Thị trường máy tính xách tay ở Việt Nam

Ghi nhận của VnEconomy, tại các cửa hàng bán lẻ, tình trạng khan hiếm hàng trước nhu cầu tăng cao của người dùng, và đặc biệt các cửa hàng đều chịu ảnh hưởng nặng nề của việc thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.

TĂNG TRƯỞNG NÓNG Ở NHIỀU PHÂN KHÚC

Đại diện FPT Shop cho biết, trong đợt giãn cách lần này, nhu cầu làm việc tại nhà trùng với thời điểm chuẩn bị năm học mới và học online nên tổng số lượng máy tính xách tay bán ra tăng 30% so với tháng trước và tăng gần 100% so với năm ngoái. Trong đó, laptop phân khúc giá bán từ 20 triệu trở lên có sức tăng mạnh nhất 70% so với tháng trước và tăng khoảng 200% so với cùng kỳ năm trước. 

"Năm 2021, tổng số máy tính cá nhân [laptop, PC], máy tính bảng [tablet] và điện thoại thông minh sẽ đạt 6,2 tỷ chiếc trên toàn cầu. Số lượng laptop và tablet được sử dụng vào năm 2021 sẽ tăng 125 triệu chiếc so với năm 2020. Năm 2022, số lượng thiết bị này trên toàn cầu sẽ đạt 6,4 tỷ chiếc, tăng 3,2% so với năm 2021".Theo Gartner dự báo

Về phân khúc giá dưới 12 triệu đồng, FPT Shop chủ trương kinh doanh đa dạng sản phẩm ở phân khúc này vì phù hợp cho đối tượng học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, lịch trình hàng hóa về Việt Nam lại phụ thuộc vào các hãng máy tính và hiện đang thiếu nguyên liệu sản xuất, phụ kiện ở các phân khúc này. Tất cả laptop ở phân khúc này nếu có thì FPT Shop đều nhập hết vì nhu cầu tăng cao.

Ngoài ra, các mẫu laptop phân khúc dưới 12 triệu đang chiếm khoảng 3% về mặt số lượng trên tổng số bán của laptop trong tháng 8 và đang giảm so với tháng 7 do lượng hàng ở phân khúc này đang thiếu hụt rất nhiều trong khi tổng số lượng bán ra tăng gần 50% so với tháng 7. Tuy nhiên, để giúp khách hàng tiếp cận những dòng sản phẩm phân khúc cao hơn thì FRT có chương trình trả góp 0%, giảm bớt áp lực phải chi số tiền lớn ban đầu.

Từ giữa tháng 8 đến nay, một số trường đã cho học sinh nhập học với hình thức học trực tuyến, bao gồm cả học sinh lớp 1. Hệ thống cửa hàng CellphoneS cũng ghi nhận sức mua máy tính bảng và laptop tăng mạnh gấp 2 lần so với thời điểm tháng 5/2021 do nhu cầu làm việc tại nhà và giải trí tăng cao. Trong các tháng 6 và 7, sức mua giảm 20-30% tuy nhiên vẫn được coi là tăng trưởng trong khi các mặt hàng khác giảm 70-80%.

Tuần rồi hệ thống CellphoneS cũng ghi nhận lượng mua máy tính bảng, laptop tăng khoảng 50% so với cùng kỳ, trung bình trong tuần sức mua còn cao hơn 20% so với đỉnh điểm trong tháng 5. Dự đoán nhu cầu vẫn sẽ tiếp tục tăng cao khi các trường còn lại do không thể tiếp tục trì hoãn việc khai giảng vì dịch kéo dài nên dự kiến cũng bắt buộc phải lựa chọn hình thức học trực tuyến.

XU HƯỚNG LAPTOP GIẢI TRÍ, GAMING, VĂN PHÒNG LÊN NGÔI

Về xu hướng cho tiêu dùng laptop sắp tới, ông Hoàng Văn Dũng, Giám Đốc ngành hàng laptop FPT Shop cho rằng: Những mẫu laptop đang được ưa chuộng nhất năm nay là những mẫu dành cho gaming phục vụ nhu cầu giải trí và laptop mỏng nhẹ khoảng dưới 1.3kg dễ dàng di chuyển. 

"Nếu khách hàng không có nhu cầu chơi game và đồ họa mà chỉ cần những chiếc máy dễ di chuyển và làm việc tốt thì sẽ tìm những laptop mỏng nhẹ ở khoảng 20 triệu đồng".Ông Hoàng Văn Dũng, Giám đốc ngành hàng laptop FPT Shop.

Ông Dũng dẫn chứng, nếu khách hàng mua máy phục vụ mục đích chơi game và đồ họa thì sẽ tìm những chiếc laptop gaming có cấu hình và thiết kế mạnh mẽ để tối ưu hóa nhu cầu sử dụng; hoặc nếu khách hàng không có nhu cầu chơi game và đồ họa mà chỉ cần những chiếc máy dễ di chuyển và làm việc tốt thì sẽ tìm những laptop mỏng nhẹ ở khoảng 20 triệu đồng. Đây là những chiếc máy đẹp, nhỏ, gọn, cấu hình khá tốt có thể đáp ứng nhu cầu làm việc văn phòng.

Ông Nguyễn Lạc Huy, Phụ trách truyền thông của chuỗi cửa hàng CellphoneS, thừa nhận: Từ ngày 23/8 toàn bộ việc đi lại ở TP.HCM được kiểm soát đặc biệt gắt gao thì các em học sinh sẽ rất khó tiếp cận với các sản phẩm phục vụ cho mục đích học tập này. Hiện, CellphoneS tại Hà Nội vẫn nỗ lực giao hàng qua các bên vận chuyển. Tại TP.HCM, lượng hàng laptop đặt mua tăng cao, khách hàng sẵn sàng trả giá cao nhưng vẫn rất khó đáp ứng do thực hiện Chỉ thị 16, giãn cách xã hội.”

Hiện nay, CellphoneS cùng các hãng tập trung vào việc giữ nguyên bình ổn giá bán và đảm bảo nguồn cung mặc dù nhu cầu thế giới cũng đang tăng cao và việc nhập khẩu thông quan tại Việt Nam cũng rất khó khăn.

Từ đầu năm 2021 đến nay, một số mẫu laptop của các hãng Asus, Dell, HP có tình trạng khan hàng. Bên cạnh nhu cầu cao từ khách hàng thì nguồn cung cũng gặp khó khăn. Sự thiếu hụt về nguồn cung linh kiện, vật liệu chế tạo đã tác động lớn đến quá trình sản xuất laptop. Covid-19 bùng phát khiến quá trình vận chuyển, chuỗi cung ứng hàng hóa gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung.

Theo số liệu GFK trong quý 2/2021, FPT Shop đã vươn lên dẫn đầu thị phần bán lẻ laptop với 31% thị phần. Doanh thu laptop của hệ thống cũng có bước tiến mới, đạt 1.329 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm 2020.

Hãng nghiên cứu Gartner dự báo, năm 2021, tổng số máy tính cá nhân [laptop, PC], máy tính bảng [tablet] và điện thoại thông minh sẽ đạt 6,2 tỷ chiếc trên toàn cầu. Số lượng laptop và tablet được sử dụng vào năm 2021 sẽ tăng 125 triệu chiếc so với năm 2020. Năm 2022, số lượng thiết bị này trên toàn cầu sẽ đạt 6,4 tỷ chiếc, tăng 3,2% so với năm 2021.

Gartner cho rằng, số lượng laptop và tablet sẽ tăng tương ứng 8,8% và 11,7% vào năm 2021. Tuy nhiên, số lượng PC có thể sẽ giảm từ 522 triệu chiếc vào năm 2020 xuống còn 470 triệu chiếc vào năm 2022.

Theo khảo sát của phóng viên VietnamPlus, thời điểm này, thị trường laptop khá trầm lắng. Từ đầu tháng Tư tới nay, nhiều chuỗi hệ thống bán máy tính, đại lý trên địa bàn Hà Nội đồng loạt giảm giá để kích cầu người tiêu dùng.

Đơn cử, FPT Shop đang tổ chức chương trình giảm giá 10-30% cho sản phẩm laptop. Cụ thể, Lenovo Ideapad Slim 3 14ITL6 giảm 1,4 triệu đồng, từ 14,89 triệu đồng xuống còn 13,49 triệu đồng/chiếc; Dell Latitude L3420CTO từ 15,9 triệu đồng xuống còn 14,3 triệu đồng/chiếc [giảm 1,6 triệu đồng]; Dell Inspiron N3501 giảm từ 14,4 triệu đồng xuống 12,3 triệu đồng/chiếc [giảm 2,1 triệu đồng]. Thậm chí, một số mẫu laptop khác còn giảm đến 4 triệu đồng/chiếc.

Tại CellphoneS, Asus Tuf Gaming FX506LH giảm từ 21,9 triệu đồng xuống còn 17,99 triệu đồng/chiếc; Asus zenbook giảm từ UX325EA từ 25,9 triệu đồng xuống còn 21,6 triệu đồng/chiếc [giảm 4 triệu đồng]; MSI Gaming GF63 Thin 11UD 473 giảm từ 21,9 triệu đồng còn 17,9 triệu đồng/chiếc; Lenovo Legion 5 15ITH6 giảm 6 triệu, từ 35,9 triệu đồng xuống còn 29,9 triệu đồng/chiếc…

Các đại lý, cửa hàng tung hàng loạt các chương trình khuyến mãi với các sản phẩm laptop. [Ảnh chụp màn hình]

Lý giải nguyên nhân khiến sản phẩm laptop giảm giá mạnh, đại diện các chuỗi bán hàng cho rằng hiện nguồn cung mặt hàng này khá dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm của khách. Cùng với đó sức mua cũng không tăng nóng như trước.

[Học online 'kích thích' thị trường laptop, tablet tăng trưởng mạnh]

“Thông thường hàng năm, thời gian quý II là thời thấp điểm của việc mua sắm laptop nên doanh số sẽ suy giảm khoảng 20-25%. Bên cạnh đó, lượng hàng về dồi dào từ kế hoạch hàng hóa của quý cuối năm trước nên rất nhiều dòng sản phẩm đang có mức giá tốt để thu hút người tiêu dùng,” ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện CellphoneS cho biết.

Tuy nhiên, đại diện các cửa hàng đều cho rằng thời gian tới sẽ thị trường sẽ tăng trưởng nhờ vào nhu cầu về laptop cho học sinh, sinh viên./.

Minh Hiếu [Vietnam+]

[HNMO] - Sau gần 2 năm tăng trưởng phi mã, thị trường máy tính bước vào giai đoạn giảm tốc do nguồn cung hạn chế - hệ quả của những khó khăn trong chuỗi cung ứng và hoạt động vận tải. 

Nhu cầu tăng cao nhưng nguồn cung hạn chế đang bóp nghẹt khả năng đáp ứng khách hàng của chuỗi kinh doanh.

Trên quy mô toàn cầu, thống kê mới công bố của hãng nghiên cứu thị trường Canalys cho thấy, người tiêu dùng toàn cầu đã mua 84,1 triệu máy tính cá nhân, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức thấp hơn đáng kể so với 5 quý trước đó - vốn đều chứng kiến sức tăng trưởng 2 con số. 

Trong đó, số lượng máy tính xách tay và máy trạm di động bán ra tăng 3%, đạt 67,4 triệu máy bán ra. Mảng máy tính để bàn và máy trạm để bàn cũng tăng trưởng 12%, đạt 16,6 triệu máy bán ra. Nếu chỉ nhìn vào doanh số, đây là lượng máy tính bán ra nhiều nhất kể từ quý III-2021. 

Tuy nhiên, thực tế là hầu hết các nhà phân phối và đối tác bán lẻ đều đang đối mặt khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung. Trong khi đó, các nhà sản xuất cũng rất vất vả để đảm bảo sản lượng đủ đáp ứng đơn đặt hàng từ phía đối tác. 

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở thị trường trong nước. Trong 9 tháng năm 2021, đã có hơn 1 triệu máy tính xách tay được nhập khẩu về Việt Nam, với các các thương hiệu dẫn đầu lần lượt là Dell, HP, Asus. Con số này cao hơn đáng kể mức 646.051 máy của cùng kỳ năm 2020. 

Tuy nhiên, khó khăn nguồn cung chung trên toàn cầu kết hợp với thực tế nhu cầu học tập và làm việc trực tuyến trong nước tăng vọt thời gian qua đã khiến tình trạng khan hiếm trở nên trầm trọng. Không chỉ thường xuyên phải từ chối các yêu cầu mua hàng từ đại lý, bản thân các nhà phân phối Việt Nam đã và đang phải cạnh tranh vất vả trên quy mô quốc tế để có được đơn đặt hàng cũng như đảm bảo hàng đã đặt về đúng thời điểm và đầy đủ. 

Khó khăn ở lĩnh vực phần cứng bán lẻ và máy tính để bàn được đánh giá là trầm trọng hơn so với mảng kinh doanh máy tính xách tay, đặc biệt do sự khan hiếm card đồ họa và bộ vi xử lý trung tâm [CPU]. Để ứng phó, nhiều đơn vị bán lẻ buộc phải dừng phục vụ riêng hai loại linh kiện này để tập trung đáp ứng nhu cầu lắp ráp máy nguyên chiếc. Khó khăn càng chồng chất khi giá thành các thành phần cơ bản khác như bo mạch chủ, màn hình cũng đều cao hơn. Sự kết hợp của các yếu tố như vậy đồng nghĩa chi phí người dùng bỏ ra để sở hữu máy tính lúc này đã trội lên đáng kể. 

Cùng với card đồ họa, bộ vi xử lý đang chứng kiến tình trạng khan hiếm dẫn tới giá thành tăng cao ở thị trường Việt Nam.

Thực tế khó khăn nói trên đặt hệ thống đại lý bán lẻ vào thế khó. Theo ghi nhận, nhiều đơn vị phải tự xoay xở bằng nguồn hàng riêng, thay vì chỉ trông chờ vào nhà phân phối chính thức của các thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp cũng phải giới hạn bán lẻ các loại linh kiện bị thiếu [đặc biệt là bộ vi xử lý] để ưu tiên lắp máy tính hoàn chỉnh cho khách hàng. 

Việc thiếu hụt nguồn cung được dự báo còn kéo dài và sẽ đặc biệt trầm trọng trong dịp cuối năm nay, khi nhu cầu mua sắm tăng vọt. Nhận định này cũng đúng với Việt Nam. Qua trao đổi với phóng viên, đại diện một hãng bán dẫn lớn tại Việt Nam đã dự báo, khó khăn của ngành kinh doanh máy tính trong nước chỉ có thể cải thiện sớm nhất là từ cuối năm 2022. 

Video liên quan

Chủ Đề