Tâm quan trọng của môn lịch sử ở tiểu học

Thay mặt Chính phủ trả lời câu hỏi của các đại biểu về vấn đề này, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minhnêu rõ: Lịch sử vẫn là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản [từ lớp 4 đến lớp 9]. Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp [từ lớp 10 đến lớp 12], Lịch sử là môn học thuộc tổ hợp khoa học xã hội. Chính phủ đã giao BộGD&ĐTlắng nghe ý kiến của cử tri, đại biểu Quốc hội và các cơ quan liên quan, tổ chức hội thảo để đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện,đề xuất phương án phù hợp.

Học sinh Trường THPT Việt Đức [Hà Nội] học lịch sử bằng trải nghiệm tham quan di tích Nhà tù Hỏa Lò [ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19].Ảnh:TRÀ MY

Thực tế, theo chương trình giáo dục phổ thông mới do BộGD&ĐTcông bố thì trong giai đoạn THPT, học sinh phải học 7 môn học bắt buộc và 5 môn học tự chọn. 5 môn học tự chọn được học sinh chọn từ 3 nhóm môn học [mỗi nhóm, học sinh phải chọn ít nhất 1 môn học]. Đó là nhóm khoa học xã hội[Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật]; nhóm khoa học tự nhiên [Vật lý, Hóa học, Sinh học]; nhóm công nghệ và nghệ thuật [Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật].

Như vậy, Lịch sử thuộc nhóm mônhọchọc sinh tự chọn. Với tình cảnh hiện tại, nguy cơ học sinh “quay lưng” với môn Lịch sử là có thật. Thực tế thời gian qua cho thấy, có hội đồng thi tốt nghiệp THPT chỉ một học sinh chọn thi môn Lịch sử. Chính điều này khiến cử tri, nhân dân băn khoăn, lo lắng.

Có lẽ, ai cũng đồng ý rằng giáo dục trẻ em trở thành người tử tế, thành công dân tốt thậm chí còn quan trọng hơn dạy kiến thức. Để trở thành người tử tế, công dân tốt thì học sinh cần học tốt hai môn học là Lịch sử và Đạo đức [giai đoạn THCS gọi là môn Giáo dục công dân và giai đoạn THPT gọi là môn Giáo dục kinh tế và pháp luật].

Các chuyên gia giáo dục chỉ ra rằng, lứatuổi học THPTlà giai đoạn hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội, các nguyên tắc và quy tắc định hướng giá trị của con người. Trong khi đó, Lịch sử là môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng; lòng yêu nước; truyền thống và niềm tự hào, tự tôn dân tộc; hình thành phẩm chất của công dân.

Còn môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật trang bị cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của công dân, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kỹ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Bởi thế, ý kiến của phần đông cử tri, nhân dân và đại biểu Quốc hội là cần xác định môn Lịch sử phải trở thành môn học bắt buộc ở bậc THPT. Người ta có thể không cần phải ứng dụng tích phân kiến thức Toán học trong rất nhiều công việc sau này, nhưng những bài học về lịch sử, về đạo đức và pháp luật sẽ luôn đồng hành với mỗi con người.

THÙY LÂM

TS. Vũ Thu Hương nêu quan điểm, Lịch sử phải là môn học quan trọng bậc nhất trong đổi mới giáo dục. [Ảnh: NVCC]

Thực tế, có một bộ phận đã hiểu rất sai về mục tiêu giáo dục khi cho rằng giáo dục không cần thiết phải học quá rộng mà chỉ cần học mũi nhọn. Nhưng thực tế, mỗi một môn khoa học sẽ cho chúng ta một tầm nhìn, một kiến thức rất quan trọng để có thể thay đổi chính bản thân mình.

Nếu nghĩ rằng, môn Lịch sử chỉ cho chúng ta biết về quá khứ và lòng yêu nước thì hoàn toàn không chính xác, không đầy đủ. Bởi vì, không chỉ có lịch sử Việt Nam mà còn có cả lịch sử thế giới.

Trong khi đó, giáo dục lòng yêu nước chỉ có trong lịch sử Việt Nam chứ không có trong lịch sử thế giới. Vậy tại sao chúng ta cần phải học Lịch sử? Bởi vì Lịch sử chính là những kinh nghiệm của đời trước, của những người đi trước. Khi chúng ta không trải qua những hoàn cảnh giống như họ thì bản thân mỗi người cũng có được những kinh nghiệm sống bằng cách học Lịch sử.

Ví dụ, không trải qua nhưng khi học Lịch sử, chúng ta sẽ hiểu những hậu quả của chiến tranh để biết nên có chiến tranh hay không? Những hậu quả khủng khiếp của chiến tranh thế nào?

Ngoài ra, việc học Lịch sử sẽ cho chúng ta nâng cao tầm nhìn về mặt thời gian và không gian, cho chúng ta hiểu biết về tâm lý con người, của từng khu vực cũng như những mối lên hệ về tính cách và đặc điểm của những con người với từng môi trường khác nhau.

Ta đều có thể nhận diện được tính cách của người Việt Nam khác hoàn toàn với người Do Thái, người Nhật, người Nga... Mỗi một vùng đất sẽ tạo ra đặc thù tính cách rất khác nhau.

Điều này rất quan trọng để chúng ta nắm bắt được tâm lý của con người ngày nay. Đồng thời, cũng rất hữu ích khi ứng xử với mọi người xung quanh, đặc biệt cần thiết cho một số ngành hoạt động. Ví dụ, nếu nghiên cứu lịch sử nước Nga, chúng ta sẽ phần nào hiểu được tính cách, tâm lý của người Nga.

Rõ ràng, môn Lịch sử thực sự cần thiết. Ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu, Lịch sử là một trong những môn học quan trọng nhất.

Thế nhưng, trong nhà trường Việt Nam thường đánh giá trọng tâm, theo cách học mũi nhọn, nghĩa là môn gì cần thì sẽ học, môn nào thi thì sẽ tập trung học môn đó, còn môn không cần, không thi thì không học.

Chính điều này đã khiến cho học sinh Việt Nam học lệch, dẫn đến hiểu biết không đầy đủ, không hoàn thiện, đồng thời tầm nhìn về mặt xã hội, về không gian và thời gian còn nhiều hạn chế. Dẫn đến việc, các em sẽ gặp không ít khó khăn cũng như thất bại trong cuộc sống.

Có người lý luận rằng, khi làm một nghề gì đó thì chúng ta chỉ cần những bộ môn liên quan chặt chẽ đến nghề đó mà thôi. Trong thực tế, để sống tốt, làm việc tốt, đòi hỏi lượng kiến thức tổng hợp, nếu như thiếu một mảng kiến thức của bất kể một môn học nào thì chúng ta cũng gặp ít nhiều khó khăn.

Có người cũng cho rằng, học Lịch sử để giáo dục lòng yêu nước. Điều này là đương nhiên tuy vậy, tôi nghĩ vấn đề quan trọng ở đây không phải là giáo dục lòng yêu nước bởi vì lòng yêu nước được giáo dục ở rất nhiều môn học khác nhau. Đồng thời, lòng yêu nước còn được giáo dục ở các hoạt động khác trong nhà trường chứ không nhất thiết nằm trong môn Lịch sử.

Hơn nữa, môn Lịch sử cho chúng ta những góc nhìn của những nhà nghiên cứu nhiều hơn là nâng cao về mặt ý thức hay đạo đức của học sinh. Nói đúng hơn, môn học này chủ yếu làm sao cho chúng ta góc nhìn về xã hội học, về tâm lý học, về thời gian, về những trải nghiệm để chúng ta có những đánh giá hợp lý.

Nhiều học sinh đang chạy theo học những môn mũi nhọn, học để thi, và vì thế môn Lịch sử đang bị "ghẻ lạnh". [Ảnh: Minh họa]

Ngoài ra, để nâng cao lòng yêu nước của học sinh, các em cần học Lịch sử thời bình, như lý do có các dòng họ Việt Nam như họ Đỗ, Trần, Mai, Đào, Nguyễn… hay câu chuyện khám phá vùng đất mới để hình thành tộc người Kinh, người Mường... Khi đó, học sinh sẽ hiểu kĩ càng hơn về nguồn cội, về các giá trị mà người xưa để lại cho chúng ta.

Trong khi đó, nhiều học sinh đang học Lịch sử theo kiểu học thuộc lòng chứ không phải để khám phá về quá khứ. Và việc môn Lịch sử được đưa ra để tranh luận trên các diễn đàn chứng tỏ tầm quan trọng của bộ môn này rất lớn. Nói đúng hơn, môn Lịch sử luôn được tranh luận sôi nổi, được đặt lên bàn cân về tầm quan trọng của nó trong nhà trường, rõ ràng dân ta biết tầm quan trọng của Lịch sử.

Có một thực tế, nếu chúng ta học một cách nghiêm túc, đầy đủ về môn Lịch sử sẽ thấy, không chỉ có khía cạnh là chiến đấu, bảo vệ đất nước mà còn có những khía cạnh khác như thể hiện về đời sống kinh tế, xã hội. Nếu học sinh được học đầy đủ về Lịch sử thì sẽ không có cái nhìn thiên lệch.

Tuy nhiên, việc chúng ta dạy quá nhiều về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm với những con số khô khan, sẽ khiến cho học sinh có cảm giác nhàm chán, sợ học. Hơn nữa, các em sẽ có những góc nhìn lịch sử sai lệch. Và vì thế, ý nghĩa về nâng cao tình yêu quê hương đất nước trong môn Lịch sử cũng không đạt được mục tiêu như chúng ta mong đợi.

Nghĩa là, khi thấy học sinh học Lịch sử quá kém, đang "ghẻ lạnh" môn Lịch sử, thay vì giảm bớt giá trị của bộ môn này, điều cần làm là phải thay đổi lại cách dạy, cách học Lịch sử.

Để làm được điều này, chúng ta cần thay đổi về chương trình cũng như phương pháp dạy học. Bởi vì, cách dạy học môn Lịch sử hiện tại cho thấy sự áp đặt, chưa hấp dẫn học sinh. Các em chỉ được cung cấp kiến thức và yêu cầu học thuộc cũng như làm bài tập, đưa ra các con số, mốc sự kiện dễ khiến các em chán nản, áp lực.

Do vậy, phải thay đổi cách học Lịch sử và trả môn học này về vị trí xứng đáng của nó. Cần đặt ra các câu hỏi để học sinh tìm kiếm thông tin và trả lời, bởi cách dạy Lịch sử khác nhau sẽ cho những kết quả khác nhau. Đồng thời, chúng ta cũng cần mở rộng chương trình Lịch sử sang các quốc gia, các vùng đất khác trên thế giới để các học sinh có đối tượng quy chiếu và hiểu thêm về người Việt và người nước ngoài thời xưa.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả!

Video liên quan

Chủ Đề