Tại sao virus hiv không có vaccine

Hậu quả tiềm ẩn của việc tiếp xúc với HIV đã thúc đẩy sự phát triển của các chính sách và thủ tục, đặc biệt là điều trị dự phòng, để giảm nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế.

Điều trị dự phòng được chỉ định sau

  • Thương tích xuyên thấu liên quan đến máu nhiễm HIV [thường là kim tiêm]

  • Tiếp xúc nhiều màng nhầy [mắt hoặc miệng] với các dịch cơ thể bị nhiễm bệnh như tinh dịch, chất dịch âm đạo hoặc các chất dịch cơ thể có chứa máu [ví dụ, dịch ối]

Các chất dịch cơ thể như nước bọt, nước tiểu, nước mắt, tiết nước mũi, ói mửa, hoặc mồ hôi không được coi là có khả năng lây nhiễm trừ khi chúng có máu rõ rệt.

Sau khi tiếp xúc với máu, khu vực tiếp xúc cần được làm sạch ngay bằng xà phòng và nước để tiếp xúc với da và có chất sát khuẩn cho vết thương đâm thủng. Nếu niêm mạc phơi nhiễm, cần rửa bằng một lượng lớn nước.

  • Thời gian kể từ khi phơi nhiễm

  • Thông tin lâm sàng [bao gồm các yếu tố nguy cơ và các xét nghiệm huyết thanh học đối với HIV] về bệnh nhân nguồn cho việc tiếp xúc và người tiếp xúc

Loại phơi nhiễm được định nghĩa bởi

  • Cho dù phơi nhiễm có liên quan đến vết thương thâm nhập [ví dụ, kim chích, cắt bằng vật sắc nhọn] và tổn thương sâu như thế nào

  • Cho dù chất lỏng có tiếp xúc với da không nguyên vẹn [ví dụ như nứt da hay khô] hoặc niêm mạc

Nguy cơ lây nhiễm khoảng 0,3% [1: 300] sau khi phơi nhiễm qua da điển hình và khoảng 0,09% [1: 1100] sau khi tiếp xúc với niêm mạc. Những rủi ro này khác nhau tuỳ vào lượng HIV truyền cho người bị thương; số lượng HIV lây truyền bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm tải lượng vi rút của nguồn và loại kim tiêm [ví dụ, rỗng hoặc dạng đặc]. Tuy nhiên, những yếu tố này không còn được tính đến trong các khuyến cáo về PEP.

Nguồn lây nhiễm cần được chú ý cho dù nó được biết hoặc không rõ. Nếu không biết nguồn [ví dụ: kim trên đường phố hoặc trong thùng đựng chất thải], rủi ro cần được đánh giá dựa trên các trường hợp phơi nhiễm [ví dụ: liệu phơi nhiễm xảy ra ở khu vực có tiêm chích, hay có kim tiêm đã dùng được bỏ đi trong một cơ sở điều trị nghiện ma túy]. Nếu nguồn được biết nhưng tình trạng HIV thì không, nguồn được đánh giá về các yếu tố nguy cơ HIV, và dự phòng được xem xét [xem bảng khuyến cáo dự phòng phơi nhiễm. Các đề xuất dự phòng sau phơi nhiễm sau phơi nhiễm sau phơi nhiễm

Mục tiêu là bắt đầu PEP ngay sau khi tiếp xúc càng sớm càng tốt nếu phòng ngừa được bảo đảm. CDC khuyến cáo nên cung cấp PEP trong vòng 24 đến 36 giờ sau khi tiếp xúc; khoảng cách dài hơn sau khi phơi nhiễm đòi hỏi sự tư vấn của chuyên gia.

Nếu vi rút của nguồn được biết hoặc nghi là có khả năng kháng 1 loại thuốc, cần có sự tư vấn một chuyên gia về liệu pháp kháng retrovirus và HIV. Tuy nhiên, các bác sĩ lâm sàng không nên trì hoãn PEP trong khi chờ ý kiến chuyên gia hoặc thử nghiệm tính nhạy cảm của thuốc. Ngoài ra, các bác sỹ lâm sàng nên đánh giá ngay lập tức và tư vấn trực tiếp và không chậm trễ theo dõi chăm sóc.

Virus HIV. [Nguồn: theguardian.com]

Công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ thông báo bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I vaccine ngừa virus HIV được phát triển dựa trên công nghệ mRNA.

Sau thành công của vaccine phòng COVID-19 cũng dựa trên công nghệ mRNA, Moderna kỳ vọng công nghệ này sẽ mang lại thêm những loại vaccine hiệu quả trong phòng ngừa các bệnh khác, trong đó có cả vaccine ngừa HIV.

Nếu thành công với vaccine ngừa HIV, Moderna sẽ tạo cú đột phá lớn bởi hiện chưa có loại vaccine nào hiệu quả với virus này.

[Người phụ nữ đầu tiên khỏi nhiễm HIV sau khi được ghép tế bào gốc]

Dù thế giới đã tìm ra một số loại thuốc điều trị giúp kiểm soát virus trong cơ thể người nhiễm hoặc ngăn tình trạng tiến triển sang giai đoạn AIDS nhưng cũng chưa có loại thuốc điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Công nghệ mRNA không được chú ý nhiều trong vài thập kỷ cho đến khi các hãng như Pfizer, BioNTech và Moderna công bố phát triển thành công vaccine phòng COVID-19 nhờ công nghệ này sau khoảng một năm dịch hoành hành, quãng thời gian ngắn nhất trong lịch sử phát triển vaccine.

Tiến sỹ Stephen Hodge, Chủ tịch Moderna, cho biết việc phát triển một liệu trình vaccine có thể kích thích sản sinh lượng kháng thể chống lại virus HIV đủ để bảo vệ cơ thể trong lâu dài là điều rất khó khăn. Moderna tin tưởng mRNA sẽ mang lại hướng tiếp cận mới nhằm tháo gỡ thách thức này.

Moderna dự định sẽ mời 100 người không nhiễm virus HIV, từ 18-55 tuổi, tham gia nghiên cứu lâm sàng.

Giai đoạn đầu sẽ xác định liều lượng cụ thể cho một mũi tiêm và theo dõi người được tiêm có phản ứng ra sao ở liều lượng đó và liệu việc tiêm vaccine có đưa các kháng nguyên vào cơ thể để tạo hiệu quả phản ứng với virus hay không. Công ty cũng đã tiêm thử vaccine cho tình nguyện viên đầu tiên.

Nếu thành công, việc phát triển được vaccine ngừa HIV sẽ được coi là một bước ngoặt trong y học hiện đại và với toàn bộ cuộc chiến chống căn bệnh thế kỷ. Nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học trên toàn thế giới vẫn đi tìm một ứng cử viên vaccine ngừa HIV, virus dẫn tới hàng triệu ca tử vong mỗi năm.

Đây cũng là mục tiêu tham vọng nhất trong kế hoạch hình thành một dòng sản phẩm vaccine dựa trên công nghệ mRNA của Moderna.

Hiện công ty này cũng đang tìm cách phát triển vaccine ngừa RSV, vaccine phòng cúm và thậm chí là cả những phương pháp điều trị ung thư dựa trên công nghệ này./.

[TTXVN/Vietnam+]

Vaccine HIV thử nghiệm. Ảnh: IE

Tờ Asahi Shimbun [Nhật Bản] cho biết một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã phát triển loại vaccine có thể tiêu diệt virus gây suy giảm hệ miễn dịch người [HIV] trong một thử nghiệm ban đầu ở loài khỉ. Tiến bộ này dấy lên hy vọng cho hơn 37,7 triệu người đang sống chung với HIV về một cái kết cho đại dịch AIDS, đại dịch đã đeo đẳng nhân loại nhiều thập kỷ qua. Sau thành công ban đầu nói trên, các nhà khoa học có thể sẽ bắt đầu thử nghiệm vaccine này trên người trong vòng 5 năm tới. May mắn là, AIDS không còn là một căn bệnh gây tử vong nếu bệnh nhân duy trì điều trị thuốc kháng virus. Tuy nhiên, các loại thuốc hiện tại không tiêu diệt được HIV. Thay vào đó, người nhiễm HIV sẽ phải sử dụng kết hợp các loại thuốc nhằm giảm tải lượng virus trong cơ thể xuống mức không thể phát hiện được. Mặc dù việc giảm tải lượng virus xuống mức không thể phát hiện có nghĩa là virus không còn có thể tấn công, các loại thuốc điều trị kháng virus hiệu quả nhất hiện tại vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn HIV. Việc sử dụng lâu dài các phương pháp điều trị như vậy không chỉ tốn kém, mà còn có thể dẫn đến các tác dụng phụ, cũng như làm phát triển một loại virus kháng thuốc. Tuy nhiên, điều đó có thể bắt đầu thay đổi. Các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản đã tạo ra loại vaccine mới bằng cách sử dụng một loại vi khuẩn giúp tăng cường phản ứng miễn dịch, sau đó ghép loại vi khuẩn này với virus gây AIDS đã được làm suy yếu. Theo nghiên cứu được công bố trên Thư viện Quốc gia Mỹ, sau khi sử dụng vaccine nói trên, 7 con khỉ ăn cua [khỉ đuôi dài] tham gia thử nghiệm bị nhiễm simia-HIV [virus HIV ở vật chủ là khỉ] đã cho kết quả xét nghiệm không phát hiện ra virus. Ngay cả sau khi được tiêm một loại virus HIV mạnh hơn có thể gây chết người, virus này đã biến mất không dấu vết ở 6 trong số 7 con khỉ thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu hiện đang cố gắng tạo ra một loại vaccine HIV cho những bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc.

Hình ảnh một tế bào T bị virus HIV tấn công. Ảnh: NIAID

Và đây không phải là nỗ lực đáng chú ý duy nhất để phát triển vaccine HIV. Công ty dược phẩm Mỹ Moderna gần đây đã bắt đầu thử nghiệm trên người với vaccine HIV công nghệ mRNA, cùng công nghệ với loại vaccine COVID-19 đang được sử dụng rộng rãi của công ty. Các thử nghiệm này có sự tham gia của 56 người lớn trong độ tuổi từ 18 đến 50 không nhiễm HIV, nhằm kiểm tra độ an toàn, đáp ứng miễn dịch và kháng thể. Mặc dù một số người nói rằng công nghệ mRNA thay đổi cuộc chơi” có thể không hoạt động hiệu quả với HIV vì nó đột biến nhanh hơn nhiều và né tránh hệ miễn dịch của cơ thể, nhưng thời gian sẽ cho thấy liệu thử nghiệm trên có thành công hay không. Phát triển vaccine HIV đến nay vẫn là một thách thức lớn với nhân loại. Hồi tháng 8 vừa qua, công ty Johnson & Johnson của Mỹ cho biết vaccine HIV sử dụng công nghệ cơ bản tương tự như vaccine COVID-19 của công ty đã không thể ngăn ngừa lây nhiễm. Nghiên cứu có tên Imbokodo đã được Johnson & Johnson tiến hành trên 2.600 phụ nữ ở miền nam châu Phi có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao. J&J và các đối tác, bao gồm Viện Y tế Quốc gia và Quỹ Bill & Melinda Gates, khởi động nghiên cứu vào năm 2017 và thông báo rằng tất cả những người tham gia đã được tiêm vaccine hoặc giả dược vào năm 2020. Mục tiêu của vaccine này không phải là ngăn ngừa hoàn toàn sự lây nhiễm mà là giảm một nửa nguy cơ nhiễm virus HIV.

Paul Stoffels, Giám đốc khoa học của J&J và là nhà nghiên cứu về HIV, cho biết: “Nếu vaccine có hiệu quả 50% thì nó có thể hạn chế tương lai của đại dịch HIV”. Ông Stoffels nói thêm rằng hiệu quả thực tế được thấy trong thử nghiệm là 25,2%, có nghĩa là những người được chủng ngừa có tỷ lệ nhiễm bệnh giảm nhiều so với nhóm dùng giả dược 24 tháng sau liều đầu tiên. Nhưng sự khác biệt đó không có ý nghĩa thống kê, cho thấy có thể kết quả là do ngẫu nhiên.

Video liên quan

Chủ Đề