Tại sao việt nam không được đá world cup

Vì sao Việt Nam không được đá World Cup chắc hẳn nhiều bạn đã biết rất rõ. Tuy nhiên, thực tế vẫn có không ít bạn đọc chưa hiểu rõ lý do. Bằng chứng là trên công cụ tìm kiếm Google vẫn có nhiều lượt tìm kiếm các từ khóa liên quan. Vậyhãy cùng đội ngũ biên tập viên24h Thông Tinchúng tôi tìm hiểu về vấn đề này.

Bạn đang xem: Tại sao việt nam không được tham gia world cup

Điều kiện để tham gia World Cup là gì?

FIFA World Cup, hay còn gọi là Giải vô địch bóng đá thế giới, được xem là giải đấu ở cấp độ cao nhất của “môn thể thao vua” đồng thời cũng là giải đấu được theo dõi nhiều và rộng rãi nhất trên toàn thế giới, vượt qua cả Thế vận hội Olympic. Do đó bất cứ đội tuyển bóng đá quốc gia nào cũng đều hy vọng được góp mặt ở vòng chung kết của giải đấu này với mong muốn giành lấy vinh quang về cho tổ quốc. Khi xem các vòng chung kết World Cup, có nhiều bạn đọc sẽ thắc mắcvì sao Việt Nam không được tham gia World Cup?

Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu xem lý do vì sao Việt Nam không được tham dự World Cup, chúng ta sẽ cùng điểm qua một chút về điều kiện để tham dự World Cup là gì?FIFA World Cup hay vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới là tên gọi của giải đấu có cấp độ cao nhất trong bóng đá, được tổ chức 4 năm 1 lần và quy tụ những đội tuyển bóng đá nam đến từ các quốc gia thành viên thuộc Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA [Fédération Internationale de Football Association]. Giải đấu này bao gồm 32 đội thi đấu trong thời gian khoảng 1 tháng.Để tham dự vào vòng chung kết World Cup, các đội sẽ phải thỏa mãn một trong hai điều kiện:

► Là đội tuyển của nước chủ nhà tổ chức vòng chung kết World Cup năm đó.

►Giành được suất thi đấu vào vòng chung kết World Cup.

Để giành được suất thi đấu vào vòng chung kết World Cup, các đội tuyển sẽ phải trải qua một vòng đấu loại, được gọi là vòng loại FIFA World Cup, diễn ra trong 3 năm trước khi vòng chung kết World Cup diễn ra.Vòng đấu loại được tổ chức bằng cách nhóm các quốc gia ở cùng một khu vực thuộc 06 khu vực lục địa của FIFA đồng thời được giám sát bởi liên đoàn bóng đá tương ứng. Đối với từng khu vực, FIFA sẽ quyết định số lượng suất tham dự vòng chung kết cụ thể, dựa trên số đội cũng như sức mạnh của các liên đoàn bóng đá. Cụ thể như sau:

►Vòng loại khu vực châu Phi có 5 suất tham dự và được giám sát bởi Liên đoàn bóng đá châu Phi CAF [Confédération Africaine de Football].

►Vòng loại khu vực châu Á có 4 - 5 suất tham dự và được giám sát bởi Liên đoàn bóng đá châu Á AFC [Asian Football Confederation].

►Vòng loại khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe có 3 - 4 suất tham dự và được giám sát bởi Liên đoàn bóng đá CONCACAF [Confederation of North, Central American and Caribbean Association Football].

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Dùng Whey Như Thế Nào Để Tăng Cơ Giảm Mỡ Hiệu Quả?

►Vòng loại khu vực Nam Mỹ có 4 - 5 suất tham dự và được giám sát bởi Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ CONMEBOL [Confederación Sudamericana de Fútbol]

►Vòng loại khu vực châu Đại Dương có 0 - 1 suất tham dự và được giám sát bởi Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương OFC [Oceania Football Confederation].

►Vòng loại khu vực châu Âu có 13 suất tham dự và được giám sát bởi Liên đoàn bóng đá châu Âu UEFA [Union of European Football Associations].

Số suất tham dự dao động đại biểu cho việc có 1 đến 2 suất tham dự được tính cho những người chiến thắng trong trận đấu play off liên lục địa. Chẳng hạn như nhà vô địch vòng loại khu vực châu Đại Dương thường sẽ phải cùng đội đứng thứ 5 ở vòng loại khu vực châu Á thi đấu một trận play off để giành suất vào vòng chung kết FIFA World Cup.

Tại sao Việt Nam không được tham dự World Cup?

Từ điều kiện trên, chúng ta có thể thấy rằng để tham dự vòng chung kết World Cup, đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam sẽ phải lọt vào danh sách 4 đội đứng đầu vòng loại khu vực châu Á hoặc lọt vào danh sách 5 đội đứng đầu vòng loại đồng thời đánh bại được các quốc gia ở các khu vực khác trong trận đấu play off liên lục địa.

Tuy nhiên đây thực sự là một “bài toán khó” khi mà ở châu Á đã có 04 đội tuyển thường xuyên nằm trong danh sách các đội góp mặt ở vòng chung kết World Cup là Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran và Australia. Đây là những đội tuyển mạnh, có trình độ cao hơn hẳn so với các đội tuyển thuộc những quốc gia còn lại.Bên cạnh đó, để có thể lọt được vào top 5, đội tuyển quốc gia Việt Nam còn phải vượt qua những đội bóng vốn được đánh giá là nhỉnh hơn chúng ta như Thái Lan, Uzbekistan, CHDCND Triều Tiên, Qatar, Syria, Trung Quốc,….Do đó có thể nói rằng đội tuyển quốc gia Việt Nam sẽ còn phải nỗ lực rất nhiều mới có hy vọng tham dự vòng chung kết của giải đấu danh giá nhất hành tinh.

Trên đây là một số thông tin về điều kiện để tham dự World Cup mà chúng tôi muốn chia sẻ nhằm giúp bạn đọc lý giải nguyên nhân đội tuyển quốc gia Việt Nam từ trước đến nay vẫn không được tham dự các vòng chung kết của giải đấu lớn và danh giá nhất hành tinh này. Tuy nhiên vào ngày 10 tháng 1 năm 2017, FIFA đã chính thức xác nhận vòng chung kết World Cup 2026 sẽ có 48 đội tham dự. Trong đó khu vực châu Á có 8 suất lọt vào vòng trong. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với người hâm mộ bóng đá ở nước ta bởi nhiều suất hơn cũng đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội hơn. Vì thế, chúng ta có quyền chờ mong vào một tương lai không xa khi mà các cầu thủ của đội tuyển quốc gia sẽ cùng tranh đấu với những ngôi sao bóng đá nổi tiếng trên thế giới để mang vinh quang về cho dân tộc.

13:57, 19/02/2021

Cơ sở vật chất là nguyên nhân quan trọng khiến Việt Nam không thể xin đăng cai các trận còn lại bảng G vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á.

Liên đoàn Bóng đá châu Á [AFC] đã quyết định tổ chức thi đấu tập trung 8 trận cuối bảng G tại một quốc gia vào tháng 6. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam [VFF] từng muốn đăng cai các trận này trên sân nhà. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, mong muốn của VFF không thể thực hiện được.

"Các trận đấu sẽ tổ chức ở một quốc gia vào tháng 6. AFC sẽ lựa chọn địa điểm phù hợp dựa trên các điều kiện cơ sở vật chất cho tập luyện, thi đấu và tình hình dịch bệnh", Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh chia sẻ với Zing.

Về cơ sở vật chất, AFC muốn có 5 khách sạn hạng sang, 5 sân tập tiêu chuẩn chia đều cho 5 đội tuyển cùng 2 sân vận động chất lượng cho mỗi bảng đấu. Việt Nam hiện không đáp ứng được các tiêu chuẩn này.

Việt Nam chỉ có sân Mỹ Đình đạt tiêu chuẩn tổ chức các sự kiện lớn của AFC. Các sân vận động khác như Hàng Đẫy, Thống Nhất, Bình Dương, Cẩm Phả... đều chưa đạt chuẩn. Sân Cẩm Phả từng tổ chức trận play-off tranh vé đi Olympic giữa tuyển nữ Việt Nam và Australia hồi năm ngoái, nhưng sau đó xảy ra sự cố mất điện. Việc di chuyển giữa các sân bóng cũng đang bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Ngoài Việt Nam, Malaysia và Thái Lan muốn đăng cai vòng loại World Cup. Tuy nhiên, AFC có vẻ đang nghiêng về phía hai nước Tây Á là UAE và Qatar.

Với riêng bảng G, UAE là địa điểm tổ chức lý tưởng nhất. Nước Tây Á này mới tổ chức Asian Cup 2019. Họ sở hữu hệ thống sân vận động, sân tập và khách sạn hạng sang, được ca ngợi có chất lượng tương đương châu Âu. Qatar cũng có các điều kiện tương tự khi nước này đang chuẩn bị cho World Cup diễn ra năm sau.

Lý do thứ hai, AFC muốn các đội tuyển không phải cách ly. Các tuyển thủ âm tính với SARS-CoV-2 sẽ được tập luyện, thi đấu luôn. Trong khi đó, quy định của Bộ Y tế Việt Nam là cách ly 14 ngày khi nhập cảnh. Tình hình dịch bệnh ở Việt Nam đang có diễn biến mới.

Địa điểm tổ chức bảng G vòng loại World Cup dự kiến được công bố ngày 15/3. UAE nhiều khả năng tổ chức 8 trận cuối cùng của bảng này.

Theo vtc.vn

Tuyển Việt Nam sớm có vé dự VCK Asian Cup 2023 sau thành tích ở vòng loại thứ 2 World Cup 2022

Do tuyển Qatar là chủ nhà VCK World Cup 2022 nhưng xếp nhất bảng E [vòng loại thứ 2 World Cup 2022/VCK Asian Cup 2023], nên có 5 đội hạng nhì có thành tích tốt nhất đi tiếp vào vòng loại thứ 3 World Cup [đồng nghĩa với suất dự VCK Asian Cup 2023].

Tuyển Việt Nam ở vòng loại thứ 2 World Cup 2022/VCK Asian Cup 2023 với vị trí thứ 4 trong danh sách các đội nhì bảng có thành tích tốt nhất, chính thức đoạt vé dự VCK Asian Cup 2023. Đây là lần thứ 2 liên tiếp sau năm 2019 tuyển Việt Nam vượt qua vòng loại Asian Cup. Ngoài ra, tuyển Việt Nam cũng có lần đầu tiên trong lịch sử vào vòng loại cuối khu vực châu Á tranh vé dự World Cup.

Tuyển Li-Băng chính là đội thứ 5 giành vé vớt nhờ Qatar là chủ nhà World Cup 2022, để dự VCK Asian Cup 2023 và vào vòng loại thứ 3 tranh vé dự World Cup.

Tại VCK Asian Cup 2023 [LĐBĐ châu Á vẫn đang tìm kiếm nước chủ nhà mới với thời hạn đến 30.6 tới đây sẽ công bố, sau khi Trung Quốc từ bỏ quyền đăng cai], hiện đã có tổng cộng 13 đội góp mặt gồm 12 đội vào vòng loại thứ 3 tranh vé dự World Cup 2022 và tuyển Qatar.

Cụ thể 13 đội đã sớm chính thức giành vé dự VCK Asian Cup 2023 là Nhật Bản, Syria, Qatar, Hàn Quốc, Úc, Iran, Ả Rập Xê Út, UAE, Trung Quốc, Iraq, Oman, tuyển Việt Nam và Li-Băng.

Trong khi đó, 11 suất còn lại [VCK Asian Cup kể từ năm 2019 có 24 đội góp mặt] sẽ được quyết định gồm từ 1 vòng đấu play-off và vòng loại thứ 3 với tổng cộng 24 đội [gồm các đội xếp từ vị trí thứ 3 ở vòng loại thứ 2, và 2 đội thắng ở vòng play-off trong 4 đội có điểm số thấp], được chia thành 6 bảng với các đội đầu bảng giành vé đi dự VCK và 5 đội hạng nhì có thành tích tốt nhất.

Hiện tại cũng đã xác định thêm 7 suất vào VCK Asian Cup 2023, chỉ còn 4 vé đang tranh chấp. Trong đó, có 2 suất sẽ chắc chắn thuộc về tuyển Jordan [đầu bảng A, 6 điểm] và Bahrain [đầu bảng E cũng có 6 điểm].

Với 2 suất còn lại tuyển Indonesia [bảng A, 3 điểm hiệu số 0] cần thắng Nepal lúc 2 giờ 15 rạng sáng mai 15.6 để chắc suất. Tương tự, tuyển Malaysia ở bảng E [3 điểm, hiệu số +1] cũng cần thắng Bangladesh lúc 20 giờ tối nay 14.6 để quyết định cơ hội cho mình.

Như vậy, ở khu vực Đông Nam Á, sau khi tuyển Việt Nam đã có vé dự VCK Asian Cup 2023 từ vòng loại thứ 2, hiện đã có thêm tuyển Thái Lan và nhiều khả năng thêm Malaysia và Indonesia để có tổng cộng 4 đại diện ở VCK.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề