Theo anh chị vì sao tác giả gọi đây là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ

Cuộc chia ly màu đỏ đọc hiểu – Đề số 1

Đọc đoạn trích sau:

Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ 

Bạn đang xem: Cuộc chia ly màu đỏ Đọc hiểu | Ngữ Văn 11

Tươi như cánh nhạn lai hồng 

  • Theo anh chị vì sao tác giả gọi đây là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ

Trưa một ngày sắp ngả sang đông 

Thu, bóng nắng vàng lên rực rỡ

Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ

Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa

Chồng của cô sắp sửa đi xa

Cùng đi với nhiều đồng chí nữa

Chiếc ảo đỏ rực như than lửa 

Cháy không nguôi trước cảnh chia ly 

Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia 

Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy.

Không che được nước mắt cô đã chảy

Những giọt long lanh nóng bỏng sáng ngời

Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế 

Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ 

Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào 

“Khi Tố quốc cần, họ biết sổng xa nhau…”

Nhưng tôi biết cái mài đỏ ấy 

Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi 

Trên đinh dốc cao vẫy gọi đoàn người.

Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp.

Một làng xa đi giữa đêm giá rét…

Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi.

Như không hề có cuộc chia ly…

(Trích Cuộc chia ly màu đỏ, Nguyễn Mĩ, Tuyển tập Thơ Việt Nam 1945-1975, NXB Giáo dục, 1981)

Câu 1. Xác định 01 trường từ vựng có trong đoạn trích. 

Câu 2. Sắc đỏ/ màu đỏ được xuất hiện nhiều lần trong đoạn trích. Chi ra những lần sắc đỏ/màu đỏ xuất hiện. Theo anh/chị sắc đỏ/màu đỏ ấy có ý nghĩa biểu tượng gì. 

Câu 3. Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích. 

Câu 4. Cảm nhận của anh/chị về câu thơ “Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”… Từ đó nêu suy nghĩ của anh/chị về sự cống hiến, hi sinh cho Tổ quốc của giới trẻ ngày nay. Trả lời từ 5-7 dòng. 

Lời giải

Câu 1:

– Trường từ vựng có trong bài là trường từ vựng màu sắc: đỏ, hồng, vàng, xanh, trắng,…

Câu 2:

– Sắc đỏ xuất hiện trong các câu:

cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ

Chiếc ảo đỏ rực như than lửa 

Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ

Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ 

Nhưng tôi biết cái mài đỏ ấy 

Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi 

ánh lửa hồng trên bếp.

Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi.

Màu đỏ ấy biểu tượng cho sắc cờ đỏ, cho niềm tin vào độc lập chiến thắng.

Câu 3:

+ Nội dung đoạn trích nói về những cuộc chia ly khi có chiến tranh. Bao trùm đoạn thơ là hình ảnh quen thuộc hiện lên với những gam màu tươi mới, thể hiện tình yêu của cô với anh rất đẹp. Tuy vậy, ngày chungs ta chia li để anh đi cứu nước thì tất cả vẫn đẹp như thế, thể hiện khát khao sẽ giành chiến thắng trở về. 

Câu 4: Học sinh tự viết.

Cuộc chia ly màu đỏ đọc hiểu – Đề số 2

Đọc đoạn trích sau:

Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ 

Tươi như cánh nhạn lai hồng 

Trưa một ngày sắp ngả sang đông 

Thu, bóng nắng vàng lên rực rỡ

Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ

Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa

Chồng của cô sắp sửa đi xa

Cùng đi với nhiều đồng chí nữa

Chiếc ảo đỏ rực như than lửa 

Cháy không nguôi trước cảnh chia ly 

Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia 

Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy.

Không che được nước mắt cô đã chảy

Những giọt long lanh nóng bỏng sáng ngời

Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế 

Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ 

Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào 

“Khi Tố quốc cần, họ biết sổng xa nhau…”

Nhưng tôi biết cái mài đỏ ấy 

Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi 

Trên đinh dốc cao vẫy gọi đoàn người.

Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp.

Một làng xa đi giữa đêm giá rét…

Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi.

Như không hề có cuộc chia ly…

(Trích Cuộc chia ly màu đỏ, Nguyễn Mĩ, Tuyển tập Thơ Việt Nam 1945-1975, NXB Giáo dục, 1981)

Câu 1: xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 2:  phân tích giá trị biểu cảm của trường từ vựng chỉ màu sắc trong bài thơ. 

Câu 3: theo anh(chị) tại sao bài thơ có nhan đề:” cuộc chia li màu đỏ”

Câu 4: hãy rút ra 1 bài học có nghĩa nhất với bản thân từ bài thơ trên.

Lời giải

Câu 1:

– PTBĐ biểu cảm + tự sự

Câu 2:

– Trường từ vựng màu sắc: đỏ – trắng – xanh – hồng

– Trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên vẻ đẹp của đoạn thơ.

– Xây dựng hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc

⇒ Tạo nên khung cảnh của một cuộc chia ly, nhưng đâu còn cái màu ảm đạm, cái buồn tê tái của nỗi chia xa.

Câu 3:

Tác giả chọn nhan đề ” Cuộc chia li màu đỏ” vừa thể hiện khung cảnh chia ly. Ở  khung cảnh ấy có một đôi vợ chồng trẻ đang có những giây phút cuối cùng trước lúc xa nhau: người chồng ấy sắp ra mặt trận. 

Câu 4:

– Sự tin tưởng, lạc quan và đầy tình yêu. Còn là sự cống hiến, hi sinh cho nhiệm vụ của đất nước.

Đăng bởi: Sài Gòn Tiếp Thị

Chuyên mục: Lớp 11, Ngữ Văn 11

Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏTươi như cánh nhạn lai hồngTrưa một ngày sắp ngả sang đôngThu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ.Tôi nhìn thấy một cô áo đỏTiễn đưa chồng trong nắng vườn hoaChồng của cô sắp sửa đi xaCùng đi với nhiều đồng chí nữaChiếc áo đỏ rực như than lửaCháy không nguôi trước cảnh chia lyVườn cây xanh và chiếc nón trắng kiaKhông giấu nổi tình yêu cô rực cháyKhông che được nước mắt cô đã chảyNhững giọt long lanh, nóng bỏng, sáng ngờiChảy trên bình minh đang hé giữa làn môiVà rạng đông đang hừng trên nét mặtMột rạng đông với màu hồng ngọcCây si xanh gọi họ đến ngồiTrong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai…Ngày mai sẽ là ngày sum họpĐã toả sáng những tâm hồn cao đẹp!Nắng vẫn còn ngời trên những lá siVà người chồng ấy đã ra đi…Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xếNhững cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹGió nói, tôi nghe những tiếng thì thào

“Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau…”

Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấyCái màu đỏ như cái màu đỏ ấySẽ là bông hoa chuối đỏ tươiTrên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn ngườiSẽ là ánh lửa hồng trên bếpMột làng xa giữa đêm gió rét…Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi

Như không hề có cuộc chia ly…

1964

Theo anh chị vì sao tác giả gọi đây là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ

   " Giấc mơ xanh còn xanh mãi của tôi

      Là Ô Loan đầm nước trong ngời  "

                                                   (Nguyễn Mỹ)

Đầm Ô Loan - Tuy An - Phú Yên chính là quê hương của Nguyễn Mỹ -nhà thơ mà mỗi khi nhắc tên anh người ta thường nhớ đến " Cuộc chia ly màu đỏ ". Không phải ngẫu nhiên tôi yêu tha thiết cái âm hưởng trong bài thơ này , phải chăng đó là ý niệm chia tay mà không bi lụy , đau thương - cuộc chia tay với những gam màu tươi sáng - chia tay nhau để rồi gặp lại nhau  " như chưa hề có cuộc chia ly".Câu hỏi mà cũng chính là câu trả lời ấy đã dõi theo tôi suốt những năm tháng học trò , là một bài học trong cuộc sống mà tôi luôn mang theo.

Trong cuộc đời mỗi con người ,có lẽ ai cũng chứng kiến biết bao cuộc chia ly và đã có những người "ra đi từ đó không về" . Mỗi khi nhắc đến chia ly  ít ai kiềm được nước mắt . Chính vì thế thơ văn viết về đề tài này bao giờ cũng làm lay động trái tim của nhiều người. Đó là hình ảnh những con tàu thả khói nơi sân ga chuẩn bị lạc về một miền đất xa xôi , đó là màu của ráng chiều gợi lên một nỗi buồn man mác , đó là những nười mẹ tiễn con , vợ tiễn chồng , em tiễn anh ... tất cả đều gợi lên một nỗi đau day dứt, bàng bạc  khuôn nguôi ...Tôi nhớ về một đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi viết về cảnh chia ly :

      " Người ra đi đầu không ngoảnh lại

        Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"

                                                   ( Đất Nước )

Chiến tranh đi qua để lại những mất mác đau thương  không thể phai mờ trong tiềm thức của mỗi người . Mà cảnh chia ly là một trong những cảnh thương tâm nhất.Hẳn tác giả đã nhận ra được cái rưng rưng của "người ra đi" nên mới khiến câu thơ trở nên tinh tế đến vậy.Sự dứt khoát của những chàng trai biết hy sinh bản thân mình vì sự nghiệp chung của dân tộc : "đầu không ngoảnh lại" nhưng chắc chắn một điều trái tim của các anh luôn hướng về quê hương , về gia đình ...

  Cũng với hình ảnh ra đi, Thâm Tâm đã khắc họa sâu sắc tâm trạng  đầy quyết tâm của người chia ly :

               " Người đi ừ nhỉ người đi thật

                  Mẹ thà coi như chiếc lá bay

                  Chị  thà coi như là hạt bụi

                  Em thà coi như hơi rượu say"

                           (Thâm Tâm)

Hình tượng người ra đi được hầu hết mọi người quan tâm.Người ra đi là ai ? Một chiến sĩ cách mạng ? Một đấng trượng phu ? Hay một chàng lãng tử ? Nhưng dù người ra đi ấy là ai và ra đi trong hoàn cảnh nào thì đó cũng là 1 cuộc chia ly mang đầy tâm trạng , khiến chúng ta phải ngậm ngùi.

Trong thời chiến ,  người ta sợ phải nhắc tới hai từ  " chia ly " - là nhắc đến khung cảnh ảm đạm tê tái lòng người . Thế nhưng Nguyễn Mỹ lại đặt tên bài thơ bắt đầu từ "Cuộc chia ly ..." tôi thật sự ấn tượng ngay từ khi đọc nhan đề và rồi cũng có những giọt nước mắt lăn dài trên má nhưng đó lại là những giọt nước mắt cảm động , vui sướng , hăng hái, hứng khởi - những giọt nước mắt tràn đầy hi vọng về cuộc chia ly màu đỏ .

Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ Tươi như cánh nhạn lai hồng Trưa một ngày sắp ngả sang đông Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ. Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa Chồng của cô sắp sửa đi xa Cùng đi với nhiều đồng chí nữa Chiếc áo đỏ rực như than lửa Cháy không nguôi trước cảnh chia ly Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy Không che được nước mắt cô đã chảy Những giọt long lanh, nóng bỏng, sáng ngời Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi Và rạng đông đang hừng trên nét mặt Một rạng đông với màu hồng ngọc Cây si xanh gọi họ đến ngồi Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai... Ngày mai sẽ là ngày sum họp Đã toả sáng những tâm hồn cao đẹp! Nắng vẫn còn ngời trên những lá si Và người chồng ấy đã ra đi... Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ Gió nói, tôi nghe những tiếng thì thào "Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau..." Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy Cái màu đỏ như màu đỏ ấy Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp Một làng xa giữa đêm gió rét... Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi Như không hề có cuộc chia ly...

                                                           1964 

.       Những câu thơ vang dội trong lòng ta , gợi lên một tâm trạng đa chiều: tâm trạng buồn da diết giữa người ra đi và người ở lại; tâm trạng háo hức khí thế tấn công của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước và tình yêu của tuổi trẻ đang phơi phới tuổi xuân tràn đầy hy vọng chờ ngày thống nhất cùng nhau sum họp . "Đó là một cuộc chia ly có màu, màu đỏ, vừa là cái giá đỡ, cái khiên che, vừa là một ẩn dụ đầy linh nghiệm"(Tú Anh). Trong cái cảnh chia ly mà đáng lẽ ra phải vướng víu , buồn tủi , nặng nề như cảnh đi lính ngày xưa trong không gian lạnh lẽo , thiếu sinh khí của buổi hoàng hôn - thì lại tràn ngập trong ánh sáng và màu sắc : màu đỏ của vườn hoa , của chiếc áo rực lên như than lửa ,của cánh nhạn - lai - hồng; màu hồng ngọc của rạng đông,  vàng của nắng thu ,cây thì xanh , nón thì trắng...Màu nào cũng rực rỡ , cũng bừng bừng.Có thể nói Nguyễn Mỹ như một chàng họa sĩ thực thụ trong cách phối màu đã tạo nên bức tranh chan chứa sắc màu tình yêu .Có lẽ thế mà tư tưởng chia  tay trong bài thơ lại không mang nét bi thương thường thấy ! Đó là một thành công lớn của bài thơ.

 Hơn thế , tình yêu của những con người thời đại Hồ Chí Minh:

                         "Trong bóng rợp của mình họ nói đến ngày mai

                           Ngày mai sẽ là ngày sum họp

                           Đã tỏa sáng. Những tâm hồn cao đẹp!"

       Thật đẹp và thật vĩ đại ! Nhân vật trữ tình đã cất lên tiếng nói - tiếng nói tin yêu về một ngày mai giải phóng ,hòa bình .Họ chia tay vì lí tưởng cao đẹp , vì bảo vệ độc lập tự do cho cả một dân tộc , đó là hy sinh niềm riêng để bảo vệ lí tưởng chung , còn gì thiêng liêng hơn! Người thiếu phụ tiễn chồng trong " Chinh phụ ngâm"cũng  với hoàn cảnh ấy nhưng : " Bước đi một bước giây giây lại dừng", phải chăng vì cuộc chiến tranh  phi nghĩa ? Một cuộc chia  ly như thế chỉ để lại những nỗi đau thương không bao giờ nguôi được. Đặc biệt đến  với " Cuộc chia ly màu đỏ", bài thơ muốn nhắn gửi đến bạn đọc biết bao thế hệ tư tưởng : "Khi tổ quốc cần họ biết sống xa nhau".

    Trong những năm tháng hào hùng của đất nước, các chiến sĩ lên đường ra mặt trận mang trong mình đầy hào khí, mạnh mẽ và cứng cỏi.Giới trẻ ngày  nay khó lòng cảm nhận một cách sâu sắc, chân thực cái tư thế ra trận của một thời màu đỏ này.Ra đi nhưng niềm tin yêu hy vọng và đặc biệt là trái tim luôn hướng về quê nhà, để rồi tất cả sẽ theo ta "Như chưa hề có cuộc chia ly". Biết bao bạn trẻ  sợ hãi cảm giác chia xa , vậy thì tôi khuyên bạn hãy một lần đến với bài thơ của Nguyễn Mỹ để hiểu rõ sâu sắc ý nghĩa của những cuộc chia ly ...
      Đã mấy mươi năm trôi qua, trải biết bao thăng trầm, đổi thay của lịch sử  nhưng "Cuộc chia ly màu đỏ" của Nguyễn Mỹ vẫn dành được chỗ đứng vững chãi trong lòng bạn đọc . Riêng bản thân tôi ấn tượng và yêu quí bài thơ bởi cái tư tưởng lạc quan , đầy tin yêu  " Như chưa hề có cuộc chia ly" của bài thơ. Hy vọng thế hệ của hôm nay , tôi và bạn , sẽ lấy bài thơ này làm hành trang để biết cống hiến ,hi sinh vì nhiệm vụ cao cả của đất nước .

                                                                                       LÊ THỊ LỆ HẰNG

(SV khoa Ngữ văn- ĐH KHXH & NV TP.HCM)

Theo anh chị vì sao tác giả gọi đây là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ