Tham luận ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước

QNP – Đây là chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ thị số 08/CT-UBND [ngày 11-5-2011] về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin [CNTT] trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh.


Thời gian qua, các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh đã chủ động triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý và điều hành, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức, góp phần nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành và đẩy mạnh cải cách hành chính.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc tổ chức, ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế. Để đảm bảo thực hiện tốt ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đưa Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai các biện pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ.   Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải trực tiếp chỉ đạo và triển khai hoạt động ứng dụng CNTT thuộc lĩnh vực, địa phương quản lý; gương mẫu đi đầu trong việc ứng dụng CNTT.   Cụ thể, cần tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ phục vụ hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành; tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách về CNTT được học tập, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong xử lý công việc cho cán bộ, công chức, viên chức. Trong hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT, phải đảm bảo đúng quy trình, thủ tục đầu tư, đảm bảo tính kế thừa, tích hợp đồng bộ hệ thống hạ tầng, cơ sở dữ liệu của tỉnh, tránh đầu tư trùng lặp; có biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh thông tin.   UBND tỉnh cũng yêu cầu việc ứng dụng CNTT phải gắn với chương trình cải cách hành chính; phải hợp lý hóa các quy trình công việc, chuẩn hóa các mẫu biểu hành chính, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng để tạo cơ sở cho việc tin học hóa. Trong đó cần quan tâm tới việc đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ công mức độ cao cho người dân và doanh nghiệp với mục tiêu đến năm 2015 sẽ cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp.   Lãnh đạo các đơn vị cần tập trung chủ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong xử lý công việc, tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong công tác quản lý, điều hành và trao đổi thông tin; đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số, từng bước thay thế văn bản giấy trong quản lý, điều hành và trao đổi thông tin; triển khai ứng dụng phần mềm mã nguồn mở thay thế dần cho các phần mềm nguồn đóng có bản quyền; tăng cường sử dụng, khai thác các hệ thống thông tin của tỉnh đặc biệt là phần mềm quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến,…; đưa các hệ thống thông tin của tỉnh tập trung về Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Các địa phương, đơn vị phải tăng cường sử dụng và cung cấp thông tin đầy đủ trên Cổng thông tin điện tử tỉnh cho người dân và doanh nghiệp theo Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin.  

Cùng với một số chỉ đạo khác, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho những sở, ban, ngành liên quan và nhấn mạnh: Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước là nhiệm vụ quan trọng, do đó các đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.

Ngoài ra tỉnh Cà Mau cũng đặt ra mục tiêu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước là nhằm tăng cường tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động hành chính; nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính và tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4 kịp thời phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Các mục tiêu cơ bản trong việc ứng dụng công nghệ thông tin

Ngoài hai mục tiêu nói trên, tỉnh Cà Mau cũng đặt ra các mục tiêu khác, bao gồm: đẩy mạnh cải cách hành chính, chuẩn hóa mô hình một cửa, tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, nhằm từng bước hợp lý hóa, cải tiến và minh bạch các quy trình công việc, thủ tục hành chính trong cơ quan nhà nước tạo tiền đề cho ứng dụng công nghệ thông tin phát triển Chính quyền điện tử; Thiết lập hệ thống mô hình quản lý mới cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tiếp tập trung và trực tuyến mức độ cao trên diện rộng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Từng bước tin học hóa các thủ tục hành chính kết hợp điện tử hóa các văn bản hành chính thông qua việc sử dụng chữ ký số trong các giao dịch giữa Nhà nước và tổ chức, cá nhân.

Duy trì hoạt động ổn định của các hệ thống thông tin sẵn có, kết hợp đầu tư về hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, nhân lực,... tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử của tỉnh, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho người dân; Sẵn sàng về hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực để kết nối và khai thác các hệ thống thông tin quốc gia do các Bộ, ngành Trung ương triển khai và nguồn lực bảo đảm sự vận hành liên tục, thông suốt của hệ thống Chính quyền điện tử, Trung tâm dữ liệu của Tỉnh.

Các giải pháp đã được triển khai 

Tỉnh Cà Mau đã tổ chức rà soát, triển khai có hiệu quả các văn bản của Trung ương, của tỉnh về lĩnh vực công nghệ thông tin; ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; Xây dựng và ban hành các quy chế, quy định về quản lý, vận hành các hệ thống công nghệ thông tin; Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách về biên chế, thu hút, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin.

Đối với tài chính, Cà Mau luôn ưu tiên bố trí nguồn vốn sự nghiệp, vốn đầu tư công cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Tỉnh. Đồng thời mời gọi, xã hội hóa các nguồn lực cho ứng dụng công nghệ thông tin; kết hợp đầu tư mới với việc chuyển giao công nghệ; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các hệ thống công nghệ thông tin làm nền tảng. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và nguồn vốn hợp pháp khác; tạo điều kiện và phối hợp với các doanh nghiệp triển khai, thuê dịch vụ công nghệ thông tin cho cơ quan nhà nước.

Giải pháp gắn kết chặt chẽ ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính. Tỉnh Xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung thuộc Chương trình phối hợp của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ về thúc đẩy gắn kết ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính giai đoạn 2017 - 2020. Triển khai thực hiện Chương trình phối hợp thúc đẩy gắn kết ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính giai đoạn 2017 - 2020 tại Công văn số 7531/UBND-KGVX ngày 22/9/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh. Thực hiện chuẩn hóa quy trình, thủ tục hành chính; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phục vụ công tác cải cách hành chính, thủ tục hành chính các cấp trong tỉnh. Hoàn thiện Bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại ứng dụng công nghệ thông tin; Bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng cải cách hành chính [tiêu chí lĩnh vực hiện đại hóa nền hành chính] bảo đảm phù hợp với tình hình triển khai thực tế của địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị lồng ghép trong các đợt kiểm tra cải cách hành chính của Tỉnh.

Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin. Cà Mau đã triển khai thực hiện tốt các quy định đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh. Phổ biến và triển khai kịp thời các hướng dẫn thực thi công tác an toàn, an ninh thông tin của các cơ quan Trung ương. Tổ chức quán triệt việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức, đặc biệt là cán bộ ở các bộ phận quan trọng, cơ mật. Xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thông tin theo Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh. Đưa nội dung thực hiện chính sách đảm bảo an toàn thông tin vào trong các hoạt động xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin mới.

Ngoài ra Cà Mau cũng đã tăng cường các hoạt động của Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin tỉnh; kiện toàn Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy chuyên trách công nghệ thông tin trong hệ thống cơ quan nhà nước; tăng cường số lượng cán bộ công nghệ thông tin cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh, uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nhằm vận hành thông suốt các ứng dụng và đảm bảo an toàn thông tin. Tăng cường số lượng cán bộ quản lý nhà nước về công nghệ thông tin tại Phòng Văn hóa và Thông tin của các huyện, thành phố.

Xây dựng và triển khai thực hiện tốt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin năm 2018 của các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố. Đổi mới công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin cho các lực lượng xã hội, khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia các hoạt động cung cấp, trao đổi thông tin qua mạng, đặc biệt là sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, nhằm giảm chi phí và thời gian, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao dân trí. Tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn để học tập kinh nghiệm về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của Tỉnh.

Phải nói rằng, tại Cà Mau, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan nhà nước theo chủ trương của Quyết định Phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ ngày càng mạnh mẽ, thiết thực. Ví dụ như Theo Sở Thông tin & Truyền thông Cà Mau cho biết, năm 2016 đã có 431 đơn vị, với 7.075 người sử dụng; trên 1 triệu văn bản đến, đi trên giao dịch điện tử của các cơ quan, đơn vị; tiết kiệm cho ngân sách nhà nước trên 7 tỷ đồng. Tỉnh Cà Mau đã triển khai 594 chữ ký số cho cấp tỉnh và cấp huyện [148 tổ chức và 446 cá nhân]. Có 5.058 văn bảnđược ký số [cấp tỉnh 3.134, cấp huyện 1.924]. 100%  các cơ quan hành chính cấp tỉnh, huyện, xã được trang bị phần mềm Một cửa điện tử [ISO điện tử]. Cổng và 55 Trang Thông tin điện tử đăng tải 10.024 tin, bài và hình ảnh; tăng 1.746 tin, bài so với năm 2015.

Video liên quan

Chủ Đề