Thị trường giản đơn và thị trường hiện đại

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 11 – Bài 2: Hàng hóa – tiền tệ – thị trường giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 11

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 11

Trả lời:

   – Những sản phẩm tiêu dùng trong gia đình là hàng hóa như ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điện thoại, máy tính, loa đài, quạt điện… vì những sản phẩm này có thể được mang ra để trao đổi, mua bán.

   – Những sản phẩm tiêu dùng trong gia đình không phải là hàng hóa là đồ ăn uống vì những sản phẩm này không được mang ra để trao đổi, mua bán (trừ trường hợp gia đình làm quán ăn).

Trả lời:

    – Quả dứa, quả dừa, quả sầu riêng… từ xa xưa vẫn dùng để ăn, uống nước. Ngày nay, dưới sự tác động của khoa học kĩ thuật, ta chế biến được các món hơn như: nước ép, sinh tố, kẹo, mứt…

    – Nước ta có khoảng 2360 con sông lớn nhỏ, trước đây sông ngòi chỉ có giá trị thủy lợi, thủy sản. ngày nay, sông ngòi còn mang giá trị thủy năng rất lớn (tạo ra năng lượng)

    – Trước đây, than đá, dầu mỏ chúng ta khai thác thô là chủ yếu. Hiện nay than đá làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp luyện lim, khai khoáng, nhiệt điện; dầu mỏ đã có nhà máy lọc hóa dầu (Dung Quất), là khí đốt phục vụ công nghiệp nhiệt điện và các ngành khác.

Trả lời:

   Vì:

   – Thứ nhất, hàng hóa là sản phẩm của lao động, đo bằng thời gian lao động cá biệt (tạo ra giá trị cá biệt của hàng hóa).

   – Mỗi loại hàng hóa lại có thời gian lao động cá biệt khác nhau, do đó không thể định giá lượng giá trị hàng hóa bằng bằng thời gian lao động cá biệt.

   – Chỉ có thời gian lao động xã hội cần thiết mới tạo ra giá trị xã hội (chi phí sản xuất, lợi nhuận) của hàng hóa, mới quyết định lượng giá trị của hàng hóa ấy.

Trả lời:

   – Nguồn gốc: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa. Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp đến cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ:

      + Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị: Xuất hiện khi xã hội Công xã nguyên thủy tan rã, sự trao đổi mang tính ngẫu nhiên, chưa cố định.

      + Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: Khi sản xuất hàng hóa phát triển hơn, số lượng hàng hóa được đem ra trao đổi nhiều hơn, một hàng hóa có thể trao đổi được với nhiều hàng hóa khác.

      + Hình thái giá trị chung: Khi sản xuất hàng hóa phát triển và trao đổi trở nên thường xuyên hơn, thì yêu cầu có một hàng hóa tách ra làm vật ngang giá chung.

      + Hình thái tiền tệ: Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất. Ban đầu, vật ngang giá chung cố định là vàng và bạc, hình thái tiền tệ của giá trị xuất hiện. Nhưng vàng có ưu thế hơn bạc nên cuối cùng hình thái tiền tệ được cố định ở vàng.

   – Bản chất của tiền tệ: Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt vì tiền tệ là hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng.

Trả lời:

   Chức năng của tiền tệ:

    – Thước đo giá trị: Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa.

    – Phương tiện lưu thông: Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: H – T – H. Trong đó H –T là quá trình bán, T – H là quá trình mua.

    – Phương tiện cất trữ: được thể hiện khi tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại để khi cần thì đem ra mua hàng. Để làm được chức năng phương tiện cất trữ thì tiền phải đủ giá trị, tức là tiền đúc bằng vàng hoặc những của cải bằng vàng.

    – Phương tiện thanh toán: Tiền tệ được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán như: trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế,…

    – Chức năng tiền tệ thế giới: Tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ nước này sang nước khác, nên đó phải là tiền vàng hoặc tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế. Việc trao đổi tiền của nước này theo tiền của nước khác được tiến hành theo tỉ giá hối đoái. Tỉ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền nước khác.

   * Em đã vận dụng được những chức năng của tiền tệ như:

   – Dùng tiền đi mua hàng hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình hàng ngày.

   – Khi có tiền nhưng chưa dùng đến, em mang cất đi bằng cách bỏ lợn tiết kiệm.

Trả lời:

   Nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ:

   – Quy luật lưu thông tiền tệ là xác định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định. Nó được tính theo công thức:

            M = P x Q/V

   Trong đó:

      + M: số lượng tiền cần thiết cho lưu thông

      + P: Mức giá cả

      + Q: Số lượng hàng hóa đem ra lưu thông

      + V: Số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.

   Khi lạm phát xảy ra thì giá cả của hàng hóa tăng, sức mua của tiền tệ giảm, đời sống của nhân dân lao động gặp khó khăn, các công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước kém hiệu quả.

Trả lời:

    – Sự biến động của cung – cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác.

    – Khi giá cả một hàng hóa nào đó tăng lên sẽ kích thích sản xuất hàng hóa đó tăng, nhưng lại làm cho nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa đó bị giảm. Và ngược lại.

Trả lời:

   – Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ về sự phát triển của sản xuất hàng hóa và thị trường ở địa phương:

   – Sản xuất hàng hóa ở địa phương đa dạng, phong phú: Thị trường nhà đất, thị trường giáo dục, thị trường ăn uống, mua bán thực phẩm sạch.

Trả lời:

   – Khi một người mang hàng hóa ra bán trên thị trường, hàng hóa nào phù hợp với nhu cầu của thị trường, chất lượng tốt khiến người mua hài lòng thì bán được, người bán có lãi, tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

   – Chức năng thông tin giúp người bán hàng đưa ra quyết định phù hợp, kịp thời để thu lợi nhuận.

   – Người mua cũng căn cứ vào chất lượng, nhu cầu của bản thân và những thông tin trên thị trường để mua có lợi nhất.

Trả lời:

   – Công dân cần làm những hành động sau để giúp kinh tế đất nước phát triển:

      + Thực hiện phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tránh tâm lí sính ngoại.

      + Khi tham gia vào thị trường cần mua bán lành mạnh, không buôn bán gian lận để tạo một thị trường đảm bảo, có uy tín, được người mua tin tưởng.

      + Tránh để xảy ra lạm phát

      + Học tập tốt, rèn luyện bản thân để có thể trở thành một người lao động tốt, có kiến thức tiêu dùng và trở thành người tiêu dùng thông minh.

* Hoạt động 2: GV sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề kết hợp với thuyết trình, gợi mở. Tìm hiểu khái niệm và các chức năng cơ bản của thị trường.

* Mục tiêu: học sinh nêu được khái niệm và các chức năng cơ bản của thị trường.

* Cách tiến hành:

* Bước 1: GV hướng dẫn học sinh đọc nội dung phần a.

* Bước 2: GV đưa ra hệ thống câu hỏi

- Thị trường xuất hiện khi nào?

⇒ Sự xuất hiện và phát triển của thị trường gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa

- Hãy lấy ví dụ về thị trường ở dạng giản đơn (hữu hình), sơ khai gắn với không gian, thời gian nhất định.

⇒ Ví dụ: mua bán rau quả, thịt cá ở nhóm chợ đồng quê

⇒ Thị trường ở dạng giản đơn (hữu hình) như : thị trường tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt…

- Nêu và phân tích một số dạng thị trường hiện đại có tính chất môi giới, trung gian, vô hình : thị trường nhà đất (thị trường bất động sản), thị trường chất xám, thị trường sức lao động…

→ Dù là thị trường giản đơn hay hiện đại đều luôn có sự tác động qua lại của các yếu tố cấu thành thị trường như : hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, dẫn đến quan hệ cung - cầu, xác định giá cả và số lượng hàng hóa được trao đổi mua bán.

- Thị trường là gì ?

- Các “chủ thể kinh tế”của thị trường bao gồm các thành phần nào ?

⇒ Các chủ thể kinh tế của thị trường gồm: người bán, người mua, cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, nhà nước … tham gia vào mua bán, trao đổi trên thị trường.

- Thị trường có các chức năng cơ bản nào ?

⇒ Cần xem xét trên hai thuộc tính : giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Nếu hàng hóa bán được tức là xã hội thừa nhận hàng hóa đó phù hợp với nhu cầu của thị trường thì giá trị của nó được thực hiện (người sản xuất ra hàng hóa được bù đắp giá trị, có vốn để tái sản xuất), hàng hóa đó có ích cho xã hội và ngược lại.

VD: Xí nghiệp của ông A sản xuất giấy bao bì tập của học sinh. Sản phẩm của ông A bán rất chạy với lý do: mẫu mã đẹp, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng; giá cả vừa phải (2.000đ/chục).

- Trên đài truyền hình , hàng ngày đều có bản tin thị trường nói về giá cả của một số mặt hàng như: rau quả, gạo, thịt, cá, giá vàng bạc, xe máy…

Khi đó, thị trường có chức năng gì ?

- Thị trường cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường những thông tin về quy mô cung - cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua - bán... các hàng hóa, dịch vụ, từ đó giúp cho người bán đưa ra các quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận ; còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.

VD: Nhờ nắm bản tin thị trường vàng bạc, đá quý mà khách hàng có thể quyết định mua vào cất trữ hay bán ra ; mua, bán vào thời điểm nào là có lợi nhất.

- Chức năng thứ 3 của thị trường là gì ?

- Sự biến động của cung - cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao.

 + Ở một ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm xuống, hàng hóa bán không chạy và có thể lỗ vốn, buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hóa cao.

 + Khi giá cả một hàng hóa nào đó tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hóa đó nhiều hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa đó bị hạn chế. Ngược lại, khi giá cả của một hàng hóa giảm xuống sẽ kích thích tiêu dùng và hạn chế việc sản xuất hàng hóa đó.

- Cơ chế thị trường ngoài tác dụng tích cực, vẫn có những khuyết tật, hạn chế và tác động tiêu cực. Vì thế, Nhà nước cần phải có sự điều tiết vĩ mô (bằng pháp luật, chính sách…) để phát huy tác dụng tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nó, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ; đảm bảo cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc

3. Thị trường

a. Thị trường là gì?

Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

b. Các chức năng cơ bản của thị trường

- Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

- Chức năng thông tin

- Chức năng điều tiết (kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng).

⇒ Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất và Nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.