Tết thượng nguyên nghĩa là gì

Tết Thượng Nguyên theo lịch Âm Dương của người Á Đông thì trong tháng có hai ngày quan trọng nhất là ngày sóc [ngày mùng 1] và ngày vọng [ngày rằm, 15 hàng tháng]. Lịch Âm Dương thực chất là sản phẩm của lối tư duy tổng hợp trong đó kết hợp cả chu kỳ mặt trăng lẫn mặt trời. Người xưa định ngày trong tháng theo mặt trăng bằng cách xác định trước hết hai ngày sóc và vọng. Sóc là bắt đầu, vọng là ngửa mặt nhìn lên [giữa tháng trăng tròn]. Do tầm quan trọng của hai ngày này nhân dân tu thường tổ chức cúng tố tiên, lễ chùa vào mùng 1 và rằm Rằm tháng giêng là tháng trăng tròn đầu tiên trong năm do vậy tết Thượng nguyên là tết hướng thiên cẩu phúc. Ngày này còn là ngày vía của đức Phật Adiđà.

Một số phong tục ngày tết Thượng nguyên

Ở một sô khu vực Á Đông như Trung Quốc và Đài Loan hiện nay, tết Nguyên tiêu được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là “Lễ hội đèn hoa” hoặc “Hội hoa đăng”, có thế bắt nguồn tu tục cúng tê thời Hán Vũ Đế, với tập tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc, có thể kéo dài từ 13 đến 17 tháng giêng. Được yêu chuộng là những lồng đèn có hình rồng, phượng, mười hai con giáp hoặc những nhân vật cổ trong truyền thuyết, cổ tích. Ngoài ra còn những tập tục khác như : cúng tế cầu an cầu phước, ăn bánh trôi [gọi là “thang viên” – viên tròn trong nước], thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ. Người Đài Loan còn ghi những câu ước nguyện của mình vào đèn lồng và thả bay lên trời. Nhiều người còn coi đây là mùa Valentine phương Đông. Thơ Đường xưa đã viết: Nguyên tiêu chi dạ hoa lộng nguyệt, mùa trăng tròn lung linh sắc màu hoa đăng rực rỡ cũng là dịp Ngưu Lang Chức Nữ hiện đại gặp gỡ se duyên.

Đèn của tết Nguyên Tiêu đối với người Trung Hoa hàm nghĩa chiếu sáng, thắp lên ánh đèn có nghĩa là chiếu sáng tiền đồ, tiêu biểu cho giá trị rực sáng của sức sống. Họ quan niệm rằng giá trị chủ yếu của sinh mệnh là hiểu được thê nào đế yêu người khác mà không làm tổn hại người khác làm cho tình bạn, tình thân và tình yêu trở nên hoàn hảo toàn diện, nhân sinh vì thế càng thêm đa sắc thái.

Ngày tết Nguyên Tiêu nhắc nhở người Trung Quổc, chỉ khi thông qua sự nỗ lực của bản thân để khẳng định và tự mình trưởng thành mới hiểu được chính mình cần tìm kiếm điều gì, từ đó hiểu được ý nghĩa của sự công hiến làm cho sinh mệnh của mình phát sáng. Xem ra dây cũng là một ý nghĩa đẹp trong văn hoá Trung Quốc.

Đôi với người Viêt “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, “Lễ cả năm không bằng rằm tháng giêng” đó là ngày trăng tròn đầu tiên, là tết hưóng thiên cầu Phúc, là ngày vía của đức Phật Adiđà như đã nói ở trên. Gần đây, ngày này còn được chọn làm ngày Hội thơ Việt Nam, là ngày để các thi nhân họp mặt bàn bạc về thi ca.

Ai cũng biết rằng sự ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đối với mùa màng, thời vụ, sông nước, trồng trọt là vô cùng lớn, thế nên người làm nông nghiệp lúa nước hết sức coi trọng việc tế lễ vào những ngày đầu tháng, giữa tháng âm lịch. Rằm tháng giêng là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới nên được các cư dán nông nghiệp càng coi trọng, về cơ bản, ngày rằm tháng giêng của người Việt thường có các hoạt động tín ngưỡng: làm cơm cúng gia tiên, thần linh và đi chùa lễ Phật. Cho dù người ta vẫn nói “tháng Giêng là tháng ăn chơi” nhưng rằm tháng giêng vẫn mang ý nghĩa “tổng kết” cho chuỗi ngày “ăn Tết, chơi Tết”, từ ngày rằm trở đi là lại quay về với sinh hoạt thường ngày, các lễ hội dân gian đầu xuân đa phần đã kết thúc trước rằm tháng giêng. Từ quan niệm đến hình thức tổ chức, tết Thượng nguyên của Việt Nam đã chứng tỏ sự khác biệt với Trung Quốc. Người Việt thiên về “lễ” [tâm linh, hướng nội, âm tính], còn người Trung Hoa thiên về “hội” [trực quan, hướng ngoại, dương tính], đó cũng là sự khác biệt căn bản giữa hai hình thái kinh tế: nông nghiệp phương Nam và du mục phương Bắc.

Tết Thanh minh [Lễ tảo mộ] tháng 3 âm lịch

Thanh minh: Là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí” và đã được người phương Đông coi là một lễ tiêt hàng năm. Tiết Thanh minh đến sau ngày lập xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết xuân phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, trong sáng báo hiệu sang tiết Thanh minh [thường bắt đầu trong tháng 3 hoặc muộn lắm là đầu tháng 4 âm lịch tuỳ từng năm].

Ỷ nghĩa ngày tết Thanh minh

Nhân ngày Thanh minh, cũng như nhiều dân tộc Á Đông khác dân ta có tục đi viếng mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.

Tảo mộ chính là sửa sang ngôi mộ cho được sạch sẽ. Nhân ngày lễ thanh minh người ta mang theo cuốc xẻng để đắp lại nấm mồ cho to, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trên mộ có thể phạm tối hài cốt của người thân đã khuất. Sau đó cắm mấy nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa dâng cho vong hồn người quá vãng. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này. Nhiều vùng tại các nơi tha ma mộ địa còn lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh. Trong ngày lễ này cả trẻ em thanh niên cũng theo ông bà, cha mẹ đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là ông bà, cha mẹ muốn dạy cho con cháu sự kính trọng tổ tiên qua tục viêng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trỏ về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và xum họp với đại gia đình. Thường người ta đi tảo mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa.

Têt Thanh minh cũng là dịp để con cháu sửa lỗ cúng gia tiên sau khi viếng mộ về. Cũng có nhà sửa lỗ mang ra mộ cúng, nhưng đó chỉ là cúng riêng một ngôi mộ. Còn sau đó người ta vẫn cúng ở bàn thờ tổ tiên và khấn tất cả gia tiên nội ngoại về phôi hưởng. Người ta thường cúng mặn trong ngày Thanh minh, nghĩa là có làm cỗ, hoặc không làm cỗ thì cũng có đĩa xôi, con gà cùng với hương hoa, trà rượu, vàng mã. Đồng thòi với việc cúng tố tiên cũng có cúng Thổ Công như trong mọi dịp.

Thanh minh vừa là ngày lễ vừa là ngày hội vui như ngày tết. Chính vì thế người ta mới coi Thanh minh là một ngày tết trong những ngày tết của Việt Nam. Theo phong tục Việt, dân ta không ăn Tết ấy vào ngày đó mà chỉ đi tảo mộ của tổ tiên, và tiền nhân thôi. Chính điều này đã tạo nên nét khác biệt với văn hoá Trung Quốc.

Theo tục lệ của người Trung Quốc, các giai nhân và tài tử đua nhau đi dạo chơi trên bãi cỏ xanh, tức là đi chơi xuân, và đi tảo mộ trong ngày tết Thanh minh nên ngày đó được gọi là Hội Đạp thanh.
Ngày Tết Thanh minh có ý nghĩa cao cả và đẹp đẽ, bởi lẽ đây là dịp bày tỏ lòng hiếu thảo với tố tiên, và tiền nhân một cách chân thành.

Thanh minh tiêu biểu cho thòi kỳ chủ yếu cho vạn vật sinh sôi nảy nở, cũng tiêu biểu cho sự bắt đầu một cuộc sống mới, đó là nguyên tắc thiên nhiên.

Trong ngày tết Thanh minh tảo mộ, quá khứ và hiện đại, chết và sống, tổ tiên và con cháu dường như dung hòa với nhau, thể hiện tình nghĩa sâu đậm. Tết Thanh minh có triết lý thâm sâu tinh tế, bởi vì trong các thế hệ người Việt Nam, cuộc sông của một người là thông suốt từ quá khứ đến hiện tại, và tướng lai, gọi là đạo lý truyền từ đời này sang đòi khác.

Người Việt mượn tết Thanh minh tảo mộ tổ tông thể hiện ra luân lý thâm tình đồi đòi dìu dắt cùng nhau sinh tồn đây là tình cảm chân thành nhất của nhân loại, biểu hiện sự hài hòa giữa người với người đồng thòi bỏ đi tất cả mâu thuẫn tranh chấp của nhân gian.

Trong một năm có rất nhiều dịp cúng lễ quan  trọng nhưng người Việt lại nói: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng  Giêng”. Vì sao lại có quan niệm này?

Ngày rằm tháng Giêng theo phong tục cổ, còn được gọi là tết Thượng nguyên. Đây là một tết nằm trong hệ thống Thượng – Trung – Hạ nguyên. Tết Thượng nguyên là rằm  tháng Giêng, tết Trung nguyên là rằm tháng 7 và tết Hạ nguyên là rằm  tháng 10. Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm trong sách "Cơ sở văn hóa Việt  Nam", 3 ngày tết này mang các ý nghĩa khác nhau. Tết Thượng nguyên là tết hướng thiên cầu phúc, Trung nguyên là địa quan xá tội, Hạ nguyên là  thủy quan giải ách.

Lý giải về việc vì sao dân gian nói  “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho  rằng thứ nhất điều này có liên quan đến quan niệm coi trọng cái ban đầu.  Người Việt cho rằng phàm làm bất kỳ điều gì hễ đầu xuôi thì đuôi lọt.  Bởi vậy trong những ngày đầu năm, đầu tháng, người dân Việt có tục cúng  vái và kiêng kỵ rất hệ trọng, nhất là những người kinh doanh. Quan niệm  đó lại được mở rộng ra, coi trọng cả tháng đầu năm là tháng giêng. Mà  trong mỗi tháng có hai tiết sóc vọng là ngày mồng một và hôm rằm. Ngày  mồng một tháng giêng là tết Nguyên đán rồi cho nên rằm tháng giêng do đó  cũng được coi trọng cho xứng đáng. 

Giáo sư Trần Ngọc Thêm viết: “Không  chỉ ngày đầu năm, mà tháng đầu năm cũng đặc biệt quan trọng; thêm vào  đó, tháng này công việc lại ít nên tháng Giêng có nhiều tết hơn hẳn các  tháng khác. Ngoài tết Nguyên đán còn có tết rằm tháng Giêng – đó là ngày trăng tròn đầu tiên, là tết Thượng nguyên hướng thiên cầu phúc”.

Thứ hai, ngày rằm tháng Giêng còn được  coi là ngày vía của đức phật A Di Đà, mà trong Phật giáo, đức phật A Di  Đà là giáo chủ ở cõi Tây phương cực lạc. Là một vị phật gắn với tương  lai tốt đẹp, huy hoàng, không có khổ đau. Phái Tịnh độ tông chủ trương  khuyên quần chúng chú tâm tụng niệm danh hiệu phật A Di Đà để khi chết  đi được vãng sanh vào cõi Tây phương cực lạc của đức phật này. Bởi thế  nên cúng cả năm cũng không bằng rằm tháng giêng là như vậy.

Về điều này, website Thư viện gia đình phật tử có nói kỹ hơn như sau: Ngày rằm tháng Giêng ở Việt Nam ngày càng xa dần điển tích nguyên thủy và sinh hoạt của Trung Hoa mà  hòa nhập vào sinh hoạt Phật Giáo. Dù kinh điển Phật không nói đến ngày  rằm tháng Giêng nhưng trong đại đa số dân chúng [truyền thống Tam Giáo:  Phật – Khổng – Lão] thì đây là dịp lên chùa lạy Phật, cúng sao giải hạn,  ước nguyện điềm lành. Còn với Phật Tử thuần thành thì ngày rằm đầu năm  mới để lễ bái chư Phật, Bồ-tát, cúng dường Tăng Ni, phóng sanh, làm  những việc phước thiện nhằm cầu nguyện cho gia đình, cho cộng đồng tha  nhân, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, chúng sanh an lạc.

Như vậy, có thể nói rằng quan niệm  “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng” là hệ quả xuất phát từ quan  niệm coi trọng những cái đầu tiên của người Việt. Sau đó, qua quá trình  tiếp thu và dung hòa các nền văn hóa, tôn giáo, ngày rằm tháng Giêng lại  được gắn thêm các ý nghĩa mới nên càng quan trọng. Mặt khác đặt trong  hoàn cảnh tháng Giêng là tháng ăn chơi, với dư âm của dịp tết cho nên ý nghĩa của nó lại càng được người dân chú trọng đề cao.

Theo Kienthuc.net

Video liên quan

Chủ Đề