyên qua hơn.

Bên cạnh đó, vào thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh, ánh sáng mặt trời phải đi xuyên qua lượng khí quyển dày nhất trước khi đến mắt người quan sát, cũng là lúc những ánh sáng thiên về màu xanh bị tán xạ nhiều nhất. Do đó, vào những thời điểm này, ta sẽ thấy mặt trời và bầu trời có màu đỏ cam rực rỡ.

Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng trong trường hợp này. Khi mặt trời đi gần lên thiên đỉnh, ánh sáng mặt trời sẽ xuyên qua lượng khí quyển ít nhất để đến được mắt người quan sát trên bề mặt Trái đất. Điều này có nghĩa là những tia sáng này không có cơ hội va vào nhiều hạt cấu thành của khí quyển.

Do đó, tất cả các màu của ánh sáng mặt trời đến mắt người quan sát với cường độ gần như bằng nhau. Sự kết hợp của tất cả các bước sóng này tạo cho mặt trời một màu trắng chói mắt.

Như vậy, mặt trời có màu đỏ vì ánh sáng đỏ xuyên qua bầu khí quyển tốt hơn các màu khác, đó chính là lý do những thiên thể có thể nhìn thấy từ Trái đất sẽ có màu đỏ hoặc cam, tùy thuộc vào thời gian trong ngày và vị trí của chúng trên bầu trời.

Bố mẹ bạn, bạn bè bạn, anh chị em, những người thân khác, chắc chắn hầu hết trong số họ vẫn còn lầm tưởng nhiều điều về khoa học, vũ trụ hay vật lý.

Không có gì quá ngạc nhiên, khi mà hấu hết các thông tin khoa học chúng ta tiếp nhận tới từ nhiều nguồn không chính thống khác nhau, qua truyền miệng, các chương trình giải trí thay vì tài liệu nghiên cứu chính thống. Trong đó có không ít điều nghe thì hợp lý, nhưng thực tế lại không như các bạn nghĩ.

Dưới đây là một số niềm tin ngớ ngẩn phản khoa học mà nhiều người trong chúng ta vẫn truyền miệng cho nhau.

1. Mặt trời có màu vàng

Nheo mắt lại, và nhìn vào mặt trời , bạn sẽ thấy nó màu vàng. Nhưng thực tế mặt trời có màu trắng.

Bầu khí quyển của Trái Đất làm ánh sáng của Mặt Trời chuyển thành màu vàng, và hầu hết ánh sáng từ các ngôi sao khác cũng như vậy. Khí quyển bẻ cong ánh sáng, tạo ra hiệu ứng tán xạ Rayleigh, đây cũng là nguyên nhân khiến bầu trời có màu xanh, và ánh nắng rực rỡ màu đỏ lúc chiều tà.

Bởi vậy, nếu bạn ở ngoài vũ trụ, như các phi hành gia, bạn sẽ thấy ngôi sao lớn Mặt Trời có màu trắng chứ không phải nắng vàng như dưới mặt đất đâu. Phim nào lấy bối cảnh ngoài vũ trụ mà mặt trời vẫn màu vàng là sai nhé.

2. Sahara là sa mạc lớn nhất thế giới

Thực ra, không phải sa mạc nào cũng nóng và nhiều cát, dù từ "sa" trong sa mạc mang nghĩa là cát. Chúng chỉ cần khô và khắc nghiệt thì được coi là sa mạc rồi. [Đây là định nghĩa của các nhà khoa học về từ Desert trong tiếng Anh]

Nam Cực phù hợp với điều đó, nó chỉ nhận được hơn 30ml nước mưa mỗi năm và không nhiều loài động vật có thể sống tại đây. Nam cực rộng tới gần 14 triệu km vuông, so với 8,3 triệu km vuông của Sahara, bởi vậy sa mạc bao la rộng lớn nhất thế giới phải là Nam Cực, một nơi vô cùng lạnh giá.

3. Cuộc gọi di động thực hiện nhờ vào vệ tinh ngoài vũ trụ

Đúng, nhưng chỉ trong trường hợp bạn sử dụng "điện thoại vệ tinh", loại mà quân đội sử dụng tại các chiến trường xa xôi. Còn điện thoại di động và sóng di động thì khác.

Điện thoại di động sử dụng sóng vô tuyến, thiết bị đầu cuối có nhiệm vụ tìm kiếm và chuyển tiếp dữ liệu tới tháp di động gần nhất. Khi bạn thực hiện cuộc gói, tín hiệu sẽ truyền qua tháp gần nhất, tới nhiều tháp tín hiệu khác, trong một mạng lưới tín hiệu cực lớn, cuối cùng tới máy người nghe.

Thực tế, vệ tinh vẫn đóng vai trò truyền tín hiệu trong một số ít cuộc gọi, chỉ chiếm khoảng 1%. Số 99% cuộc gọi còn lại đi qua cáp ngầm dưới biển và lòng đất.

Bạn có bao giờ nghĩ rằng Mặt trời thực chất có màu xanh lục? Điều này phần nào là sự thật. Không phải đôi mắt đánh lừa bạn mà Mặt trời cũng mang màu vàng, xanh lam và đỏ.

"Toàn bộ Mặt Trời, bao gồm tất cả các lớp bên trong của nó, đều phát sáng. 'Màu sắc của Mặt trời' là phổ màu sắc có trong ánh sáng Mặt trời, vốn phát sinh từ sự tác động lẫn nhau đầy phức tạp từ tất cả các thành phần của Mặt trời", Christopher Baird, phó giáo sư vật lý tại Đại học West Texas A&M ở Canyon, Texas cho biết.

Điều này có nghĩa, nếu muốn tìm hiểu Mặt trời có màu gì, chúng ta cần phân tích các tia sáng của ngôi sao này và định lượng chúng ngay trên Trái đất.

Về cơ bản, có nhiều cách khác nhau để làm điều này. Tuy nhiên, hầu hết các cách này đều không cần tới các thiết bị công nghệ cao. Trên thực tế, trẻ em cũng có thể thực hiện một số thí nghiệm phân tích tia sáng của Mặt trời.

"Các màu bên trong chùm ánh sáng có thể dễ dàng được xác định bằng cách cho chùm tia qua một chiếc lăng kính. Công cụ cầm tay rẻ tiền này phát tán chùm ánh sáng thành các màu đơn thuần khác nhau. Mỗi màu đơn thuần lại có một tần số sóng riêng biệt", phó giáo sư Baird nói với Live Science.

Đây cũng là lý do tại sao các nhà khoa học có xu hướng sử dụng các từ "màu sắc" và "tần số" thay thế cho nhau, bởi mỗi màu sắc bên trong ánh sáng Mặt Trời được xác định bởi tần số của nó. Đối với ánh sáng mà mắt người nhìn thấy được, màu đỏ có tần số thấp nhất và màu tím có tần số cao nhất. Dải màu, hoặc tần số trong chùm ánh sáng được gọi là quang phổ.

Khi hướng các tia sáng của Mặt Trời qua một lăng kính, chúng ta thấy tất cả các màu của cầu vồng đi ra từ đầu kia. Điều đó có nghĩa là chúng ta nhìn thấy tất cả các màu mà mắt người có thể nhìn thấy được.


Mặt trời là sự tổng hợp của nhiều màu sắc mà con người sẽ nhìn thành màu trắng.

Về cơ bản, Mặt trời là sự tổng hợp của nhiều màu sắc mà con người sẽ nhìn thành màu trắng. Nhưng đó là khi bạn ở ngoài khí quyển và nhìn Mặt trời ở những nơi như Trạm Vũ trụ Quốc tế [ISS].

Dưới Trái đất, Mặt trời trông vàng hơn do ảnh hưởng của khí quyển. Nhưng tại sao con người lại thấy Mặt trời màu trắng?

Theo NASA, lý do là ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh mang mọi màu sắc nhìn thấy được, từ đỏ đến xanh lam. Vậy nếu thực chất Mặt trời có đủ màu và bạn sẽ chỉ thấy màu trắng, tại sao có thể nói Mặt trời màu xanh lục?

Nguyên nhân là trong ánh sáng nó phát ra phần màu xanh lục của quang phổ là mạnh nhất, cụ thể hơn là phần gần mới màu xanh lam. Do đó, nếu xét ánh sáng mạnh nhất, bạn có thể nói Mặt trời là một ngôi sao xanh.

Cập nhật: 08/01/2021 Theo VNE/Pháp luật và bạn đọc

Nếu được hỏi Mặt trời có màu gì, chắc chắn phải đến 99,99% bạn trả lời rằng Mặt trời có màu vàng, phải không?

Nhưng sự thật thì không phải như vậy đâu.

Mặt trời của chúng ta thực chất có màu trắng. Chỉ là khi nheo mắt lại và nhìn vào Mặt trời, bạn sẽ thấy nó có màu vàng.

Theo các chuyên gia, chính bầu khí quyển của Trái đất đã làm ánh sáng của Mặt trời chuyển thành màu vàng, và hầu hết ánh sáng từ các ngôi sao khác cũng như vậy.

Cần nói thêm rằng, những màu sắc khác nhau mà chúng ta nhìn thấy là kết quả của các bước sóng khác nhau của ánh sáng được lọc ra trước khi tới mắt chúng ta.

Khi ánh sáng đi vào bầu khí quyển của chúng ta, hành trình của nó bị gián đoạn bởi các hạt khí. Những hạt khí này nhỏ hơn rất nhiều so với bước sóng của ánh sáng mà nó làm gián đoạn, dẫn tới hiện tượng gọi là tán xạ Rayleigh.

Bước sóng ánh sáng tương ứng với các màu sắc mắt người có thể nhận biết được

Tán xạ Rayleigh [gọi tên theo nhà vật lý Lord Rayleigh] là một loại tán xạ ánh sáng bởi các hạt hay vùng không đồng nhất trong môi trường có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với bước sóng của ánh sáng. Kiểu tán xạ này làm lệch hướng mạnh các tia sáng có bước sóng ngắn.

Có nghĩa là tia sáng có bước sóng càng ngắn [như ánh sáng màu xanh] thì sự tán xạ lại càng mạnh hơn; ánh sáng bước sóng dài [ánh sáng màu đỏ] thì tán xạ ít hơn.

Việc kết hợp tất cả các bước sóng ánh sáng lại - đỏ, cam, vàng, xanh, lam, tím, xanh lá cây - chúng ta có ánh sáng trắng.

Đây cũng chính là lý do tại sao chúng ta thấy bầu trời có màu xanh, ánh nắng rực rỡ có màu đỏ lúc chiều tà và Mặt trời lại có màu vàng.

Tuy nhiên, nếu 1 lần được bay vào không gian mà không có bị làm phiền bởi bầu khí quyển Trái đất, bạn sẽ thấy Mặt trời thực ra có màu trắng ngay trước khi mắt bạn bị thiêu đốt.

Nguồn:thoughtco

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề