Thánh địa Mỹ Sơn đó ai xây dựng

Thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể kiến trúc độc đáo của người Champa cổ.

Đối những người mê phiêu lưu và thích đi phượt Mỹ Sơn là điểm đến hoàn hảo.

Đến Mỹ Sơn, bạn sẽ mê mẫn trước vẻ đẹp huyền bí của kiến trúc, văn hóa nơi đây.

Tấm bia đá khắc họa xã hội thời Champa.
  • Thánh địa Mỹ Sơn thuộc tỉnh nào?
  • Thánh địa Mỹ Sơn có gì?
  • Kiến trúc thánh địa Mỹ Sơn có gì đặc biệt?

1. Thánh địa Mỹ Sơn thuộc tỉnh nào?

Địa chỉ thánh địa Mỹ Sơn ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam.

Thánh địa Mỹ Sơn cách Hội An bao xa?

Từ Hội An, chạy khoảng 40km là tới Mỹ Sơn và khoảng 70 km từ Đà Nẵng.

Từ Hội An hay Đà Nẵng có thể đi tham quan Mỹ Sơn trong 1 ngày.

Giờ mở cửa thánh địa Mỹ Sơn?

Mỹ Sơn mở cửa từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều.

Thánh địa mở cửa quanh năm, kể cả cuối tuần, lễ tết nên có thể tham quan bất cứ dịp nào.

Chưa đi Mỹ Sơn mà Thảo nghe nói Mỹ Sơn nắng nóng lắm nên tranh thủ đi từ lúc sáng sớm.

Thời tiết Mỹ Sơn cũng như Quảng Nam, Đà Nẵng nói chung có 2 mùa.

Mùa khô từ tháng 1 tới tháng 8.

Mùa mưa từ tháng 9 tới tháng 12.

Mùa mưa miền Trung là mùa mưa bão rất thất thường, khó dự đoán. Có những năm hứng chịu vài trận bão liên tiếp nhau. Mưa thì kéo dài cả ngày.

Vì vậy, kinh nghiệm đi du lịch thánh địa Mỹ Sơn lí tưởng nhất là vào mùa khô, từ tháng 1 tới tháng 8.

Thời tiết mát mẻ dễ chịu nhất là cuối tháng 2, đầu tháng 3 hàng năm.

Vì Champa chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo nên nơi thờ cúng thần linh ở trong rừng sâu thanh tịnh.
Hình ảnh khu thánh địa Mỹ Sơn

Điều này cũng đúng với di tích Angkor bởi người Khmer xưa kia cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ giáo.

Vị trí địa lý thánh địa Mỹ Sơn vì vậy cũng được bao quanh bởi rừng núi.

Địa thế bao bọc bởi rừng núi tạo nên vẻ hoang sơ, huyền bí cho vùng đất thánh địa.

Toàn bộ đền tháp nằm trong khu thung lũng có đường kính khoảng 2km.

Quãng đường khó khăn chính là cách để thử thách người muốn chinh phục và bình tâm trước khi hành lễ.

Vì nằm trong rừng sâu xanh thẵm nên mãi đến đầu thế kỉ XX thánh địa Mỹ Sơn mới được phát hiện.

Từ đó, thế giới mới biết đến Mỹ Sơn và có nhiều truyền thuyết về Thánh địa Mỹ Sơn.

2. Thánh địa Mỹ Sơn có gì?

Không phải là vô cớ mà thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999.

Vậy là sau Hội An, Mỹ Sơn trở thành di sản thứ hai của tỉnh Quảng Nam.

Những giá trị văn hóa, tâm linh, kiến trúc của gần một ngàn năm lịch sử Champa và cả châu Á nằm trọn trong vùng đất thiêng Mỹ Sơn.

Mỹ Sơn là công trình kiến trúc mang đậm phong cách Ấn Độ giáo. Sau thế kỉ X, đạo Phật bắt đầu có ảnh hưởng với người Champa.

Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam nên Ấn Độ quả là một quốc gia xa xôi, lạ lẫm với Thảo.

Thêm nữa, Thảo là người ngoại đạo nên Hindu hay Ấn Độ Giáo quả là quá xa vời.

Để hiểu về lịch sử, kiến trúc, Thảo đọc thêm vài bài review và video thánh địa Mỹ Sơn trước khi bắt đầu hành trình.

Bình thường, đi tham quan tự túc sẽ không có hướng dẫn viên đi giới thiệu.

Rút kinh nghiệm lần Thảo đi Angkor không chịu tìm hiểu lịch sử, đến lúc đi từ ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Thêm một lưu ý là bạn nên tìm hiểu thông tin trước khi đi hoặc đi kèm hướng dẫn viên du lịch.

Đọc một chút thì thấy những câu chuyện về Mỹ Sơn thú vị quá nên Thảo bị cuốn theo từng trang sách.

Thánh địa Mỹ Sơn thờ cúng vị thần nào?

Nếu không đọc thì có thể bạn sẽ nghĩ rằng đây là nhà của người Champa hay là lăng mộ của các vị vua chăng?

Thực ra, đền của Champa được xây dựng để thờ cúng linga và Shiva.

Ngoài ra, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Champa.

Đây cũng là nơi chôn cất của các vị vua, người có thế lực.

Cứ mỗi một vị vua lại xây cho mình một ngôi đền ở vùng đất thiêng này.

Ngoài ngôi đền trung tâm, thánh địa Mỹ Sơn có các công trình kiến trúc khác như tháp cổng, nhà kho, nhà tĩnh tâm,….

Thay vì cổng được xây dựng ngay đầu vào, cổng ở Mỹ Sơn được xây kẹp giữa nhà tĩnh tâm và đền.

Ngôi đền-núi duy nhất ở Mỹ Sơn.

Đây là khu tháp G. Ngôi đền tháp duy nhất nằm trên núi.

Như bạn sẽ thấy, vị trí mà Thảo đứng là cổng. Phía trước là tiền đường, phía sau lưng của Thảo là ngôi đền.

Thêm một bí mật thú vị khác về đạo Hindu là chỉ có vua, giới thân hữu với vua và các vị giáo sĩ mới được đến vùng đất thiêng này.

Những quy định tôn giáo này sẽ gợi mở những bí ẩn khác về kiến trúc của Mỹ Sơn mà Thảo sẽ bật mí dưới đây.

3.Kiến trúc của thánh địa Mỹ Sơn có gì đặc biệt?

Nói đến thánh địa Mỹ Sơn thì hẵn ai cũng biết đây là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận.

Từ nhỏ, Thảo đã xem tivi chiếu rất nhiều về Mỹ Sơn. Tất cả những gì Thảo tưởng tượng ra là những đền tháp cổ đã bị thời gian tàn phá, đổ nát.

Một phần của cụm tháp B, C và D tại Mỹ Sơn.

Ai cũng từng nghe danh tiếng của Mỹ Sơn.

Tuy vậy, kiến trúc của thánh địa Mỹ Sơn có giá trị như thế nào thì không phải ai cũng biết!

Lịch sử của Thánh địa Mỹ Sơn:

Mỹ Sơn thực ra là hệ thống những ngôi đền thờ của người Champa cổ với hơn 70 công trình lớn nhỏ.

Ngày xưa, Mỹ Sơn được chọn là vùng đất thiêng của các vua Champa.

Họ xây dựng những đền tháp để thờ thần linh. Khi đấy, kinh đô là Trà Kiệu cách Mỹ Sơn hơn 20km.

Thánh địa Mỹ Sơn có từ bao giờ?

Theo nghiên cứu, Mỹ Sơn đã được xây dựng từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIII. Đây là thời kì vàng son của lịch sử Champa.

Mỹ Sơn ra đời trước những tháp Chăm khác ở Phú Yên, Nha Trang, Bình Định….

Thảo cứ nghĩ đến sau này các tháp mới được sửa lại.

Thực ra, từ thời các vua Champa sau khi lên ngôi đều sửa lại các ngôi đền cũ và xây thêm các ngôi đền mới để dâng lên các thần linh.

Ban đầu, đền ở Mỹ Sơn làm bằng gỗ vào thế kỉ IV.

Sau khoảng 2 thế kỉ thì vì bị hỏa hoạn thiêu rụi nên từ thế kỉ VII, các vua Champa đã xây bằng gạch đỏ.

Có một ngôi đền duy nhất ở Mỹ Sơn làm bằng đá ước tính cao 30m.

Tuy nhiên, đền tháp chưa được hoàn thành thì đã bị đổ sụp. Đây có thể là hậu quả của chiến tranh do bên cạnh đền có một hố bom rất sâu.

Tín ngưỡng của người Champa cổ có sự du nhập của Ấn Độ giáo [ đạo Hindu].

Bởi lẽ đó mà kiến trúc thánh địa Mỹ Sơn cũng mang đậm triết lý của Ấn Độ giáo.

Tượng thần bò.

Điều này cho thấy sự giao lưu kinh tế, văn hóa của Champa với các nước Đông Nam Á và châu Á thời bấy giờ.

Mỹ Sơn là một trong những bảo tàng lớn về nền văn hóa vang bóng một thời.

Sau khi mua vé tham quan thánh địa Mỹ Sơn sẽ lên xe điện đi thêm một đoạn. Khoảng 2km để đến gần tới khu thánh địa Mỹ Sơn.

Sau đó, tản bộ theo con đường lát đá để dẫn sâu vào khu tháp ẩn hiện dưới những tán cây rậm rạm.

Đến Mỹ Sơn không chỉ để chiêm ngưỡng di sản của thế giới, được hít thở bầu không khí trong lành mà còn để lắng lòng học hỏi những điều mới lạ.

Ban đầu, mới đến hơi quáng gà nên Thảo lại nhầm xuất phát từ ngay lối ra.

Có bản đồ hẳn hoi mà vẫn còn đi nhầm đường. Nhưng không sao, dù gì đường nào cũng dẫn vô tới tháp.

Để khám phá trọn vẹn di tích, bạn nên nắm rõ sơ đồ của thánh địa.

Các cụm đền tháp được đặt tên theo chữ cái A,B,C,D… Được phân chia tự nhiên bởi những nhánh suối nhỏ.

Sơ đồ thánh địa Mỹ Sơn.

Múa Chăm ở thánh địa Mỹ Sơn diễn ra hàng ngày ở khu nhà biểu diễn.

Múa là một phần trong di sản Champa.

Phụ nữ Champa ai cũng biết múa.

Các vũ nữ Aspara múa uyển chuyển, mềm mại tựa như tiên nữ. Điệu múa của nam thì mạnh mẽ, vững chãi như những vị thần.

Trên từng bức tường tháp cổ vẫn còn khắc họa vẻ đẹp của những điệu múa này.

Múa chăm còn xuất hiện trong các lễ hội ở thánh địa Mỹ Sơn:

Lễ hội ở thánh địa Mỹ Sơn nói riêng và cả của đồng bào Chăm nói chung quan trọng nhất là lễ Kate.

Lễ hội nhằm tưởng nhớ các vị thần, tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho con người.

Thường được tổ chức vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm [khoảng 25/9 đến 25/10 dương lịch].

Bục đỡ tượng ở Mỹ Sơn.

Hành trình tham quan thánh địa Mỹ Sơn:

Vài tháp đổ nát như cụm tháp H- cụm tháp đầu tiên Thảo gặp trên lối đi.

Song song với với mở cửa cho du khách tham quan, các khu đền tháp ở đây vẫn đang tiếp tục được bảo dưỡng lại.

Đi thêm tầm 100m nữa là tới cụm tháp lớn nhất: Khu B thánh địa Mỹ Sơn.

Mỗi cụm tháp đều có một ngôi tháp chính ở trung tâm là đền thờ. Xung quanh là các tháp nhỏ hay các công trình phụ thấp hơn.

Phải bước lên từng bậc thang một để tiến vào bên trong của đền.

Ngày xưa, chỉ có đẳng cấp giáo sĩ mới được vào đền để tiến hành giao tiếp với thần linh.

Những người còn lại, kể cả vua cũng không được vào trong đền thờ.

Một bí ẩn trong kiến trúc của thánh địa Mỹ Sơn là phần gạch xây dựng.

Cho đến nay, đã qua hàng trăm năm nhưng gạch vẫn như mới, không hề bị rêu mốc.

Trong khi đó, phần gạch mới được trùng tu sao một thời gian thì biến đổi màu, bám nhiều rêu mốc.

Đây là một bí ẩn thánh địa Mỹ Sơn.

Tháp Mỹ Sơn B4.

Ngôi tháp như trên hình nổi bật trong khu di tích vì phần mái cong vút như những ngôi chùa của người Việt.

Đây là kiến trúc tiêu biểu của văn hóa Á châu cho thấy sự hòa nhập của thánh địa Mỹ Sơn với văn hóa thời đó.

Trên những bức tường đều được chạm khắc vô cùng tinh tế.

Những tác phẩm điêu khắc được cắt trực tiếp trên gạch.

Cột được khắc hình hoa lá cuốn hình chữ S mềm mại.

Tượng thần, vua, chim thần… mỗi tượng một tâm trạng rất sinh động chứ không hề rập khuôn.

Đặc biệt, mỗi thời kì, tượng người, tượng thú lại thể hiện những câu chuyện, thăng trầm của thời đại.

Ví dụ tượng thần thế kỉ XIII đầy biến động, đau thương nên sắc mặt của tượng sẽ trầm buồn.

Chính vì thế giới tâm hồn đa dạng thể hiện lên mỗi bức tượng tạo nên nét độc đáo cho Mỹ Sơn.

Những bức tượng chạm trổ cầu kì, bí ẩn.

Thánh địa Mỹ Sơn thờ thần Shiva.

Thần Shiva là một trong ba vị thần quan trọng nhất của đạo Hindu.

Theo thời gian, tượng thần đã bị mất đầu như vẫn còn giữ vẻ uy nghi.

Quanh người thần còn có con rắn có 2 đầu.

Lúc qua bên Campuchia, Thảo thấy thờ rất nhiều rắn Naga có 9 đầu.

Theo một lời giải thích thì sông Mê Kông chảy qua Campuachia có 9 nhánh. Sông Thu Bồn chảy qua Quảng Nam chỉ chia 2 nhánh.

Kiến thức của người Champa thật thâm thúy biết bao!

Một tượng thần đã bị mất đầu.

Thảo đi lang thang trong khu đền tháp mãi không biết chán.

Từ bên ngoài, bước chân vào đền, tháp như là một thế giới khác. Vừa tối, vừa mát mẻ hơn hẳn.

Theo tài liệu, các ngôi tháp Chăm có tường rất dày. Nơi dày nhất lên tới 3m.

Đây là một lời giải thích cho việc trong tháp rất mát so với ngoài trời.

Bên trong đền trung tâm thờ bộ Linga- Yoni khổng lồ.

Bộ Linga-Yoni ở bảo tàng Mỹ Sơn. Không như người Việt, người Champa không thắp nhang.

Họ dùng nước thiêng để thờ cúng.

Cứ nhìn xem sự tôn sùng của người Ấn với dòng sông Hằng linh thiêng. Bạn sẽ biết vai trò của nước với đời sống tâm linh của Ấn Độ giáo đến như vậy.

Trong một số tháp khác lại trưng bày một số hiện vật còn sót lại.

Tượng thần.

Thêm một góc tường khác trong tháp. Bạn có thấy những mảng tường gạch mốc xanh có lớp vữa rất dày đúng không?

Bên trong tháp Mỹ Sơn.

Đây là một trong những bức tường được dựng lại.

Những hòn gạch nhô cao khỏi bức tường là gạch nguyên gốc của tháp.

Tận tay sờ lên bạn sẽ thấy gạch nguyên gốc hàng trăm năm mà nhìn như mới, không hề bị rêu mốc.

Cách xây dựng thánh địa Mỹ Sơn vẫn còn là bí ẩn cho tới ngày nay.

Tận mắt chiêm ngưỡng Mỹ Sơn mới thấy sự thông thái của người Champa xưa.

Bia đá ngàn năm không mòn.

Bia đá và các văn bản ghi lại trên đá ngàn năm vẫn rõ ràng như mới. Ngay cả kỹ thuật khắc chữ này cũng là một bí ẩn.

Tất cả đều được chép bằng tiếng Phạn cổ. Nhờ các bia đá đã giúp xác định rất nhiều thứ liên quan đến lịch sử thánh địa Mỹ Sơn.

Bên cạnh khu di tích Mỹ Sơn còn có bảo tàng Mỹ Sơn nằm ở gần cổng vào.

Bảo tàng là nơi lưu trữ nhiều hiện vật và tài liệu về thánh địa Mỹ Sơn.

Bạn có thể vào bảo tàng Mỹ Sơn trước khi đi tham quan vùng đất thánh.

Mê mẫn đọc tài liệu về thánh địa Mỹ Sơn, ngắm nhìn kiến trúc huyền bí nơi đây làm Thảo lưu luyến không muốn về.

Những pho tượng đá thì vẫn lặng im nhưng trong đó ẩn chứa những bí ẩn lịch sử và cả nguồn gốc của con người.

Quả là may mắn khi đã bảo tồn được những di tích có giá trị lịch sử như vậy.

Giữa bốn bề rừng núi tĩnh mịch, tháp thiêng trầm mặc in bóng của lịch sử.

Đã về đến đất Quảng, đừng bỏ qua phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn nhé!

Đọc thêm: Kinh nghiệm du lịch Hội An.

Cuộc sống ở miền Trung như thế nào?

Tác giả: Thảo Thảo

Video liên quan

Chủ Đề