Thi viên chức hà nội 2023

Chiều 12/9, tại Kỳ họp thứ 9 (kỳ họp chuyên đề), Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp thành phố năm 2022 và giao bổ sung viên chức giáo viên năm học 2022-2023.

Theo đó, tổng biên chế sự nghiệp thành phố năm 2022 được điều chỉnh là 116.420 biên chế. Trong đó, giao bổ sung 2.361 biên chế giáo viên năm học 2022-2023 cho Sở Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, gồm: 600 biên chế là giáo viên tiểu học; 1.309 giáo viên trung học cơ sở; 452 giáo viên trung học phổ thông.

Thi viên chức hà nội 2023

Ảnh minh họa: Ngân Chi

Hội đồng nhân dân thành phố giao Uỷ ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai giao bổ sung biên chế giáo viên theo đúng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố, đảm bảo đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch;

Đồng thời yêu cầu các đơn vị sử dụng số biên chế được giao bổ sung một cách hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo có số dư biên chế viên chức để thực hiện mục tiêu tinh giản 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách trong giai đoạn 2022-2026 theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Hội đồng nhân dân thành phố cũng đề nghị Uỷ ban nhân dân thành phố xây dựng, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới giáo dục Thủ đô đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, trong đó đặc biệt lưu ý đến ngoài việc phát triển các trường công lập thì cần đẩy mạnh việc thu hút xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, đẩy mạnh việc thành lập các trường ngoài công lập ở những nơi có đủ điều kiện; nghiên cứu xây dựng cơ chế “Đầu tư công- Quản trị tư” trong lĩnh vực giáo dục của thành phố.

Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân thành phố, trong 12 đơn vị có số lượng học sinh tăng mạnh, biên chế giáo viên được giao chưa đáp ứng được nhu cầu biên chế so với định mức ngành quy định về số giáo viên đứng lớp trên số lượng học sinh thực tế. Quận Hoàng Mai xếp đầu tiên với 669 giáo thiếu so với định mức và sẽ được giao bổ sung 222 giáo viên. Tiếp đó là quận Hà Đông thiếu 601 và được giao bổ sung 187.

Những đơn vị chưa cần giao bổ sung biên chế giáo viên gồm các huyện: Quốc Oai, Đan Phượng, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Phúc Thọ; thị xã Sơn Tây; 2 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm...

Trước đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có Tờ trình gửi Hội đồng nhân dân thành phố. Theo đó, năm học 2021-2022, tổng số viên chức ngành giáo dục của thành phố Hà Nội còn thiếu so với định mức cần do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 7.134 biên chế. Năm học 2022-2023, do thành lập trường mới, tăng lớp, tăng học sinh, số viên chức ngành giáo dục còn thiếu so với định mức là 3.131. Như vậy năm học 2022-2023, thành phố thiếu 10.265 biên chế viên chức.

Trên cơ sở Tờ trình của UBND thành phố, báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế, Hội đồng nhân dân thành phố đã quyết nghị điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2022.

Thiên Nhi

Ngày 15/1 đã diễn ra cuộc thảo luận về dự thảo kế hoạch “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị công lập”. Tại đây, Ban thường vụ tại Hội nghị Thành ủy Hà Nội đã đưa ra chủ trương, Hà Nội sẽ tạm dừng thi tuyển viên chức giáo viên.

Câu chuyện không của riêng ai

Hiện nay, Hà Nội có hơn 2000 trường học và đang trong tình trạng thiếu gần 10000 giáo viên, nhân viên. Như vậy với nội dung chủ trương trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của các trường. Lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên không đủ để đáp ứng với nhu cầu thiết yếu của tất cả học sinh. Trong dự thảo chương trình phổ thông mới của Bộ Giáo dục và đào tạo có phương án nâng cao chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ cho học sinh ngay từ tiểu học.

Ngoài ra, còn đưa môn Tin học làm môn học bắt buộc, tính điểm để làm điều kiện lên lớp. Thế nhưng trong thực tiễn, nhiều trường trên địa bàn Hà Nội còn đang thiếu  giáo viên dạy học ngoại ngữ,  tin học cho cấp tiểu học. Giáo viên trong biên chế nhà trường còn chưa đủ chứ còn chưa tính đến số lượng giáo viên để đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình cải cách, đổi mới như Bộ Giáo dục đang nỗ lực thực hiện.

Thi viên chức hà nội 2023

Hà Nội dừng tuyển viên chức giáo viên

Chủ trương này áp dụng còn sẽ trở thành nỗi lo cho nhiều đối tượng cá nhân khác . Đội ngũ cử nhân đại học ra trường trong sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp, làm việc trái ngành, trái nghề, không phát huy tối đa sở trưởng của các cử nhân. Về phía các em THPT, đặc biệt là các em học sinh lớp 12 đang có ý định theo học ngành sư phạm mầm non, đây sẽ là thông tin “sét đánh”, gây hoang mang, áp lực cho các em về tiềm năng tìm kiếm việc làm trong tương lai.

Nếu như giờ mà chuyển hướng học sang ngành học khác thì sẽ gây tốn thời gian cũng như công sức các em đã phải bỏ ra trong suốt 3 năm ở trung học phổ thông. Nhưng hơn hết, chủ trương này được áp dụng thì nhiều giáo viên hợp đồng phải hứng chịu thiệt thòi. Một giáo viên trường THCS Khương thượng bày tỏ:

“Hà Nội mà tạm dừng tuyển dụng biên chế thì chúng tôi- những giáo viên dạy hợp đồng đến bao giờ mới có được vị trí công việc ổn định và được hưởng mức lương, chính sách do nhà nước quy định cho giáo viên biên chế”.  Có những trường hợp, giáo viên công tác với trường suốt hơn 10 năm trời với hy vọng có ngày được xét tuyển vào đội ngũ giáo viên chính thức thì giờ đây không biết giấc mơ ấy lại bị trì hoãn thêm 1 hay vài năm nữa? Chính sách này sẽ ảnh hưởng đến “miếng cơm manh áo” của nhiều giáo viên, thậm chí các giáo viên hợp đồng buộc phải nghỉ việc để tìm cho mình một công việc khác để duy trì nhu cầu sống tối thiểu của bản thân cũng như gia đình về lâu về dài.

“Tạm dừng tuyển chứ không dừng hẳn”

“Tạm dừng tuyển chứ không dừng hẳn”- Đó là nhận định của  ông Phạm Xuân Tiến- Phó giám đốc sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội khi được hỏi đến chủ trương đã được đưa ra tại hội thảo trong ngày 15/1 vừa qua. Theo đó, trong năm 2018, các trường dừng tuyển để chuẩn bị yêu cầu cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau quá trình rà soát đó, các trường sẽ tiếp tục tuyển dụng, tránh tình trạng theo phương thức mới, tránh tuyển dụng theo lối mòn cũ, lạc hậu như trước đây.

Nhờ vậy, chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên sẽ được nâng cao, cũng như tinh giảm được thời gian, chi phí chung. Thực tế, nếu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới thì các trường lại rơi vào tình trạng thừa GV.

Ở lớp 1, năm học 2019 - 2020 sẽ thừa hơn 4 nghìn giáo viên và con số đó sẽ tăng lên 5.000 vào năm học 2020 - 2021. Bậc học có số lượng giáo viên thừa nhiều nhất là bậc trung cơ học cơ sở. Mỗi năm sẽ phải dư thừa tối đa 6.000 người. Theo dự đoán thì vào năm học 2023 - 2024, tổng số giáo viên thừa lên đến 21.663 người. Bậc THPT năm học 2023 - 2024 thừa 8.874 giáo viên.

Đó là những con số ước tính tuy nhiên với tình trạng hiện nay thì đây là những con số hoàn toàn đáng tin cậy. Qua những thông tin trên cho thấy việc Hà Nội tạm dừng tuyển viên chức Giáo viên, nhân viên là quyết định đúng đắn. Bộ Giáo dục sẽ có thời gian để xây dựng bản kế hoạch, lộ trình dài hạn, phù hơp.

Sinh viên sư phạm mầm non đừng vội lo lắng

Không chỉ các em học sinh mà các em sinh viên đã, đang và sẽ theo đuổi ngành sư phạm cũng đừng lo lắng bởi chủ trương này vì bởi lẽ quyết định này chắc chắn sẽ chỉ thực hiện trong. Sau đó, các trường  học sẽ tiếp tục tuyển dụng. Tuy nhiên, các em cần phải nâng cao trình độ học vấn, tích lũy được kỹ năng học Ngoại ngữ, tin học để đáp ứng được yêu cầu khắt khe của chương trình giáo dục phổ thông mới. Có như vậy, các em sẽ không còn nỗi lo thật nghiệp.