Tại sao Việt Nam là nơi có mật độ dân số cao

Theo kết quả điều tra dân số thì vào 0h ngày 01/4/2019 Việt Nam chúng ta có 96.208.984 người, trong đó dân số nam là 47.881.061 người [chiếm 49,8%] và dân số nữ là 48.327.923 người [chiếm 50,2%]. Như vậy, Việt Nam ta là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới, tụt 2 bậc so với cách đây 10 năm, và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á [sau Indonesia và Philippines].

Một số điểm chú ý:

Sau 10 năm, kể từ năm 2009 đến nay, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người. Tỉ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009-2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 10 năm trước [1,18%/năm].

Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Năm 2019, mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009. Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương ứng là 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2.

Phân bố dân cư giữa các vùng kinh tế-xã hội có sự khác biệt đáng kể, vùng Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người, chiếm gần 23,4%; tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 20,2 triệu người, chiếm 21,0%. Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với tổng dân số là 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước.

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Dân số khu vực thành thị ở Việt Nam năm 2019 là 33.059.735 người, chiếm 34,4%; ở khu vực nông thôn là 63.149.249 người, chiếm 65,6%. Từ năm 2009 đến nay, tỉ trọng dân số khu vực thành thị tăng 4,8 điểm phần trăm.

Toàn quốc có 82.085.729 người dân tộc Kinh, chiếm 85,3% và 14.123.255 người dân tộc khác, chiếm 14,7% tổng dân số của cả nước. Địa bàn sinh sống chủ yếu của nhóm dân tộc khác là vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên. Tại vùng trung du và miền núi phía bắc, nhóm dân tộc khác chiếm 56,2%; con số này ở vùng Tây Nguyên là 37,7%; ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 10,3%; ở các vùng khác, tỉ lệ này chiếm không quá 8%.

Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn là 77,5%. Trong đó, dân số đang có vợ/chồng chiếm 69,2%; dân số có tình trạng “ly hôn” hoặc “ly thân” chiếm 2,1%; dân số góa vợ/chồng chiếm 6,2%. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa từng kết hôn ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn 6,7 điểm phần trăm, tương ứng là 26,8% và 20,1%. Nữ giới có xu hướng kết hôn sớm và phổ biến hơn nam: Tỉ lệ dân số nam từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn thấp hơn so với nữ, tương ứng là 73,4% và 81,5%.

Có khoảng 91,7% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện đang đi học. Tỉ lệ này của nữ cao hơn so với nam, tương ứng là 92,5% và 90,8%. Trong vòng 20 năm qua, tỉ trọng dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện không đi học [chưa bao giờ đi học hoặc đã thôi học] giảm đáng kể, từ 20,9% năm 1999 xuống còn 16,4% năm 2009 và còn 8,3% năm 2019.

Có 95,8% người dân từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết, tăng 1,8 điểm phần trăm so với năm 2009. Tỉ lệ nam giới biết đọc biết viết đạt 97,0%, cao hơn 2,4 điểm phần trăm so với tỉ lệ này ở nữ giới. Trong 20 năm qua, tỉ lệ biết đọc biết viết của nữ tăng 7,7 điểm phần trăm; khoảng cách chênh lệch về tỉ lệ biết đọc biết viết giữa nam và nữ được thu hẹp đáng kể. Năm 1999, tỉ lệ biết đọc biết viết của nam là 93,9%, cao hơn tỉ lệ này của nữ 7,0 điểm phần trăm; đến năm 2019, tỉ lệ đọc biết viết của nam đạt 97,0%, cao hơn tỉ lệ của nữ 2,4 điểm phầm trăm.

Tính đến thời điểm 0h ngày 01/4/2019 cả nước có 26.870.079 hộ dân cư, tăng 4,4 triệu hộ so với thời điểm 0h ngày 01/4/ 2009. Tỉ lệ tăng số hộ bình quân năm là 1,8%/năm trong giai đoạn 2009-2019, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với giai đoạn 1999-2009. Đây là giai đoạn có tỉ lệ tăng quy mô hộ thấp nhất trong vòng 40 năm qua.

Bình quân mỗi hộ dân cư có 3,5 người, thấp hơn 0,3 người/hộ so với năm 2009. Tại khu vực thành thị, trung bình mỗi hộ dân có 3,3 người/hộ, thấp hơn khu vực nông thôn 0,3 người/hộ. Vùng Trung du và miền núi phía bắc có số người bình quân một hộ cao nhất cả nước [3,8 người/hộ]; vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có số người bình quân một hộ thấp nhất cả nước [3,3 người/hộ].

Trong tổng số 26,9 triệu hộ dân cư, vẫn còn 4.800 hộ không có nhà ở; trung bình cứ 10.000 hộ dân cư thì có khoảng 1,8 hộ không có nhà ở. Tình trạng hộ không có nhà ở đang dần được cải thiện trong hai thập kỷ qua, từ mức 6,7 hộ/10.000 hộ vào năm 1999 xuống còn 4,7 hộ/10.000 hộ năm 2009 và đến nay là 1,8 hộ/10.000 hộ.

Hầu hết hộ dân cư ở Việt Nam đang sống trong các ngôi nhà kiên cố hoặc bán kiên cố [93,1%]. Tỉ lệ này ở khu vực thành thị đạt 98,2%, cao hơn 7,9 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn [90,3%]. Trong vòng 20 năm qua, kể từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, tỉ lệ hộ sống trong nhà ở kiên cố và bán kiên cố đã tăng mạnh từ 63,2% năm 1999, lên 84,2% năm 2009 và đạt 93,1% vào năm 2019.

Diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2019 là 23,5 m2/người, cao hơn 6,8 m2/người so với 10 năm trước. Cư dân thành thị có diện tích nhà ở bình quân đầu người cao hơn cư dân nông thôn, tương ứng là 24,9 m2/người và 22,7 m2/người. Không có sự chênh lệch đáng kể về diện tích nhà ở bình quân đầu người giữa các vùng kinh tế-xã hội.

Theo cơ quan thực hiện Tổng điều tra cho thấy, trải qua 10 năm, quy mô dân số nước ta tăng với tốc độ chậm hơn so với giai đoạn 10 năm trước. Trình độ dân trí đã được cải thiện, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết tăng mạnh; hầu hết trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông đang được đến trường, tỉ lệ trẻ em ngoài nhà trường giảm mạnh trong thập kỷ qua.

Nguồn Chinhphu.vn

Bài viết khác

Trong bài viết hôm nay Chợ Tốt Nhà sẽ giúp bạn tìm hiểu các thông tin về mật độ dân số thế giới, mật độ dân số Việt Nam hiện nay. Đồng thời tìm hiểu về các tỉnh có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất tại nước ta.

Tìm hiểu về mật độ dân số Việt Nam

Mật độ dân số Việt Nam hiện nay tính đến ngày 26/9/2021 là 317 người trên một kilomet vuông.

Cách tính mật độ dân số là lấy số lượng người dân chia cho tổng diện tích mặt đất của Việt Nam. Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê Liên Hợp Quốc được cập nhật ngày 26/0/2021 thì hiện tại số dân của Việt Nam là 98.356.535 người và tổng diện tích đất của nước ta hiện tại là 310.060 km2. 

Tham khảo tình hình mua bán bất động sản:

Xem nhiều hơn tại Chợ Tốt

Dân số hiện nay ở Việt Nam

Hiện tại dân số Việt Nam được Liên Hợp Quốc thống kê mới nhất vào ngày 26/9/2021 là 98.356.535 người. Con số này đã tăng cao hơn so với dân số trong năm 2020 là hơn 1 triệu người. 

Dự kiến trong năm 2021 dân số của nước ta sẽ tăng lên thêm 830.246 người và sẽ đạt số lượng là 98.564.407 người vào đầu năm 2022. Số lượng dân số số tự nhiên gia tăng được dự báo là dương vì số lượng người được sinh ra sẽ nhiều hơn số người chết đến 912.801 người. 

Nếu tình trạng di cư ở nước ta vẫn tiếp tục tăng ở mức độ như năm 2020 thì dân số sẽ giảm  -82.555 người. Điều này có nghĩa là số lượng người chuyển đến định cư sinh sống tại Việt Nam sẽ ít hơn so với số lượng người rời khỏi Việt Nam để định cư ở nước khác. 

Theo ước tính thì tỷ lệ thay đổi dân số của Việt Nam hằng ngày trong năm 2021 sẽ là: trung bình mỗi ngày có 4.234 trẻ em được sinh và số lượng người chết đi trung bình mỗi ngày là 1.733 người. Cùng với đó mỗi ngày có trung bình khoảng 226 người di cư khỏi Việt Nam thì tổng lại dân số ở nước ta sẽ tăng mỗi ngày trong năm 2021 trung bình là 2.275 người.

Bản đồ dân số Việt Nam qua các năm

Với mật độ dân số là 317 người/ km2 thì Việt Nam được xếp thứ 30 trên toàn thế giới. Và với số lượng dân cư là 98.356.535 người thì nước ta chiếm 1,25% dân số trên toàn thế giới.

Hiện tại Việt Nam có tổng diện tích đất là 310.060 km2 và sự phân chia dân số gồm 37,34% dân số [36.346.227 người vào năm 2019] sống ở thành thị. 

Bảng xếp hạng dân số thế giới

Dân số trên toàn thế giới tính đến thời điểm ngày 10/5/2021 là 7,86 tỷ người, trong đó phần lớn dân số sống tập trung ở các nước khu vực Châu Á.

BẢNG DÂN SỐ THẾ GIỚI THEO KHU VỰC

HạngKhu vựcDân số [2020]Thay đổi theo nămThay đổi tuyệt đốiMật độ dân số [Người/Km²]Diện tích đất [Km²]Di dân ròng [net]Tỷ suất sinhTuổi trung bình% dân số thế giới
1Châu Á4.641.054.7750,86 %39.683.57715031.033.131-1.729.1122,23259.5 %
2Châu Phi1.340.598.1472,49 %32.533.9524529.648.481-463.0244,42017.2 %
3Châu Âu747.636.0260,06 %453.2753422.134.9001.361.0111,6439.6 %
4Mỹ La tinh và Ca-ri-bê653.962.3310,9 %5.841.3743220.139.378-521.4992318.4 %
5Bắc Mỹ368.869.6470,62 %2.268.6832018.651.6601.196.4001,8394.7 %
6Châu Đại dương42.677.8131,31 %549.77858.486.460156.2262,4330.5 %

Theo thống kê mật độ dân số thế giới thì Công quốc Monaco là nước có mật độ dân số cao nhất với 26 nghìn người/ km2. Và nước thưa dân nhất thế giới là Mông cổ với mật độ dân số trung bình là 2 người/ km2.

Từ bảng xếp hạng dân số mới nhất của thế giới năm 2021 thì Trung Quốc hiện tại đang là quốc gia có đông dân cư nhất thế giới với số lượng hơn 1,4 tỷ người. Quốc gia xếp thứ hai về số lượng dân số cũng có hơn 1 tỷ người đó là Ấn Độ có hơn 1,355 tỷ người [tính đến năm 2018]. Theo dự kiến đến năm 2030 Ấn Độ sẽ trở thành nước đông dân nhất thế giới, bởi vì dân số của đất nước này liên tục gia tăng trong khi Trung Quốc được dự bán sẽ giảm lượng dân số trong tương lai.

Danh sách 15 top các quốc gia đông dân nhất thế giới tiếp theo lần lượt là: Hoa Kỳ [3], Indonesia [4], Brazil [5], Pakistan [6], Nigeria [7], Bangladesh [8], Nga [9], Mexico [10], Nhật Bản [11], Ethiopia [12], Philippines [13], Egypt [14], Việt Nam [15].

Mật độ dân số Việt Nam thứ mấy thế giới? nếu bạn đang thắc mắc về câu hỏi này thì đáp án cho bạn đó là Việt Nam có mật độ dân số lớn đứng thứ 15 trên toàn thế giới. 

Trong top các quốc gia đông dân nhất này đều có dân số trên 100 triệu người trừ các nước Việt Nam, Egypt và Philippines. Các quốc gia này đều được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển về dân số ngoại trừ Nhật Bản và Nga. 

Dân số thế giới hiện tại là khoảng 7,86 tỷ người

Trên thế giới nhiều quốc gia có dân số khoảng một triệu người, đồng thời cũng có nhiều quốc gia chỉ có dân số vài nghìn người. Nơi có dân số nhỏ nhất thế giới hiện tại là ở thành phố Vatican với số lượng cư dân chỉ có 801 người cư trú.

Theo ước tính của Liên hợp quốc dân số hàng năm gia tăng là có khoảng hơn 80 triệu người tăng lên. Năm 2018 thống kê tỷ lệ gia tăng dân số thế giới là 1,12%, tính từ năm 1970 thì trung bình sau 5 năm tỷ lệ gia tăng dân số sẽ giảm xuống. 

Dự kiến dân số thế giới sẽ tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm ngày càng chậm hơn trước rất nhiều. Dân số thế giới dự kiến đến năm 2030 sẽ vượt 8 tỷ người, đến năm 2040 sẽ tăng lên hơn 9 tỷ người. Và dự kiến đến năm 2055 thì dân số toàn thế giới sẽ tăng lên hơn 10 tỷ người cho đến cuối thế kỷ 21 sẽ không vượt quá được 11 tỷ người. 

Top 10 tỉnh có mật độ dân số đông nhất Việt Nam

Hiện tại ở Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam

Dưới đây là danh sách top 10 tỉnh có mật độ dân số lớn nhất tại Việt Nam dựa theo kết quả Tổng điều tra dân số vào năm 2019.

BẢNG 10 TỈNH CÓ DÂN SỐ CAO NHẤT VIỆT NAM

HạngTên tỉnh, thành phốDiện tích [km²] Dân số [người]Mật độ [người/km2]
1Thành phố Hồ Chí Minh2.061,08.993.0824.363
2Hà Nội3.358,98.053.6632.398
3Bắc Ninh822,71.368.8401.664
4Hưng Yên930,21.252.7311.347
5Thái Bình1.570,51.860.4471.185
6Hải Phòng1.561,81.837.1731.176
7Hải Dương1.668,21.892.2541.135
8Nam Định1.668,01.780.3931.067
9Hà Nam860,9852.800991
10Vĩnh Phúc1.235,21.154.154934

Theo bảng thống kê 10 tỉnh có mật độ dân số cao nhất thì Hồ Chí Minh với mật độ 4.363 người/ km2 là cao nhất cả nước, con số này cao gần gấp đôi so với Hà Nội đứng ở vị trí thứ hai với mật độ là 2.398 người/ km2.

Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế – văn hóa – chính trị cũng như là hai khu đô thị lớn nhất nước ta. Quá trình đô thị hóa ở những địa phương này đang trở thành tâm điểm di cư của các khu vực nông thôn, điều này khiến cho dân số tăng cơ học một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó hai thành phố lớn này cũng có số lượng chung cư cao tầng gia tăng nhanh chóng góp phần làm cho mật độ dân cư trở nên đậm đặc hơn.

Mật độ dân cư của Thành phố Hồ Chí Minh được tạo nên từ số lượng dân đông nhất lên đến gần 9 triệu người tính đến thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2019 với diện tích rộng chỉ 2.061 km2 [lớn thứ 42 diện tích cả nước].

Còn Hà Nội có số lượng dân cư là hơn 8,05 triệu người với diện tích rộng chỉ 3.359 km2 [đứng 41 cả nước].

Bất động sản TPHCM:

Xem nhiều hơn tại Chợ Tốt

Mật độ dân số ở Sài Gòn và Hà Nội khá cao và đang tăng dần lên

Tám vị trí xếp hạng động dân tiếp theo đều tập trung ở các tỉnh khu vực đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Nếu tính cả Hà Nội thì khu vực đồng bằng Sông Hồng góp đến 9/10 vị trí trong Top 10 tỉnh có đông dân nhất cả nước. Điều khiến các tỉnh ở khu vực này đông dân bởi vì: 

  • Các tỉnh ở khu vực đồng bằng Sông Hồng đều tập trung đông dân cư tự nhiên từ xưa đến nay. Bởi vì đây là khu vực đồng bằng, châu thổ thuận lợi canh tác phát triển nông, lâm nghiệp.
  • Tám tỉnh đông dân số này có diện tích khá nhỏ, cụ thể tỉnh có diện tích đất rộng nhất là Hải Dương với diện tích chỉ 1.668 km2, diện tích này đứng vị thứ 51 trên cả nước.
  • Các tỉnh này đều là những địa phương phát triển khu công nghiệp hàng đầu ở khu vực miền Bắc cũng như trên cả nước Việt Nam. Hầu hết các nhà máy tại các khu công nghiệp này đều sử dụng lượng lớn nhân công lao động, từ đó cũng giúp thu hút dân cư đến sinh sống để làm việc.

Top 10 tỉnh thưa dân nhất Việt Nam

Top 10 tỉnh có dân số thấp dẫn Việt Nam hiện nay đa số đều là các tỉnh rộng nhất và thuộc các khu vực miền núi.

BẢNG 10 TỈNH CÓ SỐ DÂN THẤP NHẤT VIỆT NAM

HạngTên tỉnh, thành phốDiện tích [km²] Dân số [người]Mật độ [người/km2]
1Lai Châu9.068,8460.19651
2Kon Tum9.674,2540.43856
3Điện Biên9.541,0598.85663
4Bắc Kạn4.860,0313.90565
5Cao Bằng6.700,3530.34179
6Sơn La14.123,51.248.41588
7Lạng Sơn8.310,2781.65594
8Đắk Nông6.509,3622.16896
9Gia Lai15.510,81.513.84798
10Hà Giang7.929,5854.679108

Qua bài viết này Chợ Tốt Nhà hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về mật độ dân số Việt Nam cũng như các thông tin về dân số thế giới. Để cập nhật được nhiều thông tin mới nhất về bất động sản thì hãy thường xuyên truy cập Chợ Tốt Nhà nhé.

Chợ Tốt Nhà – Địa chỉ mua bán nhà đất giá tốt

Video liên quan

Chủ Đề