Thời gian trung bình từ khi nhiễm hiv đến aids năm 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Mang Thị Phương Mai - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Biểu hiện HIV tuy không có thời gian cố định nhưng thời gian xuất hiện các biểu hiện sớm của bệnh HIV sau khi người bệnh tiếp xúc với nguồn bệnh là khoảng từ 2-6 tuần. Việc phát hiện các triệu chứng và làm xét nghiệm sớm giúp người bệnh được điều trị sớm.

1. Các giai đoạn biểu hiện bệnh sau khi lây nhiễm

Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh khoảng từ 2-6 tuần người bệnh thường xuất hiện những biểu hiện sớm của bệnh, tuy nhiên các dấu hiệu này khá giống với bệnh cảm cúm thông thường nên có thể dễ bị nhầm lẫn.

1.1 Giai đoạn 1 hay còn gọi giai đoạn cấp tính

  • Đây là giai đoạn đầu tiên, thường vào 2 đến 6 tuần sau khi người bệnh tiếp xúc hoặc bị lây nhiễm với virus HIV. Các xét nghiệm sàng lọc thông thường cũng không xác định được bệnh nên còn gọi là giai đoạn cửa sổ.
  • Đa số những người bị lây nhiễm đều có các triệu chứng giống như bệnh cúm [sốt, đau cơ, phát ban, đau khớp, nổi hạch cổ bẹn hay nách...]

Đa số những người bị lây nhiễm HIV có các triệu chứng giống như bệnh cúm

  • Các triệu chứng có thể nhẹ, người bệnh có thể không chú ý, nhưng virus đang sinh sôi và lây lan khắp cơ thể trong thời gian này.
  • Khả năng lây truyền HIV trong thời gian này là cao nhất vì số lượng virus trong máu rất cao.

1.2 Giai đoạn 2 hay giai đoạn ẩn bệnh

  • Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm mà không gây bất kỳ triệu chứng nào.
  • Có thể có những triệu chứng hạn chế liên quan đến nhiễm HIV trong giai đoạn này. Tuy nhiên phần đa người bệnh có thể không có những triệu chứng trong nhiều năm.
  • Trong giai đoạn này virus có trong cơ thể nhưng không tấn công hệ miễn dịch, việc điều trị trong giai đoạn này rất quan trọng.
  • HIV vẫn có thể lây truyền sang người khác trong giai đoạn này.

1.3 Giai đoạn 3 có triệu chứng nhẹ

  • Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: sút cân nhẹ, loét miệng, phát ban sẩn ngứa, herpes, zoster, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên tái phát.

1.4 Giai đoạn 4 hay bệnh AIDS

  • Đây là giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV và là kết thúc bi thảm khó tránh khỏi ở những người bệnh
  • Một người bị AIDS khi phản ứng miễn dịch của họ rất yếu và mất khả năng kháng nhiễm do virus tấn công trực tiếp vào hệ thống miễn dịch đặc hiệu của cơ thể gây suy giảm miễn dịch.
  • Các triệu chứng trong giai đoạn này rất khác nhau, chủ yếu là biểu hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội...

2. Làm sao để phát hiện bệnh

Cách duy nhất để biết quý vị có bị nhiễm bệnh hay không là làm xét nghiệm HIV

Những ai nên làm xét nghiệm HIV:

  • Người có tiêm chích ma túy và dùng chung bơm kim tiêm với người khác.
  • Người có quan hệ tình dục qua đường hậu môn, đường âm đạo hay dùng miệng mà không dùng bao cao su với người không phải là vợ/chồng của mình.
  • Người có quan hệ tình dục không an toàn [nghĩa là không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng bao cao su không đúng cách] với người tiêm chích ma túy hoặc với những người có quan hệ tình dục với nhiều người khác.
  • Là bạn tình hay người chăm sóc người sống chung với HIV.
  • Có mẹ bị nhiễm HIV.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Căn bệnh thế kỷ HIV vẫn đang là nỗi ám ảnh với nhiều bệnh nhân. Và câu hỏi chung mà những bệnh nhân thời kỳ đầu thường đặt ra là bị HIV sống được bao lâu, hay làm thế nào để sống khỏe mạnh. Chuyên gia MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ngay tại đây.

1. Giải đáp bị HIV sống được bao lâu

Người bị nhiễm HIV sống được bao lâu là câu hỏi được nhiều bệnh nhân thắc mắc nhất? Vậy cụ thể như thế nào?

1.1 Hiểu thêm về HIV

Về bản chất, HIV là tên gọi của một loại virus. Chủng virus nào gây ra tình trạng suy giảm hệ miễn dịch ở người. Virus HIV xuất hiện từ lâu và lần đầu tiên được phát hiện tại Mỹ vào năm 1981. Trải qua một thời gian dài, cho tới năm 2014, số liệu cập nhật trên thế giới có hơn 60 triệu người nhiễm HIV, và một nửa trong số đó đã tử vong cùng thời điểm.

HIV - căn bệnh dẫn tới nguy cơ tử vong cao nhất

Virus HIV sau khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ tấn công và phá hủy hệ miễn dịch. Nó là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của các căn bệnh nguy hiểm với nguy cơ tử vong rất cao.

1.2 Nhầm tưởng về HIV

HIV/AIDS là cụm từ song hành với nhau nhưng không phải là một. Nhiều người thường nhầm lẫn HIV cũng là AIDS. Tuy nhiên thực tế, AIDS là giai đoạn cuối của HIV. Khi mầm mống HIV xâm nhập vào trong cơ thể, chúng tấn công các tế bào miễn dịch lympho T-CD4. Đây là tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể, giúp người khỏe mạnh chống lại bệnh tật. Điều trị kéo dài sẽ làm giảm nguy cơ dẫn tới AIDS.

AIDS xảy ra khi người bệnh nhiễm HIV mà không được điều trị. Lúc này, trong một mm3 máu chỉ còn lại hơn 200 tế bào bạch cầu T-CD4. Hệ miễn dịch bị suy giảm chức năng một cách trầm trọng.

1.3 HIV sống được bao lâu?

HIV sống được bao lâu? Nhiều lầm tưởng về HIV khiến nhiều bệnh nhân suy sụp. Trên thực tế, người bị mắc HIV thường có tuổi thọ trung bình thấp hơn nhiều so với người khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, với nỗ lực nghiên cứu, ngành y học ngày nay vẫn đang tìm ra nhiều loại thuốc giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân nhiễm HIV.

Người bị nhiễm HIV có khả năng sống khỏe tới 30 năm nếu tuân thủ phác đồ điều trị. Đây là thông tin được chuyên gia y tế hàng đầu trong lĩnh vực khẳng định. Thực tế, trên thế giới ghi nhận rất nhiều bệnh nhân nhiễm bệnh từ những năm của thập kỷ 80 hay 90 đều vẫn sống bình thường.

HIV sống được bao lâu còn phụ thuộc nhiều yếu tố

Một trường hợp cụ thể tại Việt Nam ghi nhận, người phụ nữ bị chẩn đoán nhiễm virus HIV từ cuối tháng 12 năm 1990. Chị bắt đầu uống thuốc điều trị vào đầu năm 1997. Sau khi được theo dõi và điều trị theo phác đồ của các bác sĩ, người phụ nữ này hiện đang sống khỏe mạnh cho tới nay. Ngoài ra, hiện còn có rất nhiều bệnh nhân điều trị HIV khác có cuộc sống khỏe mạnh và sinh hoạt, làm việc hoàn toàn bình thường trong rất nhiều năm kể từ khi phát hiện ra bệnh.

2. HIV có thể chữa trị dứt điểm không?

Bên cạnh câu hỏi HIV sống được bao lâu, nhiều bệnh nhân cũng thắc mắc HIV có thể được điều trị dứt điểm không. Nhờ có sự phát triển về khoa học, kĩ thuật, HIv có thể kiểm soát được lây nhiễm nếu người dùng sử dụng liệu pháp kháng retrovirus [ART]. Loại thuốc này có chức năng làm giảm tải lượng virus trong cơ thể. Từ đó giúp người nhiễm HIV có thể sống khỏe mạnh.

Nếu không thể phát hiện được tải lượng virus, thì các bệnh nhân HIV không thể lây nhiễm cho người khác.

Tuy nhiên, rất khó để nói chính xác về việc chữa trị dứt điểm bệnh HIV, bởi đến nay cũng chưa có cách chữa. Việc mà các bác sĩ có thể làm là giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh, không để tiến triển nhanh.

Chưa tìm ra biện pháp chữa dứt điểm HIV

Trong trường hợp đã mắc HIV, bất kể là có dùng thuốc ART hay không, virus vẫn tồn tại trong một nhóm tế bào. Nhóm này được gọi là ổ chứa HIV. Lượng virus cũng sẽ tăng nhanh trở lại nếu dùng thuốc ART. Do vậy vẫn chưa có cách nào để chữa trị dứt điểm tình trạng này.

Tuy nhiên, cũng có hy vọng về việc chữa trị dứt điểm HIV. Nhiều thử nghiệm trên thế giới đã được đưa ra, có hiệu quả tốt nhưng chỉ được một số trường hợp thử nghiệm rất hiếm hoi. Dù sao đây cũng là một tín hiệu đáng mừng.

3. Phương pháp sống lâu, sống khỏe cho bệnh nhân HIV

HIV sống được bao lâu còn tùy thuộc vào thời điểm phát hiện và quá trình điều trị. Điều trị HIV càng sớm, tỉ lệ kéo dài tuổi thọ càng cao.

  • Thuốc kháng virus cần được sử dụng hàng ngày để ngăn chặn sự sinh sản của HIV trong cơ thể, các tế bào CD4 sẽ được bảo vệ tối ưu, hệ thống miễn dịch không bị đe dọa và tiếp tục làm nhiệm vụ chống chọi bệnh tật.
  • Tuy nhiên, để sống lâu và sống khỏe mỗi ngày, chỉ sử dụng thuốc thì không đủ. Để làm chậm tiến trình phát triển, người bệnh nên tạo thói quen cân bằng chế độ dinh dưỡng. Kết hợp thêm cùng các bài tập thể dịch điều độ, nhẹ nhàng.
  • Người bệnh cần tạo ra chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời không để stress làm ảnh hưởng tâm trạng. Hãy tránh xa những đồ uống gây hại, có cồn và chất cafein.
  • Nếu phát hiện thêm các triệu chứng bất thường, người bệnh nên báo cáo ngay với bác sĩ. Đặc biệt cần quan hệ tình dục an toàn để tránh lây nhiễm HIV.
  • Để giảm nguy cơ lây truyền, những người chưa mắc HIV cần phòng ngừa bằng cách điều trị dự phòng trước phơi nhiễm [PrEP] và sau phơi nhiễm [PEP].

Tuổi thọ được kéo dài khi điều trị sớm

Việc điều trị sớm sẽ làm chậm quá trình phát triển bệnh và kéo dài tuổi thọ. Song song với phác đồ được đưa ra từ bác sĩ, bạn cần giữ một thái độ lạc quan và liên tục duy trì thói quen sống lành mạnh.

Hy vọng thắc mắc HIV sống được bao lâu của bạn đã được giải đáp. Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm HIV, bạn nên tới các cơ sở y tế để làm xét nghiệm sớm. Hiện nay, MEDLATEC cung cấp dịch vụ xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV cho khách hàng có nhu cầu. Khách hàng có thể đến trực tiếp Bệnh viện hoặc đặt lịch lấy mẫu tận nơi tiện lợi. Quý khách vui lòng liên hệ ngay 1900 56 56 56 để được giải đáp thắc mắc và đặt lịch xét nghiệm sớm nhất.

Chủ Đề