Thông tư hướng dẫn nghị định 05/2022/nđ-cp

Như chúng ta đã biết, theo Nghị định 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ, có hiệu lực ngày 01 tháng 04 năm 2019, các doanh nghiệp niêm yết phải hoàn thành các công việc cần thiết để tuân thủ Nghị định này trước ngày 01 tháng 04 năm 2021 [trong vòng 24 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực]. Để giúp các doanh nghiệp có thêm các thông tin tham khảo về công tác kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp dưới góc nhìn của chuyên gia, chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông Amos Law [Giám đốc bộ phận dịch vụ tư vấn rủi ro của Crowe Malaysia, đồng thời là Giám đốc tư vấn kỹ thuật dịch vụ kiểm toán nội bộ của Crowe Vietnam] về vấn đề này.

Việt Nam hiện nay đang dần ban hành các quy định pháp luật và hướng dẫn về Hoạt động Kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp, cụ thể là Nghị định 05/2019/NĐ-CP và thông tư 66/2020/TT-BTC. Theo quan điểm của ông, Việt Nam và Malaysia có những điểm gì khác biệt về các văn bản này?

Trước hết, với góc nhìn chuyên môn, tôi rất vui mừng vì Việt Nam đang dần chính thức luật hóa hoạt động kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp niêm yết, thay vì chỉ là khuyến khích thực hiện như trước kia. Điều này sẽ góp phần tạo sức ép và động lực cho các doanh nghiệp niêm yết phải hoàn thiện hơn hệ thống quản trị doanh nghiệp, do đó sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, gian lận, và đem lại nhiều hơn giá trị cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Tôi cũng đã nghiên cứu về các văn bản về kiểm toán nội bộ của Việt Nam ban hành và so sánh với Malaysia thì có một số nhận xét khái quát như sau:
  • Theo Nghị định 05, đối tượng phải triển khai công tác kiểm toán nội bộ không chỉ bao gồm các doanh nghiệp niêm yết, mà còn là các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Malaysia thì có sự tách biệt hơn, yêu cầu về kiểm toán nội bộ được đề cập riêng trong từng luật riêng đối với từng đối tượng thay vì chung trong một văn bản. Đối với đối tượng là doanh nghiệp thì Malaysia cũng chỉ yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp niêm yết.
    Nghị định 05 có những hướng dẫn cụ thể về tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ. Ở Malaysia, chúng tôi không như vậy, luật chỉ yêu cầu doanh nghiệp niêm yết thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ mà không có những hướng dẫn cụ thể như Nghị định 05. Hội đồng quản trị chỉ cần công bố là hoạt động kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp được thực hiện theo các chuẩn mực được công nhận.
  • Nghị định 05 có nội dung rất tương đồng với 3 cấu phần của Khung thực hành chuyên môn Kiểm toán nội bộ Quốc tế [International Professional Practices Framework “IPPF”] ban hành bởi Hiệp hội Kiểm toán nội bộ [The Institute of Internal Auditors “IIA”], đó là [1] Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, [2] các Yêu cầu cốt lõi về thực hành chuyên môn kiểm toán nội bộ, [3] Chuẩn mực thuộc tính [Attribute Standards]. Ngoài 3 cấu phần trên thì IPPF còn có các cấu phần khác đó là: [4] Định nghĩa Kiểm toán nội bộ; [5] Chuẩn mực Hoạt động [Performance Standards]; [6] Các hướng dẫn khuyến nghị cho các cấu phần trên [gồm Hướng dẫn thực hiện - Implementation Guidance và Hướng dẫn bổ sung - Supplemental Guidance]. Tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ có thể tiếp tục ban hành các tài liệu tương tự trong thời gian tới.
  • Định nghĩa về “Kiểm toán nội bộ”: Nghị định 05 chưa đề cập tới định nghĩa này, mà thay vào đó là khái niệm về “Mục tiêu của kiểm toán nội bộ”. Định nghĩa này giúp xác định các phạm vi và vai trò của toán nội bộ.
  • Cấp lãnh đạo phê duyệt các nội dung chuyên môn của kiểm toán nội bộ [the Board]: Nghị định 05 có liệt kê ra các cấp lãnh đạo trong tổ chức có thẩm quyền phê duyệt, tuy nhiên chưa có định nghĩa chung cho khái niệm này. Theo chuẩn mực quốc tế, cấp phê duyệt các nội dung chuyên môn của kiểm toán nội bộ [the Board] phải là cấp lãnh đạo cao nhất của tổ chức và bao gồm các thành viên không tham gia vào công việc quản trị và điều hành doanh nghiệp.
  • Tính độc lập và tính khách quan [Independence and Objectivity]: Nghị định 05 có vẻ như đang định nghĩa thiên về cho các kiểm toán viên, còn trong IPPF thì định nghĩa và phân biệt rõ ràng là tính độc lập là về mặt tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ [Organizational Independence] và Tính khách quan là áp dụng cho các kiểm toán viên [Individual Objectivity].

Chính phủ Malaysia đã ban hành các quy định về kiểm toán nội bộ khi nào và tại sao ban hành? Trên thực tế, các doanh nghiệp ở Malaysia có thực sự tôn trọng vai trò của kiểm toán nội bộ không, hay họ chỉ cố gắng quan tâm đến việc tuân thủ các quy định mà thôi?

Kiểm toán nội bộ ở Malaysia bị yêu cầu bắt buộc thực hiện từ năm 2008. Tuy nhiên, theo quan sát của tôi, sự thành công và mức độ hiệu quả của hoạt động kiểm toán nội bộ phụ thuộc rất nhiều vào sự ủng hộ từ cấp lãnh đạo và điều hành cao nhất của doanh nghiệp [“Tone-at-the-top”]
Có thể nói kiểm toán nội bộ như là “tai và mắt” của các cấp lãnh đạo và điều hành, giúp cung cấp sự bảo đảm về tính đầy đủ và hiệu quả của các thủ tục kiểm soát trong doanh nghiệp để các cấp lãnh đạo và điều hành có thể hoàn thành tốt các trách nhiệm được giao. Các doanh nghiệp không có đầy đủ các thủ tục kiểm soát sẽ có thể đối mặt rủi ro cao hơn và có nhiều khe hở cho các hành vi không phù hợp và gian lận diễn ra.

Các hình thức xử phạt nếu doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về kiểm toán nội bộ?

Tại Malaysia, nếu doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về kiểm toán nội bộ sẽ bị khiển trách công khai và phạt tiền không quá 1 triệu RM [tương đương khoảng 5 tỷ VND].
Theo tôi hiểu Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.

Theo quy định của Malaysia, các doanh nghiệp có được thuê ngoài hoạt động kiểm toán nội bộ không? Và cần lưu ý những gì?

Ở Malaysia, các doanh nghiệp được phép thuê ngoài hoạt động kiểm toán nội bộ và điều này hoàn toàn phù hợp với Chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tôi hiểu là Nghị định 05 cũng cho phép vấn đề này.
Tuy nhiên, hiện nay ở Malaysia không có quy định về nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ, do đó hầu như công ty nào cũng có thể được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ.
Doanh nghiệp lưu ý không nên đồng thời sử dụng dịch vụkiểm toán độc lập và dịch vụ kiểm toán nội bộ từ một nhà cung cấp để không xảy ra tình trạng xung đột lợi ích. Ngoài ra, việc sử dụng đồng thời dịch vụ kiểm toán nôi bộ và dịch vụ tư vấn liên quan tới quy trình quản trị, rủi ro, kiểm soát nội bộ từ cùng một nhà cung cấp dịch vụ cũng phải được cân nhắc về tính chất và phạm vi để không bị mâu thuẫn về lợi ích làm vi phạm đến tính khách quan của kiểm toán nội bộ.
Ngoài ra các doanh nghiệp nên lưu ý lựa chọn các nhà cung cấp có những kinh nghiệm phù hợp và tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về kiểm toán nôi bộ, có những hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và có thể cung cấp dịch vụ đáp ứng được các yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp.

Trong số các doanh nghiệp niêm yết của Malaysia, có bao nhiêu [%] các doanh nghiệp thuê ngoài đối với hoạt động kiểm toán nội bộ? Những lý do phổ biến để sử dụng dịch vụ thuê ngoài là gì?

Có khoảng 800 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Malaysia và khoảng hơn 50% thuê ngoài chức năng KTNB của họ.
Lý do phổ biến cho việc thuê ngoài là:

  • Tiết kiệm chi phí, nếu so với việc duy trì bộ phận kiểm toán nội bộ riêng.
  • Khó khăn tìm nhân sự đủ năng lực và kinh nghiệm, đây là một thực tế vì nhận sự của bộ phận cũng đòi hỏi phải có kiến thức và kỹ năng ở mức cao và quan trọng là đủ kinh nghiệm để xử lý các tình huống phức tạp.

Ông có lời khuyên gì đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi triển khai hoạt động kiểm toán nôi bộ?

Theo ý kiến của tôi thì việc đầu tiên và khó khăn nhất là các doanh nghiệp cần phải thiết lập môi trường kiểm soát đủ mạnh làm cơ sở cho việc thực hiện các thủ tục kiểm soát bởi vì môi trường kiểm soát sẽ tạo sức ảnh hưởng chung cho tất cả mọi người, thiết lập tính kỷ luật và hệ thống. Điều này có thể được thực hiện thông qua sự giám sát bởi hội đồng quản trị và sự thiết lập các chính sách, thủ tục, quy trình, tiêu chuẩn, và cơ cấu tổ chức bởi cấp điều hành. Mọi nhân viên cũng cần được đào tạo để hiểu rõ về tầm quan trọng của việc thực hiện các thủ tục kiểm soát để giảm thiểu các rủi ro trong công việc của họ.

Nếu để giải thích về Kiểm toán nội bộ theo cách dễ hiểu thì ông sẽ diễn đạt như thế nào?

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ thực hiện vai trò của mình thông qua sự kết hợp giữa công việc mang tính bảo đảm và công việc mang tính tư vấn. Công việc mang tính bảo đảm giúp thông tin cho các cấp lãnh đạo và điều hành cấp cao nhất về việc các hệ thống và quy trình được thiết kế để giúp doanh nghiệp đi đúng hướng thì đang hoạt động như thế nào, còn công việc mang tính tư vấn thì giúp cải thiện các hệ thống và quy trình đó khi cần thiết. Khi những thủ tục kiểm soát được thiết lập đầy đủ và hoạt động hiệu quả, chúng sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt được rủi ro và do đó đạt được các mục tiêu tài chính, mục tiêu hoạt động, và mục tiêu chiến lược.
Tại Crowe Vietnam chúng tôi có ban hành ấn phẩm các câu hỏi thường gặp về Kiểm toán Nội bộ [FAQ]được trình bày trong mục “Tài liệu chuyên môn [Insight]/ Kiểm toán nội bộ [Internal Audit]” trên website crowe.vn. Các câu hỏi trong ấn phẩm được đặt ra theo góc nhìn của các cấp lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp để giúp họ dễ dàng hiểu về kiểm toán nội bộ ở góc nhìn tổng thể và toàn diện nhất. Mọi người có thể tìm đọc tham khảo thêm, ngoài ra nếu có thêm câu hỏi về kiểm toán nội bộ, nhóm của chúng tôi cũng luôn sẵn sàng tiếp nhận, nghiên cứu và trả lời trong thời gian sớm nhất.

Dựa trên kinh nghiệm về kiểm toán nội bộ ở Malaysia, ông có đề xuất nào để giúp các cơ quan chức năng của Việt Nam hoàn thiện hơn nữa các văn bản về kiểm toán nội bộ trong tương lai không?

Theo ý kiến của tôi, việc yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động kiểm toán nội bộ là bước đi quan trọng và đúng hướng để giúp củng cố và cải thiện hệ thống và quy trình quản trị của doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp được quản trị tốt hơn thì sẽ hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro hơn, tiếp cận được nhiều nguồn vốn hơn, bảo vệ lợi ích của bên liên quan tốt hơn. Các doanh nghiệp sẽ trở nên đáng tin cậy hơn và minh bạch hơn đối với nhà đầu tư. Cuối cùng, trong dài hạn, nền kinh tế sẽ thu được nhiều lợi ích hơn khi các doanh nghiệp được quản trị và điều hành tốt hơn.

Cảm ơn ông Amos Law về cuộc phỏng vấn và chúc ông nhiều sức khỏe!

Video liên quan

Chủ Đề