Thuốc gây tê bao lâu hết tác dụng

Thuốc tê nhổ răng có tác dụng trong bao lâu - Tiêm thuốc tê là việc làm giúp cho quá trình nhổ răng của bạn không cảm thấy ê buốt, đau nhức. Vì thế, nhiều người đặt câu hỏi là thuốc tê nhổ răng có tác dụng bao lâu để không cảm thấy bị đau nhức? Hay tiêm thuốc tê có ảnh hưởng gì không?

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết của Niềng răng Hà Nội dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về Niềng răng Hà Nội

Nên dùng thuốc tê nhổ răng ở trường hợp nào?

Với những chiếc răng sữa bị lung lay, cần nhổ bỏ thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ nhẹ nhàng mà không cần dùng đến thuốc tê.

Với những răng đã bị sâu, viêm hoặc nhiễm nặng thì bạn phải tiến hành dùng thuốc tê theo chỉ định của bác sĩ. 

Với những chiếc răng vĩnh viễn khi tiến hành nhỏ bỏ thì đều phải dùng đến thuốc tê

Trường hợp răng bị nhiễm nặng, bạn nên tìm hiểu và thăm khám địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, bác sĩ có tay nghề, kĩ thuật cao để tiến hành gây tê và nhổ răng đạt hiệu quả cao, không đau nhức, sưng viêm và có những tác dụng phụ.

Thuốc tê nhổ răng có tác dụng trong bao lâu?

Theo chia sẻ của các chuyên gia và bác sĩ nha khoa, thuốc tê sau khi tiêm vào nướu sẽ mất khoảng 3-5 phút để ngấm vào chân răng. 

Tùy vào trường hợp răng miệng của bạn mà thời gian thuốc tê phát huy tác dụng cũng khác nhau. Thông thường, thuốc tê phát huy tác dụng trong 50 - 90 phút. 

Đối với những trường hợp nhổ răng khó, răng khôn mọc lệch hoặc răng khôn có dấu hiệu mọc ngầm thì đòi hỏi thời gian phẫu thuật nhổ răng kéo dài hơn và đồng thời lượng thuốc gây tê cũng được sử dụng, phát huy tác dụng lâu nhất có thể.

Trong 10-30 phút đầu tiên, thuốc tê nhổ răng có tác dụng mạnh nhất. Nhưng một số trường hợp răng bị nhiễm trùng khiến khó ngấm thuốc tê. Bởi thế, trong quá trình phẫu thuật nhổ bỏ răng, có thể cảm thấy hơi đau nhức một chút.

Nhưng nếu may mắn, bạn tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm thì cảm giác đau nhức này sẽ nhanh chóng qua đi. Việc cần làm lúc này là, bạn nên chườm đá  để giảm đau, uống thuốc theo toa và hướng dẫn của bác sĩ.

Với những chiếc răng mọc ở trong cùng, bác sĩ phải đưa dụng cụ nhổ răng vào tận bên trong để tiếp cận với răng. Quá trình này khiến bạn mỏi hoặc đau cơ hàm. Vì thế, để giảm triệu chứng đau nhức này, bác sĩ sẽ kê thuốc tê lâu hơn bình thường là 10-30 phút.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào sức khỏe răng miệng của mỗi người mà thời gian thuốc tê phát huy hết tác dụng cũng sẽ khác nhau. 

>>> Xem thêm: Một số điều cần biết khi nhổ răng khôn

Tiêm thuốc tê có bị đau không?

Nhiều người thường sợ hãi khi tiêm thuốc tê vào bộ phận răng miệng. Vì sợ nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.

Tuy nhiên, các bác sĩ nha khoa đã chỉ ra rằng, tiêm thuốc tê vào răng miệng không hề bị đau. Không chỉ thế, thuốc tê còn có tác dụng giảm đau khi bác sĩ tiến hành nhổ, loại bỏ răng.

Thực hiện quá trình nhổ răng được xem là quá trình đơn giản nhất và không mất nhiều thời gian. Thông thường, với những chiếc răng khôn, răng bị viêm nhiễm để loại bỏ những chiếc răng này bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để hạn chế tối đa cảm giác đau nhức khi tiến hành nhổ răng cho bệnh nhân. 

Tác dụng của thuốc tê là tác động đến lên dây thần kinh giúp bệnh nhân không có cảm giác gì tại nơi thuốc được tiêm và không gây đau nhức khi bác sĩ tiến hành nhổ bỏ răng của bạn. Vì thế, nó chỉ có tác dụng tạm thời, hạn chế cho bạn cảm giác đau nhức và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Những lí do trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi tiêm thuốc tê có ảnh hưởng gì không? Có đau không? Và chắc hẳn, khi đọc đến đây bạn có thể tự trả lời câu hỏi đó cho mình đúng không ạ?

Vì thế, khi tiến hành nhổ răng mà bác sĩ có thực hiện việc tiêm thuốc tê thì bạn cũng đừng lo lắng hay hoang mang nhé? Vì thuốc tê được dùng trong quá trình nhổ răng hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà nó còn giúp bạn hạn chế cảm giác đau nhức khi tiến hành nhổ răng. 

>>> Xem thêm: Có thể niềng răng 1 hàm hay không?

Nên nhổ răng ở địa chỉ nào vừa uy tín lại đảm bảo chất lượng?

 Niềng răng Hà Nội  - tự hào cung cấp các dịch vụ khám, điều trị răng miệng uy tín, chất lượng và đảm bảo.

Niềng răng Hà Nội có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi, tay nghề cao đặc biệt là có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị cho nhiều bệnh nhân từ những ca đơn giản nhất đến ca khó và phức tạp nhất

Bên cạnh việc sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, Niềng răng Hà Nội còn đầu tư bài bản trang thiết bị, khoa học, công nghệ, kĩ thuật hiện đại hỗ trợ cho quá trình khám và chữa bệnh cho bệnh nhân.

Vì thế, nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về các dịch vụ răng miệng ở đây thì có thể liên hệ với Niềng răng Hà Nội để được hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình!

Thông tin liên hệ: Niềng răng Hà Nội

Địa Chỉ: 137 An Trạch, Cát Linh - Đống Đa, Hà Nội

Email:

Hotline: 0987302621

Các bác sỹ gây mê – hồi sức của Bệnh viện sẽ chịu trách nhiệm trong việc gây mê và hồi tỉnh an toàn cho người bệnh. Bài viết sau xin cung cấp một số thông tin giúp người bệnh hiểu rõ hơn các vấn đề về  gây mê, gây tê và hồi tỉnh.

A. Bác sĩ gây mê: Bác sĩ chuyên khoa gây mê có nhiệm vụ:

- Đánh giá sức khoẻ của bệnh nhân, thảo luận với bệnh nhân về phương thức gây mê giảm đau cho từng trường hợp phẫu thuật cụ thể.

-  Thảo luận về những nguy cơ của phương thức gây mê đã được chọn lựa.

-  Đồng thuận với bệnh nhân về một phương án gây mê và kiểm soát đau.

-  Chịu trách nhiệm gây mê kiểm soát đau cho bệnh nhân, theo dõi chăm sóc bệnh nhân trong phẫu thuật và ngay sau phẫu thuật.

- Bác sĩ gây mê phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên khoa gây mê hồi sức hợp lệ.

B. Các thể loại gây tê, gây mê

1- Tiền mê: Tiền mê [khởi mê] là thuốc dùng cho bệnh nhân trước khi gây mê để giải lo âu. Chúng không thường xuyên được sử dụng. Bệnh nhân có thể được gây mê toàn thân, gây tê tại chỗ, gây tê từng vùng hoặc gây tê, mê phối hợp.

a- Gây mê toàn thân: Gây mê toàn thân là phối hợp nhiều loại thuốc giúp bệnh nhân ngủ mê và không đau đớn trong suốt thời gian phẫu thuật. Các thuốc được tiêm vào tĩnh mạch hoặc hít vào phổi dưới dạng khí. Một ống thở [nội khí quản] được đặt vào khí quản để giúp bệnh nhân thở trong khi mê. Ống này sẽ được rút ra khi bệnh nhân hồi tỉnh sau cuộc phẫu thuật.

b- Gây tê tại chỗ: Gây tê tại chỗ được dùng để gây tê một phần nhỏ trên cơ thể bệnh nhân. Nó được dùng khi các dây thần kinh được tiếp cận dễ dàng bằng thuốc nhỏ giọt, thuốc xịt, thuốc gel thoa hoặc thuốc tiêm.

Gây tê tại chỗ

c- Gây tê vùng: Khi gây tê một vùng rộng lớn của cơ thể, ví dụ: gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tuỷ sống. Các kỹ thuật này được dùng để chặn đứng cơn đau trong khi phẫu thuật. Bệnh nhân có thể tỉnh hoặc ngủ [do dùng thêm thuốc an thần hoặc thuốc mê toàn thân] trong suốt cuộc phẫu thuật khi gây tê vùng hoặc gây tê tại chỗ.

C. Bệnh nhân cần lưu ý một số thông tin sau trước khi gây mê để phẫu thuật

Bệnh nhân sẽ ít có nguy cơ tai biến do gây mê khi thực hiện các điều sau đây:

- Giảm cân trước phẫu thuật để cải thiện chức năng tuần hoàn và hô hấp. Nếu thừa cân, giảm một số cân sẽ giảm đáng kể các nguy cơ khi gây mê.

- Bỏ hút thuốc lá ít nhất 6 tuần trước phẫu thuật để tạo cơ hội cho phổi và tim cải thiện hoạt động. Hút thuốc làm giảm lượng oxygen trong máu và làm tăng các vấn đề về hô hấp trong và sau phẫu thuật.

- Nên mang theo đến bệnh viện tất cả các thuốc đang dùng, các thuốc tự mua dùng không có chỉ định của bác sĩ, các loại thuốc thảo dược và đưa chúng cho bác sĩ gây mê kiểm tra. Báo cho bác sĩ gây mê tất cả các lần dị ứng và phản ứng phụ của thuốc mà bạn đã gặp phải.

- Giảm uống rượu vì rượu có thể làm giảm tác dụng của thuốc gây mê. Tuyệt đối không được uống rượu trong vòng 24 giờ trước phẫu thuật.

- Báo cho bác sĩ gây mê biết nếu có dùng các thuốc gây nghiện.

- Nếu đang dùng Aspirin, Warfarin, Persantin, Clopidogrel [Plavix và Iscover] hoặc Asasantin, hãy hỏi các bác sĩ phẫu thuật và gây mê xem có cần ngưng thuốc trước phẫu thuật hay không vì chúng có thể ảnh hưởng đến vấn đề đông máu. Không được tự ý ngưng các loại thuốc kể trên nếu chưa có ý kiến của các bác sĩ.

-  Báo cho bác sĩ phẫu thuật và gây mê biết nếu bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai.

 -  Bạn cần báo cho các bác sĩ ở bệnh viện và bác sĩ gây mê biết nếu có những vấn đề sau đây:

+  Các vấn đề về sức khoẻ

+  Các bệnh lây nhiễm

+  Các lần phẫu thuật trước

+  Các bệnh nặng đã hoặc đang mắc

+  Răng giả, mão răng, răng lung lay hoặc các vấn đề khác về răng hàm mặt

+  Các bệnh mãn tính cần điều trị lâu dài bao gồm đái tháo đường, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn, tăng huyết áp.

+  Dị ứng hoặc bất dung nạp thuốc các loại.

-  Tuyệt đối không được ăn, uống, nhai sing gum hoặc ngậm kẹo trước khi phẫu thuật. Bệnh nhân cần thông báo cho bệnh viện biết về lần ăn uống sau cùng của mình. Nếu mới ăn uống trong vòng từ 6 đến 8 giờ, cuộc mổ có thể bị trì hoãn hoặc đình chỉ. Điều này để đảm bảo dạ dày của bệnh nhân trống, không bị sặc hít trong khi gây mê, thức ăn từ dạ dày trào ngược vào khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp.

D. Phục hồi sau phẫu thuật

- Sau phẫu thuật, các điều dưỡng trong phòng hồi sức sẽ theo dõi sát cho đến khi bệnh nhân hồi tỉnh hoàn toàn. Sau đó bệnh nhân sẽ được đưa trả về khu Phẫu Thuật Trong Ngày để nghỉ ngơi cho đến khi phục hồi hẳn rồi về nhà.

- Bệnh nhân cần báo cho điều dưỡng nếu có các tác dụng phụ của thuốc mê, như nhức đầu, buồn nôn, hoặc nôn. Bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng một số thuốc để giảm bớt triệu chứng hoặc sẽ dùng thuốc giảm đau sau mổ, các thuốc khác và dịch truyền nếu cần thiết.

- Một số phương thức giảm đau sau mổ là:

• Thuốc viên giảm đau – dùng cho tất cả các loại đau. Cần ăn uống được mới được dùng thuốc uống. Các thuốc này phải ít nhất ½ giờ mới phát huy tác dụng.

• Thuốc tiêm – thường được dùng nhiều nhất để giảm đau. Tiêm bắp tác dụng sau 20 phút. Tiêm tĩnh mạch, tác dụng giảm đau sau vài phút.

• Thuốc nhét hậu môn – viên thuốc nhỏ dùng nhét vào trực tràng để giảm đau.

• Giảm đau bằng cách gây tê vùng và tại chỗ - đã được nói đến ở phần trên.

• Nếu bệnh nhân đã được gây mê toàn thân, phẫu thuật viên thường tiêm thêm thuốc gây tê tại chỗ vào vết mổ khi bệnh nhân còn đang mê; động tác này có thể giúp giảm đau được thêm 4 – 6 giờ sau khi thuốc mê tan hẳn.

E. Những điều cần tránh sau khi gây mê toàn phần

Gây mê toàn thân sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của bệnh nhân trong thời gian 24 giờ. Để đảm bảo an toàn;

+  Không điều khiển tất cả các loại xe cộ.

+  Không vận hành tất cả các loại máy móc, kể cả các dụng cụ nấu nướng.

+  Không đưa ra những quyết định quan trọng hay ký vào những văn bản có tính pháp lý.

+  Không uống rượu, không dùng các chất có thể ảnh hưởng đến tâm thần, không hút thuốc lá. Chúng có thể phản ứng với các thuốc gây mê còn tồn đọng trong cơ thể.

+  Nên có người lớn chăm sóc trong đêm đầu tiên sau gây mê phẫu thuật.

F. Một số nguy cơ của gây mê?

Gây mê hiện đại thường rất an toàn. Tuy nhiên mỗi phương pháp gây mê đều có những nguy cơ tác dụng phụ hoặc biến chứng của nó. Một số biến chứng chỉ là tạm thời, trong khi một số khác có thể để lại những di chứng lâu dài. Nguy cơ gây mê tuỳ thuộc vào:

- Các bệnh khác đi kèm

- Các yếu tố cá nhân, như hút thuốc hoặc thừa cân

- Phẫu thuật đơn giản hoặc phức tạp

- Thời gian cuộc phẫu thuật ngắn hay kéo dài

- Phẫu thuật chương trình hay cấp cứu.

a- Tác dụng phụ và biến chứng thường gặp khi gây mê: Buồn nôn hoặc nôn; Nhức đầu;  Đau hoặc bầm ở vị trí tiêm chích; Khô hoặc lở môi hoặc họng; Nhìn mờ, nhìn đôi hoặc chóng mặt; Tiểu khó.

b- Tác dụng phụ và biến chứng ít gặp hơn khi gây mê: Đau nhức cơ; Yếu mệt; Phản ứng dị ứng nhẹ, sẩn ngứa; Tổn thương thần kinh tạm thời.

c- Tác dụng phụ và biến chứng hiếm gặp khi gây mê: Tỉnh dậy trong lúc đang gây mê toàn thân; Tổn thương răng; Tổn thương thanh quản và dây thanh, có thể gây khàn tiếng tạm thời;  Phản ứng dị ứng và hen suyễn; Cục máu đông [huyết khối] ở chi dưới; Cơn co giật động kinh;  Nhiễm trùng hô hấp [thường xảy ra ở người hút thuốc lá]; Tổn thương thần kinh vĩnh viễn do kim đâm khi tiêm hoặc do đè ép lên thần kinh trong khi phẫu thuật; Làm xấu đi một tình trạng bệnh lý sẵn có.

d- Nguy cơ hiếm gặp có thể gây tử vong: Dị ứng nặng hoặc sốc; Sốt cao độ; Đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim; Sặc hít [viêm phổi]; Liệt; Huyết khối trong phổi; Tổn thương não.

e- Nguy cơ tăng cao: Nguy cơ tăng cao khi bệnh nhân lớn tuổi; hút thuốc lá; thừa cân; đang bị cảm cúm nặng, hen suyễn hoặc các bệnh lý phổi khác; đái tháo đường; bệnh tim; bệnh thận; tăng huyết áp; các tình trạng bệnh lý nặng khác

Các biến chứng thường gặp nhất trong gây mê: Tử vong [32%], chấn thương đường thở [6%], tổn thương dây thần kinh [16%], tổn thương não [12%], nguyên nhân khác [36%]

F- Các nguy cơ của gây mê từng vùng

- Hiếm gặp tổn thương các tổ chức chung quanh [ví dụ mạch máu, phổi]

- Tổn thương thần kinh, do xuất huyết, nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân khác.

- Tổn thương thần kinh gây yếu, tê vùng cơ thể do thần kinh đó chi phối. Biến chứng này thường nhẹ và có thể phục hồi lại sau một thời gian ngắn. Tổn thương thần kinh rất hiếm khi nặng hoặc để lại di chứng vĩnh viễn. Đối với gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tuỷ sống,  tổn thương có thể gây liệt nửa người dưới của cơ thể [paraplegia] hoặc toàn bộ cơ thể [quadriplegia].

Các nguy cơ khác của gây tê tuỷ sống hoặc gây tê ngoài màng cứng là:

- Nhức đầu. Thường chỉ là tạm thời nhưng có thể nghiêm trọng và kéo dài nhiều ngày.

-  Đau lưng. Thường chỉ là tạm thời do tổn thương ở vị trí tiêm thuốc. Ít khi là biến chứng lâu dài.

- Tiểu khó. Thường chỉ là tạm thời, nhưng đối với một số đàn ông có thể cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.

BS ĐỒNG NGỌC KHANH -  BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tham khảo tư liệu của Queensland Health- Australia

Video liên quan

Chủ Đề