Thẩm mỹ tầng sinh môn là gì năm 2024

Trong suốt quá trình sanh con qua ngã âm đạo [sanh thường], âm đạo và tầng sinh môn chịu sự chèn ép của thai nhi, phải giãn nở rộng hơn, giảm khả năng đàn hồi. Và trong lúc sanh thì để em bé ra được dễ dàng, các bác sỹ thường cắt rộng tầng sinh môn. Khi khâu lại vết cắt thường không đẹp như khâu thẩm mỹ và không thu hẹp được âm đạo đã giãn. Ngoài ra ảnh hưởng của tuổi tác cũng làm giảm sự đàn hồi của các mô mềm vùng kín.

Điều này đôi khi làm giảm cảm giác khi quan hệ, không kiểm soát được co thắt sẽ làm mất khoái cảm cho cả hai bên, các quý ông thường có cảm giác hụt hẫng, chuyện phòng the không được như ý. Vì vậy nhu cầu tân trang “cô bé” là rất thiết thực.

Tại Bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau đã triển khai dịch vụ thẩm mỹ tầng sinh môn để khôi phục lại kích thước âm đạo như trước khi sanh nở. Chỉ mất khoảng 30 phút cho cuộc tiểu phẫu, với thuốc tê các chị em sẽ không thấy cảm giác đau, nhưng tìm lại được sự tự tin trong phòng ngủ như thuở ban đầu. Nhiều người xem đây là cứu cánh, bí quyết để giữ hạnh phúc gia đình.

Trong trường hợp vào viện sanh thường hay sanh mổ [mổ lấy thai] nếu có nhu cầu về dịch vụ thẩm mỹ tầng sinh môn, quý chị em nên đăng ký ngay với nhân viên ý tế để được tư vấn đầy đủ.

Ngoài thời điểm ngay sau sinh thì các chị em có thể yêu cầu thực hiện dịch vụ này sau khoảng 3-5 ngày đã sạch kinh nguyệt. Không nên thẩm mỹ tầng sinh môn trước chu kỳ kinh vì dễ làm vết mổ bị nhiễm trùng nếu ngày kinh xuất hiện khi vết thương chưa kịp lành. Tuy thẩm mỹ tầng sinh môn không làm ảnh hưởng đến đến viêc thụ thai và sinh con sau này, nhưng các chị em nên chú ý khi quyết định thẩm mỹ tầng sinh môn, bạn nên chắc chắn rằng sẽ không mang thai lần nữa, vì nếu đẻ lần sau sẽ lại phải cắt và khâu lại như trường hợp con so

Lợi ích của thẩm mỹ tầng sinh môn:

  • Cải thiện thẩm mỹ ở tầng sinh môn: “cô bé” gọn gàng hơn
  • Tầng sinh môn không bị giãn
  • Âm đạo được thu nhỏ lại
  • Tăng khoái cảm tình dục
  • Cải thiện tình trạng sẹo sau khi khâu tầng sinh môn
  • Nâng cao chức năng sinh lý cho nữ giới
  • Hạn chế vi khuẩn tấn công
  • Cải thiện độ đàn hồi, da lão hóa tăng dịch
  • Phục hồi sinh lý cơ vòng toàn diện ở nữ giới

Trường hợp nào nên thẩm mỹ tầng sinh môn:

  • Âm đạo rộng do mang thai và đẻ nhiều lần, liên tiếp.
  • Âm đạo rộng bẩm sinh ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng
  • Sai lệch cấu trúc do phục hồi sau chửa đẻ, phẫu thuật vùng tầng sinh môn, sa tử cung.
  • Tổn thương âm đạo do chấn thương, tai nạn…
  • Muốn cải thiện đời sống vợ chồng

Trường hợp nào không nên thẩm mỹ tầng sinh môn:

  • Phụ nữ mang thai
  • Đang trong kỳ kinh nguyệt
  • Bị nhiễm khuẩn, nấm bộ phận sinh dục
  • Mắc các bệnh mãn tính: lao, đái tháo đường, bệnh tim mạch ...
  • Bất thường về tâm lý.

Những lưu ý khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh

Sau khi sinh, vết khâu ở tầng sinh môn cũng giống như những vết khâu khác trên cơ thể khi bị thương. Nếu không chăm sóc đúng cách sẽ khiến các vết khâu càng lâu lành, thậm chí còn có thể dẫn tới đứt chỉ [bục vết may], nhiễm trùng, không lành sẹo, co cơ… Chính vì vậy, khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn tại nhà sau sinh, chị em cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Chăm sóc:

Trong 3 ngày đầu, dùng dung dịch Povidone thấm ướt bông gòn, bôi nhẹ lên vết thương mỗi ngày một lần. Băng vệ sinh nên thay ít nhất mỗi 4 giờ và quan sát xem sản dịch có ra nhiều không, màu gì, có hôi không? Nếu có mùi hôi, sản dịch đã bị nhiễm trùng.

Để chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh đúng cách tốt nhất là không tự ý sử dụng các loại thuốc, kem giảm đau theo mách bảo, kinh nhiệm dân gian vì có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Mỗi lần đi vệ sinh, dùng nước ấm [có thể dùng vòi sen], xối nhẹ lên vết thương từ trên xuống. Sau đó, dùng khăn bông mềm chậm nhẹ lại cho khô vết thương. Bạn có thể vừa tiểu tiện vừa xối nước bằng vòi hoa sen để tránh nước tiểu làm bẩn vết khâu. Riêng việc đại tiện có thể trì hoãn được vài ngày sau sinh nên không đáng ngại lắm.

Hàng ngày nên kiểm tra vết khâu tầng sinh môn có bị sưng đỏ không, có bị chặt cứng và tiết dịch không. Nếu bị nhiễm trùng nên kịp thời đến bệnh viện để bác sĩ xử lý và sớm rút chỉ khâu.

Đi lại nhẹ nhàng: Lúc đầu, việc đi lại có thể khó khăn và đau đớn nhưng điều này sẽ làm tăng lưu thông máu, giảm khả năng vết khâu tầng sinh môn bị sưng và giúp vết thương mau lành.

Dinh dưỡng: Ăn nhiều thức ăn nhuận tràng để tránh táo bón. Tình trạng táo bón khiến bạn phải rặn mạnh có thể làm tổn thương vết khâu chưa lành.

Kiêng quan hệ: Tốt nhất nên kiêng quan hệ vợ chồng cho tới khi vết may lành hẳn, không còn đau để tránh nguy cơ nhiễm trùng, rò âm đạo – hậu môn, mất tự chủ trong tiểu tiện…

Trong một số trường hợp thai to, sức co tử cung chưa đủ mạnh, âm đạo giãn nở không đủ rộng, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ từ đáy chậu của sản phụ để hỗ trợ thai nhi đi qua đường âm đạo dễ dàng hơn. Đây chính là vết rạch tầng sinh môn.

Sau khi sản phụ sinh nở thành công, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại vết rạch này. Hoặc trong một số trường hợp người mẹ rặn dẫn đến rách, việc khâu tầng sinh môn là cần thiết để khôi phục lại chỗ rách.

Như vậy, khâu tầng sinh môn sau sinh chính là quá trình phục hồi lại những vết rạch hoặc rách trong quá trình sinh nở mà không cắt bỏ mô hoặc da. Vết khâu tầng sinh môn do bị rách sẽ khó đạt được độ thẩm mỹ cao như vết khâu tầng sinh môn do bác sĩ chủ động rạch hoặc cắt.

Với các sản phụ sinh con thuận lợi, không bị rách hoặc rạch tầng sinh môn thì không phải khâu lại.

2. Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh

Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh là cuộc tiểu phẫu xâm lấn có cắt bỏ một phần mô hoặc da nhằm mục đích “se khít” vùng kín. Đây chính là điểm khác biệt giữa khâu tầng sinh môn sau sinh và khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh.

Ai nên khâu thẩm mỹ tầng sinh môn?

Khâu hẩm mỹ tầng sinh môn là nhu cầu làm đẹp ngày càng được ưa chuộng. Ngay cả khi chưa trải qua bất kỳ lần sinh nở nào, phái nữ vẫn có nhu cầu làm đẹp vùng kín khi “cô bé” bị giãn rộng, tổn thương, có sẹo xấu xí…

Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn giúp chị em cải thiện hình dạng, màu sắc cho vùng kín. Đồng thời cuộc tiểu phẫu này cũng giúp tăng khoái cảm tình dục và cải thiện chất lượng cuộc sống. Theo các chuyên gia, may thẩm mỹ vùng kín hay khâu tầng sinh môn tuy không ảnh hưởng đến việc thụ thai hay có con nhưng chỉ nên thực hiện khi thật sự có vấn đề.

Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn là cuộc tiểu phẫu có xâm lấn, đôi khi xảy ra rủi ro. Đó là lý do không phải ai cũng nên thực hiện. Việc khâu thẩm mỹ tầng sinh môn chỉ nên áp dụng cho những trường hợp sau:

Xuất hiện những vết sẹo “xấu xí”, cấu trúc bị sai lệch sau khi rạch hoặc khâu tầng sinh môn sau sinh. Tầng sinh môn bị tổn thương do sinh thường. Cảm giác không thỏa mãn khi quan hệ tình dục. Khắc phục tổn thương sau những tai biến, chấn thương trong cuộc sống.
  • Tầng sinh môn rộng do quá trình sinh con hoặc mang thai nhiều lần.

Ai không nên khâu thẩm mỹ tầng sinh môn?

Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh nói riêng hay thẩm mỹ vùng kín nói chung chống chỉ định cho các trường hợp sau:

Đang trong kỳ kinh nguyệt. Đang mắc bệnh phụ khoa. Sản phụ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, đái tháo đường, lao. Sản phụ gặp bất thường về tâm lý.

Có nên khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh?

Không thể phủ nhận những lợi ích của việc may thẩm mỹ vùng kín hay khâu thẩm mỹ tầng sinh môn. Nhưng không phải lúc nào việc này cũng được thực hiện thuận lợi ngay sau sinh. Bởi vì sau sinh, điều ưu tiên hàng đầu là sức khỏe của người mẹ. Bác sĩ phải tiến hành cầm máu hoặc phục hồi các chấn thương xảy ra trong ca sinh nở.

Và nếu có khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh, e rằng kết quả khó làm hài lòng vì ưu tiên hàng đầu vẫn là bảo vệ sức khỏe của mẹ. Do đó, bác sĩ sẽ không quá tập trung vào yếu tố thẩm mỹ. Chưa kể có nhiều biến chứng hoặc sự cố liên quan đến sản phụ, bác sĩ phải tập trung xử lý.

Khi nào mẹ có thể khâu thẩm mỹ tầng sinh môn?

Theo các bác sĩ, sản phụ không nên sốt sắng tìm cách thu nhỏ vùng kín ngay sau sinh. Thời điểm thích hợp nhất là khoảng 3 tháng sau sinh.

Bởi vì lúc này, các bộ phận như âm đạo hoặc âm hộ đã tương đối hồi phục như trước. Điều đó cũng giúp gia tăng mức độ thành công của ca phẫu thuật.

Ưu và nhược điểm của khâu thẩm mỹ tầng sinh môn

1. Ưu điểm

Tầng sinh môn thu nhỏ, không còn bị giãn rộng. Tăng sự tự tin. Tăng khoái cảm tình dục. Nâng cao chất lượng đời sống vợ chồng.

2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, khâu thẩm mỹ tầng sinh môn có thể gây ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí là gây nguy hiểm tính mạng.

Thuốc tê có thể gây sốc phản vệ. Vùng kín có thể không đẹp như kỳ vọng vì tay nghề bác sĩ chưa cao, thiếu chuyên môn.
  • Rủi ro để lại sẹo lồi xấu xí.

Tác dụng phụ sau ca phẫu thuật:

Chảy máu nhẹ và tiết dịch âm đạo. Điều này là bình thường. Đau và khó chịu thường ở mức tối thiểu đến trung bình, có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc theo toa do bác sĩ cung cấp.

3. Khi nào thì tái khám gấp?

Nói chung, có rất ít rủi ro liên quan đến khâu thẩm mỹ tầng sinh môn. Tuy nhiên, mẹ nên liên hệ với bác sĩ nếu xảy ra bất kỳ trường hợp nào sau đây:

Chảy máu quá nhiều. Dấu hiệu nhiễm trùng. Táo bón không thuyên giảm. Tiết dịch âm đạo kèm theo mùi hôi.

Những lưu ý sau khi may thẩm mỹ tầng sinh môn

Hầu hết bệnh nhân thực hiện khâu thẩm mỹ tầng sinh môn đều có thể trở lại làm việc sau vài ngày nhưng cần tuân thủ những lưu ý sau trong quá trình hồi phục:

Bệnh nhân được khuyên kiêng quan hệ tình dục trong 6 tuần. Tránh bất kỳ hoạt động quá sức nào như đi xe đạp, nâng vác vật nặng hoặc kéo căng trong thời gian này. Sau may thẩm mỹ tầng sinh môn, không nên dùng băng vệ sinh. Vết khâu phải được giữ sạch sẽ và khô ráo. Chỉ khâu sẽ tự tiêu trong khoảng 2 tuần.
  • Uống nhiều nước và tăng cường bổ sung chất xơ trong thời gian này để phòng tránh táo bón.

Tóm lại, thẩm mỹ khâu tầng sinh môn là một trong những phương pháp làm đẹp ngày càng được nhiều chị em lựa chọn nhằm tìm lại cảm giác thăng hoa trong “cuộc yêu”. Tuy nhiên, bác sĩ không khuyến khích khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh mà hãy đợi ít nhất 3 tháng sau khi “vượt cạn”.

Thẩm mỹ tầng sinh môn kiêng quan hệ bao lâu?

Như đã nói ở trên, sau 2-3 tuần thì vết khâu tầng sinh môn sẽ lành lại. Nhưng chị em cần khoảng 4-6 tuần để quan hệ tình dục trở lại. Tầng sinh môn khi được chăm sóc đúng cách, giữ vệ sinh sạch sẽ thì sau khoảng 2-3 tuần sẽ lành lại và sau 4-6 tuần chị em có thể quan hệ tình dục.

Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn hết bao nhiêu tiền?

May thẩm mỹ tầng sinh môn gọi nôm na là thu hẹp âm đạo. Đây là 1 thủ thuật có thể thực hiện và ra về trong ngày. Sau khi thăm khăm, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên là may lại thành sau âm đạo hay may cả thành trước và thành sau luôn. Chi phí dao động 6-8 triệu đồng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.

May thẩm mỹ tầng sinh môn sau sinh là gì?

Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn là một tiểu phẫu xâm lấn. Tức là trong quá trình khâu lại vết rạch, vết cắt ở tầng sinh môn bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần mô hoặc da thừa giúp vùng kín được “se khít” hơn, thẩm mỹ hơn. Đây chính là điểm khác biệt giữa khâu tầng sinh môn thông thường và khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh.

May thẩm mỹ tầng sinh môn sau sinh bao lâu thì lành?

Khả năng tự thu nhỏ thường ổn định sau ba tháng dù vết khâu tầng sinh môn đã lành trong 1-2 tuần. Ba tháng sau khi sinh nở, tùy vào sức khỏe cũng như tình trạng vùng kín, chị em mới quyết định có nên thẩm mỹ vùng kín hay không.

Chủ Đề