Thuốc hạ sốt dụng cho phụ nữ cho con bú

Trong "Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19" vừa được Bộ Y tế ban hành ngày 28/3, các nhà chuyên môn của cơ quan này lưu ý cách sử dụng thuốc với các nhóm đối tượng này.

Đối với phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú

Bộ Y tế nhấn mạnh không tự ý dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm... cho bà mẹ mang thai, cho con bú khi chưa có chỉ định, kê đơn.

Với thuốc hạ sốt: sử dụng khi thân nhiệt trên 38,5°C hoặc đau đầu nhiều, chỉ dùng thuốc hạ sốt loại có chứa Paracetamol đơn thuần [liều lượng như hướng dẫn cho người lớn tại Mục 5.2 của "Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19"].

Với thuốc điều trị các triệu chứng khác khi cần thiết, Bộ Y tế lưu ý 3 triệu chứng thường gặp gồm:

- Ho: Dùng các phương pháp dân gian như chanh, mật ong, súc miệng bằng dung dịch Natriclorua 0,9%. Các thuốc có thể dùng như thuốc ho có chứa hoạt chất Dextromethorphan, Guaifenesin... hoặc thuốc ho có nguồn gốc thảo dược. Không dùng các loại thuốc chống chỉ định đối với phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con bú;

- Ngạt mũi, chảy mũi: xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch Natri Clorua 0,9%;

- Tiêu chảy: bổ sung Oresol, kẽm [10-20 mg/ngày].

Phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú cần tiếp tục sử dụng thuốc theo đơn ngoại trú nếu có bệnh nền hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà

Nếu trẻ sốt, cần dùng thuốc hạ sốt bằng cách sử dụng khi thân nhiệt trên 38,5°C. Dùng Paracetamol với liều 10­-15 mg/kg/lần [sử dụng đường uống hoặc đặt hậu môn], cách tối thiểu 4 - 6 giờ nếu cần nhắc lại; lưu ý tổng liều thuốc không quá 60 mg/kg/ngày. Nếu trẻ nôn trong vòng 15 phút, có thể cho trẻ uống lại liều thay thế;

Trường hợp trẻ ngạt mũi: Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý Natri Clorua 0,9% nhỏ mũi 2-3 giọt mỗi bên mũi khi trẻ có dấu hiệu ngạt mũi và khó ngậm bắt vú. Nên ủ ấm lọ nước muối sinh lý trước khi nhỏ mũi trẻ.

Lưu ý khi chăm sóc tại nhà trẻ sơ sinh mắc COVID-19

- Tuyệt đối không xông hơi cho trẻ sơ sinh dưới bất kỳ hình thức nào;

- Không tự ý dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm,... cho trẻ sơ sinh khi chưa có chỉ định, kê đơn;

- Không được xịt rửa mũi cho trẻ sơ sinh.

Nóng: Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn mới về quản lý F0 tại nhà


Tốt nhất, nên thông báo với bác sĩ nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ để có lời khuyên về sự lựa chọn hợp lý và an toàn nhất cho mẹ và trẻ.

Những thuốc nên và không nên sử dụng

Phụ nữ cho con bú có thể mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính, vì vậy, việc dùng thuốc đôi khi là cần thiết. Tuy nhiên cần lựa chọn thuốc cho đối tượng này sao cho đạt hiệu quả chữa bệnh mà không làm ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ.

Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc.

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol và ibuprofen được coi là tương đối “an toàn” ở liều điều trị do các thuốc này ít vào sữa mẹ. Nên hạn chế sử dụng các chế phẩm có chứa codein do tác dụng ức chế của chúng đối với hô hấp của trẻ, và aspirin do nguy cơ liên quan đến hội chứng Reye [gây sưng phù ở gan, não]. Đây là một hội chứng nguy hiểm có thể gây tử vong ở trẻ.

Kháng sinh: Mặc dù lượng thuốc đi vào sữa chiếm nồng độ nhỏ ở liều điều trị thì việc sử dụng kháng sinh ở phụ nữ cho con bú cũng có thể dẫn đến những vấn đề liên quan tới việc thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và dị ứng. Các loại thuốc kháng sinh như penicillin, cephalosporin, erythromycin và roxithromycin là những thuốc được lựa chọn ưu tiên khi cần thiết sử dụng ở phụ nữ cho con bú. Các kháng sinh như azithromycin, clarithromycin, spiramycin là lựa chọn thứ hai. Nên tránh lựa chọn kháng sinh nhóm tetracycline [doxycycline, minoxycline,…] và nhóm fluoroquinolones [levofloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin, moxifloxacin,…] khi cho con bú vì có liên quan đến sự phát triển của xương hoặc gây ố vàng răng và viêm đại tràng giả mạc.

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày: Các thuốc trung hòa acid dạ dày như phosphalugel [aluminium phosphate], maalox [aluminium hydroxide, magnesium hydroxide, simeticon] được lựa chọn trong thời gian cho con bú do thuốc bài tiết vào sữa mẹ ít và không hấp thu vào máu nên không gây tác dụng toàn thân. Nếu sử dụng kéo dài cần theo dõi nồng độ nhôm, magiê trong máu.

Nếu cần sử dụng các thuốc làm giảm tiết acid nhóm PPI [ức chế bơm proton] thì nên ưu tiên lựa chọn omeprazol do không ảnh hưởng đến trẻ khi sử dụng ở liều điều trị. Các thuốc khác trong nhóm như lansoprazol, rabeprazol, pantoprazol… nên cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng để quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng sử dụng thuốc.

Thuốc kháng histamin: Nên ưu tiên lựa chọn các thuốc chống dị ứng như loratadin, cetirizine, promethazine, dexchlorpheniramine và diphenhydramine, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng và không khuyến cáo sử dụng lâu dài do có liên quan đến tác dụng an thần hoặc gây bồn chồn, khó chịu ở trẻ sơ sinh. Cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi lựa chọn các chế phẩm này.

Thuốc điều trị đái tháo đường: Insulin, metformin và glipizide  không đi vào sữa mẹ nên có thể được sử dụng để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ đang cho con bú. Nếu sử dụng thuốc chứa glibenclamide cần theo dõi dấu hiệu hạ đường huyết ở trẻ [lơ mơ, khó chịu, ra mồ hôi lạnh, mệt mỏi, thở gấp…]. Các thuốc khác chưa có đầy đủ dữ kiện nên không khuyến cáo sử dụng.

Khuyến cáo của bác sĩ

Nên ưu tiên lựa chọn những loại thuốc thường được sử dụng cho trẻ nhỏ vì những loại thuốc này sẽ an toàn hơn.

Nên dùng thuốc ngay sau khi cho trẻ bú hoặc cách ít nhất 2-4 giờ trước khi cho bú để hạn chế lượng thuốc vào trẻ.

Không sử dụng các dạng thuốc có tác dụng kéo dài do thuốc sẽ hiện diện trong máu và nguồn sữa của người mẹ rất lâu.

Nên dùng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

Khi đang sử dụng thuốc, người mẹ nên chú ý đến những thay đổi về hành vi và thể trạng của trẻ như bỏ bú, ngầy ngật, sụt cân, tiêu chảy… Khi có những triệu chứng này, người nhà nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác nhất.

Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Đang cho con bú, có nên uống thuốc hạ sốt?

Bạn đọc Thanh Hà [Nam Định] hỏi: Tôi đang nuôi con nhỏ 6 tháng tuổi, con bú mẹ 100%. Tuần tới, tôi có lịch tiêm vắc-xin ngừa Covid-19, nếu sau tiêm bị sốt thì tôi có được dùng thuốc hạ sốt? Nếu uống thuốc thì sữa mẹ có ảnh hưởng gì không?

  • Phải làm sao để tiêm được mũi 2 vắc-xin Covid-19?

  • Mắc Covid-19 với tải lượng 16.5 có nguy hiểm không?

  • Đặt 2 stent mạch vành có tiêm được vắc-xin Covid-19?

  • Uống thuốc cảm cúm kết hợp để hạ sốt sau tiêm vắc-xin được không?

PGS-TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia - trả lời: Theo Tổ chức Y tế thế giới, các loại vắc-xin ngừa Covid-19 được sử dụng hiện nay không chứa virus sống, vì thế rất an toàn, không gây ra nguy cơ truyền bệnh từ mẹ sang con qua đường sữa mẹ.

Dùng thuốc hạ sốt trong một thời gian ngắn không gây ảnh hưởng gì đến em bé trong quá trình bú sữa mẹ [Ảnh minh họa từ Internet]

Hơn nữa, kháng thể có trong sữa mẹ còn có tác dụng bảo vệ trẻ, trẻ bú mẹ cũng rất an toàn. Bạn đang cho con bú hoàn toàn thì việc tiêm vắc-xin Covid-19 rất cần thiết. Điều này có thể chủ động bảo vệ để bạn có sức khỏe tốt hơn và chăm sóc con.

Nếu tiêm về bị sốt thì có thể dùng các loại thuốc hạ sốt thông thường. Việc hạ sốt trong một thời gian rất ngắn không gây ảnh hưởng gì đến em bé trong quá trình bú sữa mẹ.

Một bạn đọc [ở TP HCM ] hỏi: Em bị viêm xoang nên thỉnh thoảng có chảy máu mũi, lâu lâu thì bị bầm tím hay chảy máu chân răng. Vậy em có tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 được không?

PGS-TS-BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược TP HCM kiêm Trưởng Đơn vị Điều trị Covid-19 - Bệnh viện Nhi Đồng 1 [TP HCM], trả lời: Các biểu hiện em mô tả không khác gì ở người bình thường nên không có gì phải lo lắng. Vì vậy, em nên đi tiêm sớm để phòng ngừa bệnh, nhất là trong thời điểm hiện nay.

N.Dung - H.Yến ghi

Video liên quan

Chủ Đề