Thuộc và trực thuộc khác nhau như thế nào

I. VĂN PHÒNG SỞ

1. Chức năng:      

- Tham mưu cho Ban Giám đốc chỉ đạo, điều hành trong công tác; Tổng hợp; Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy; Văn thư - lưu trữ; Cải cách hành chính; Pháp chế và Tiếp nhận, giao trả kết quả theo mô hình "Một cửa"; Thi đua khen thưởng; Hành chính - quản trị; Kế toán - Tài vụ; Phòng cháy chữa cháy; Phòng chống lụt bão; Quốc phòng - an ninh và bảo vệ trật tự an toàn cơ quan

2. Nhiệm vụ:

- Tham mưu đề xuất cho Giám đốc Sở về công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ; Tổ chức bộ máy và nhân sự; Tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, thi tuyển đối với cán bộ công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Sở: Các chế độ chính sách tiền lương; bảo hiểm xã hội, hưu trí, nâng lương, khên thưởng và kỷ luật đối với công chức trong cơ quan theo đúng các chính sách, chế độ hiện hành.

- Định kỳ tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của các phòng chuyên môn; báo cáo thi đua và các báo cáo đột xuất khác theo chỉ đạo của Ban giám đốc Sở.

- Giúp Giám đốc Sở tổng hợp, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các quy chế làm việc, quy trình xử lý công việc, chương trình, kế hoạch hoạt động của Sở đã được ban hành.

- Thực hiện công khai việc mua sắm, sử dụng vật tư, văn phòng phẩm, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiền phục vụ công tác chung của Sở.

II. PHÒNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

1. Nhiệm vụ:

- Tham mưu, đề xuất lãnh đạo Sở Tài chính về công tác quản lý tài chính và điều hành ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh; Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; Hướng dẫn; quản lý; theo dõi; cấp phát; tổng hợp; chuyển vốn; cân đối; quyết toán; kiểm tra; giám sát, tổ chức công tác kế toán ngân sách địa phương, các loại quỹ, kinh phí ủy quyền, các khoản viện trọ, các khoản thu từ các nguồn v.v..theo đúng chế độ chính sách và quy định của pháp luật.

III. PHÒNG TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ

1. Nhiệm vụ:

- Tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Sở về công tác tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ của nhà nước về quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh; Tham gia phối hợp trong công tác lập kế hoạch vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách tỉnh theo quy chế quản lý đầu tư XDCB. Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo phân cấp; Hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện  công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; Thực hiện công tác quản lý tài chính các chủ đầu tư [chi phí quản lý dự án đầu tư] và tham mưu các công  tác khác liên quan đến lĩnh vực quản lý đầu XDCB trên địa bản tỉnh theo phân công.

IV. PHÒNG TÀI CHÍNH HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

1. Nhiệm vụ:

- Tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Sở về công tác quản lý tài chính các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn triển khai thực hiện các chế độ, định mức tiêu chuẩn của nhà nước với các đơn vị HCSN theo chế độ chính sách và dự toán được duyệt; Quản lý, quyết toán các khoản viện trợ, các khoản thu sự nghiệp, thu phí ở các đơn vị sự nghiệp. Lập thủ tục cấp phát quản lý và quyết taons nguồn kinh phí trong định mức, các nguồn kinh phí ủy quyền, kinh phí các chương trình mục tiêu của tỉnh theo kế hoạch được duyệt.

V. PHÒNG QUẢN LÝ GIÁ – CÔNG SẢN & TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1. Nhiệm vụ:

- Tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Sở về thực hiện thống nhất các chính sách, biện pháp của nhà nước trong công tác quản lý giá và công sản tại địa phương theo quy định của pháp luật bao gồm: tham mưu đề xuất, tổ chức thực hiện, xây dựng, hiệp thương, kiểm tra, kiểm soát, niêm yết, báo cáo giá v.v... Hướng dẫn, đề xuất ác biển pháp về tài chính để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, công sản; thực hiện chế độ quản lý tài sản nhà nước thuộc địa phương theo quy định của pháp luật.

- Tham mưu, đề xuất lãnh đạo Sở Tài chính về thực hiện nhiệm vụ quản lý  nhà nước về tài chính doanh nghiệp trên địa bản tỉnh, cụ thể:

+ Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp [doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp khác, hợp tác xã và tổ hợp tác], chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự báo khả năng động viên tài chính từ doanh nghiệp trên địa bàn.

+ Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tài các doanh nghiệp do địa phương thành lập hoặc góp vốn theo quy định của pháp luật.

+ Tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình tài chính, tình hình quản lý, bảo toàn và phát triển vốn tại doanh nghiệp do địa phương thành lập hoặc góp vốn, tham mưu lãnh đạo sở báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài chính theo quy định.

VI. PHÒNG THANH TRA

1. Nhiệm vụ:

- Tham mưu cho Giám đốc Sở về công tác thanh tra tài chính đối với các cơ quan HCSN, tổ chức kinh tế, văn hóa - xã hội, doanh nghiệp, công dân; cơ quan, tổ chức thuộc sở, cơ quan HCSN và doanh nghiệp do Trung ương quản lý trên địa bàn theo thẩm quyền; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tài chính; Xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại, tổ cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở Tài chính; Tiếp công dân và xử lý các vi phạm pháp luật về tài chính theo quy định của pháp luật.

Chào văn phòng luật sư ĐMS tại Đà Nẵng! Chi nhánh hoạt động hạch toán độc lập và chi nhánh hoạt động hạch toán phụ thuộc công ty có những điểm giống và khác nhau như thế nào ? văn phòng luật sư có thể tư vấn cho doanh nghiệp, công ty các nội dung pháp lý liên quan về vấn đề này ?

Trả lời

Chào bạn! 

Giống nhau:

Tư cách pháp lý:

Đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền [Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014], không phải là pháp nhân [Khoản 1 Điều 84 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015].

Mức thu lệ phí môn bài:

Đều có mức thu lệ phí môn bài là: 1.000.000 [Một triệu] đồng/ năm [Điểm c Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016].

Thủ tục khai nộp lệ phí môn bài:

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc [chi nhánh, cửa hàng ...] kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp thuế thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc [Khoản 1 Điều 17 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013].

Khác nhau:

Khai thuế giá trị gia tăng:

Đối với chi nhánh hạch toán độc lập: 

Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng [Điểm a, b Khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013].

Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc.

Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.

Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, giao Cục trưởng Cục Thuế địa phương quyết định về nơi kê khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, massage, karaoke [Điểm b Khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013].

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế [Điểm c Khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013].

Khai thuế thu nhập doanh nghiệp:

Đối với chi nhánh hạch toán độc lập: 

Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc [Điểm a, b khoản 1 Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013].

Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc [Điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013].

Về chế độ kế toán:

Đối với chi nhánh hạch toán độc lập: 

Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán và phân cấp hạch toán ở các đơn vị hạch toán phụ thuộc phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của mình và không trái với quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp quyết định việc kế toán tại đơn vị hạch toán phụ thuộc có tổ chức bộ máy kế toán riêng đối với:

Việc ghi nhận khoản vốn kinh doanh được doanh nghiệp cấp: Doanh nghiệp quyết định đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận là nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu;

Đối với các giao dịch mua, bán, điều chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nội bộ: Doanh thu, giá vốn chỉ được ghi nhận riêng tại từng đơn vị hạch toán phụ thuộc nếu sự luân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các khâu trong nội bộ về bản chất tạo ra giá trị gia tăng trong sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Việc ghi nhận doanh thu từ các giao dịch nội bộ để trình bày trên Báo cáo tài chính của các đơn vị không phụ thuộc vào hình thức của chứng từ kế toán [hóa đơn hay chứng từ luân chuyển nội bộ];

Việc phân cấp kế toán tại đơn vị hạch toán phụ thuộc: Tùy thuộc mô hình tổ chức kế toán tập trung hay phân tán, doanh nghiệp có thể giao đơn vị hạch toán phụ thuộc phản ánh đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc chỉ phản ánh đến doanh thu, chi phí [Điều 8 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014].

Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán [tập trung hay phân tán] và phân cấp hạch toán ở các đơn vị hạch toán phụ thuộc phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của mình và không trái với quy định của pháp luật [Điều 8 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014].

Hỗ trợ tư vấn:

Điện thoại: 0914 165 703 hoặc Email: 

Chi nhánh hoạt động hạch toán độc lập và chi nhánh hoạt động hạch toán phụ thuộc công ty ?

  Văn phòng luật sư ĐMS
Giám đốc
[Đã duyệt]
Luật sư Đỗ Minh Sơn

Video liên quan

Chủ Đề