Tiêm 6in1 bao lâu thì sốt

Vắc xin 6 trong 1 của Pháp là loại vắc xin mới xuất hiện tại Việt Nam, có thể ngăn ngừa 6 bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC liệt kê một số lưu ý khi thực hiện tiêm vắc xin 6 trong 1 của Pháp để các bậc phụ huynh tham khảo.

1. Vắc xin 6 trong 1 của Pháp là gì, ưu điểm của loại vắc xin này

Vắc xin 6 trong 1 của Pháp hay còn được gọi là Hexaxim. Đây là loại vắc xin tồn tại ở dạng hỗn dịch pha sẵn. Chỉ với một mũi tiêm 6 in 1 có thể cùng lúc chống lại 6 bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ là bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván, viêm gan B và viêm não do HIB. Đây là loại vắc xin tổng hợp thế hệ mới với nhiều ưu điểm, đã được cấp phép sử dụng ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Vắc xin 6 trong 1 của Pháp

Một số ưu điểm có thể kể đến khi sử dụng vắc xin 6 trong 1 của Pháp như sau:

- Tiết kiệm thời gian tiêm chủng của trẻ nhỏ, giảm thiểu số lượng mũi tiêm từ 9 xuống còn 3 mũi.

- Do số lần tiêm giảm đi nên sẽ làm giảm được tâm lý lo sợ của trẻ, rất nhiều trẻ bị sợ tiêm, sợ bệnh viện,...

- Được bào chế dưới dạng hỗn hợp dịch pha sẵn có thể sử dụng được ngay và đảm bảo liều lượng của mỗi mũi tiêm cũng như giảm thiểu khả năng nhiễm khuẩn trong quá trình tiêm chủng.

- Có thể tiêm đồng thời cùng các loại vắc xin khác mà không lo ngại việc phản ứng phụ hay giảm tác dụng của thuốc.

Với hơn 50 triệu liều được sử dụng trên toàn thế giới, không có ghi nhận nào về vấn đề phản ứng phụ nghiêm trọng, Vắc xin 6 trong 1 của Pháp đang được nhiều bậc cha mẹ quan tâm và tin tưởng khi sử dụng.

2. Cần lưu ý điều gì khi tiêm vắc xin 6 trong 1 của Pháp?

Giống như các mũi tiêm chủng thông thường, các bậc cha mẹ cần tuyệt đối nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lịch tiêm chủng của vắc xin 6 trong 1 của Pháp như sau:

- Tiến hành 3 mũi tiêm cơ bản khi trẻ từ 2 đến 5 tháng tuổi, các mũi tiêm này cần thực hiện trước khi trẻ được 6 tháng tuổi. Mỗi mũi tiêm phải cách nhau thời gian tối thiểu 4 tuần.

- Tiêm mũi tiêm nhắc lại khi trẻ được 16 đến 18 tháng tuổi. Lưu ý mũi tiêm nhắc lại cần cách mũi tiêm thứ 3 tối thiểu nửa năm.

Phụ huynh cần lưu ý để đưa trẻ đi tiêm đúng lịch tiêm chủng theo lời hẹn của bác sĩ.

Phụ huynh lưu ý tiêm chủng cho trẻ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ

Trong những trường hợp sau tuyệt đối không cho trẻ thực hiện tiêm vắc xin 6 trong 1:

- Trẻ bị sốt cao, có vấn đề về bệnh thần kinh.

- Có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần của thuốc có trong vắc xin 6 trong 1 Hexaxim.

- Trước đây khi thực hiện tiêm chủng đã xảy ra tình trạng sốc phản vệ.

Sau khi cho trẻ tiêm vắc xin 6 trong 1 phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau để phòng những trường hợp rủi ro có thể xảy ra:

- Ở lại cơ sở y tế từ 30 phút đến 1 tiếng để theo dõi tình hình trẻ sau khi thực hiện tiêm chủng. Nếu có vấn đề bất thường thì đội ngũ y bác sĩ tại đó có thể xử trí kịp thời.

- Sau khi về nhà phụ huynh cần theo dõi và kiểm tra thân nhiệt của bé trong 72 giờ sau tiêm. Nếu có biểu hiến sốt cao, co giật hay người tím tái thì phải đến ngay cơ sở y tế để theo dõi và điều trị.

- Sau khi tiêm hiện tượng trẻ bị sốt nhẹ, sưng chỗ tiêm đều là phản ứng bình thường của cơ thể, có thể hết sau 1 đến 2 ngày. Do đó phụ huynh không cần phải quá lo lắng, tuy vậy không được chủ quan mà phải theo dõi sát sao tình trạng của trẻ.

3. Vắc xin 6 trong 1 của Pháp giá bao nhiêu tiền?

Một vấn đề mà các bậc cha mẹ luôn quan tâm hàng đầu đó là giá của một mũi tiêm vắc xin 6 trong 1. Trước đây, do chưa được biết đến nhiều nên vắc xin luôn đủ dùng cho trẻ nhỏ có nhu cầu tiêm và giá cả ổn định.

Hiện nay, loại vắc xin này luôn rơi vào tình trạng khan hiếm, thậm chí là “cháy hàng” ở một số cơ sở y tế bởi các bậc cha mẹ đã biết đến nhiều hơn về lợi ích và độ an toàn của nó nên luôn ưu tiên sử dụng cho trẻ. Điều này dẫn đến tình trạng đội giá, nhảy giá ở nhiều trung tâm hoặc cơ sở y tế, thậm chí giá cả còn bị đẩy cao gấp chục lần.

Tuy nhiên, tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khách hàng có thể yên tâm vì chúng tôi cung cấp vắc xin 6 trong 1 với giá ổn định, được niêm yết công khai. Ngoài ra, MEDLATEC còn thực hiện quy trình bảo quản vắc xin 6 trong 1 một cách nghiêm ngặt theo quy chuẩn của Bộ Y tế ban hành, đảm bảo chất lượng vắc xin tốt nhất, nâng cao hiệu quả khi tiêm.

4. Tiêm vắc xin 6 trong 1 của Pháp ở đâu tốt nhất?

Tiêm chủng là điều cần thiết để bảo trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời khỏi những tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý chọn những địa chỉ tiêm chủng uy tín, đảm bảo hiệu quả khi tiêm cũng như hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ được khách hàng tin tưởng, đánh giá cao trong công tác tiêm chủng. MEDLATEC cam kết cung cấp vắc xin 6 trong 1 của Pháp đúng giá đúng chất lượng.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ tiêm vắc xin uy tín được khách hàng tin tưởng lựa chọn

Ngoài ra, MEDLATEC còn thực hiện quy trình tiêm chủng khoa học theo 3 bước:

- Khám sàng lọc trước khi tiêm.

- Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ trong và sau khi tiêm.

- Kiểm tra lại sức khỏe của trẻ.

Hiện, MEDLATEC luôn là địa chỉ tin tưởng để thực hiện tiêm chủng của rất nhiều bậc phụ huynh.

Một ưu điểm nữa là khách hàng có thể đặt lịch tiêm chủng và nhận tư vấn thông qua số hotline của Bệnh viện mà không cần phải xếp hàng chen chúc, chờ đợi, giúp tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân.

Mọi chi tiết xin liên hệ 1900 56 56 56 để được giải đáp chi tiết về các vấn đề liên quan đến tiêm chủng nói chung cũng như vắc xin 6 trong 1 nói riêng.

Trẻ đi tiêm phòng về bị sốt là một trong các phản ứng thường thấy sau khi trẻ tiêm chủng. Vì vậy, không ít bố mẹ xót con luôn tìm kiếm cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng hiệu quả. Bài viết của chuyên gia Hapacol sẽ làm rõ cho bạn nguyên nhân bé bị sốt sau khi tiêm phòng và cách phòng ngừa sau này

Trong vài trường hợp, sau khi được tiêm chủng, bé sẽ có dấu hiệu phát sốt.

Tình trạng này thường khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu. Do đó, lúc này, cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng là mối bận tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. 

1. Trẻ tiêm phòng bị sốt và Những tình trạng không mong muốn sau khi tiêm phòng

Vắc xin có thể giúp trẻ xây dựng “hệ thống phòng ngự” kiên cố trước các bệnh lý.

Tuy nhiên, đồng thời, loại thuốc này cũng có khả năng dẫn đến một số tác dụng phụ khó chịu ở trẻ trong vòng 48 giờ đầu kể từ lúc tiêm chủng, chẳng hạn như: 

  • Trẻ tiêm phòng bị sốt hoặc kích ứng
  • Buồn ngủ và ngủ nhiều
  • Khu vực tiêm sưng đỏ, kéo dài khoảng 3 – 4 ngày, thường phát sinh do xuất huyết dưới da

Tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao đại diện cho việc cơ thể đang đối phó với sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh.

Bố mẹ nên theo dõi, kiểm tra nhiệt độ của bé sau khi tiêm phòng

Trong khi đó, thành phần chính của vắc xin lại là virus. Vì vậy, sau khi tiêm phòng, trẻ có khả năng phát sốt. 

Thực tế, hầu hết trường hợp, cơn sốt sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Tuy nhiên, nó có thể khiến trẻ vô cùng khó chịu. Lúc này, không ít bố mẹ vì xót con sẽ cố gắng tìm cách hạ sốt và thắc mắc liệu trẻ có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng hay không.

2. Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng

Vấn đề được bố mẹ quan tâm nhiều nhất sau khi trẻ tiêm chủng là thân nhiệt của bé tăng cao.

Đảm bảo trẻ không có dấu hiệu sốt sau khi tiêm ngừa

Lúc này, tùy vào độ tuổi của bé, bạn có thể áp dụng một số cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng như sau:

Đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi

Rất khó để đảm bảo việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh không bị sốt, vì điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Nếu trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt, tắm hoặc lau người cho bé bằng nước ấm không chỉ góp phần hạ sốt cho trẻ mà còn giúp trẻ giảm đau cơ.

Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên thực hiện biện pháp này trong vòng 5 – 10 phút nhằm tránh tình huống bé bị cảm lạnh.

Sau đó, hãy cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Vải cotton là lựa chọn lý tưởng nhất trong trường hợp này.

Bên cạnh đó, bạn có thể giảm đau hạ sốt cho trẻ sau tiêm phòng bằng thuốc hạ sốt. Lúc này, tình trạng đau cơ và sốt ở trẻ sơ sinh sẽ thuyên giảm khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

Tuy nhiên, trước khi cho bé dùng bất kỳ thuốc hạ sốt nào, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước, đặc biệt là khi bé sốt cao sau khi tiêm phòng. Đối với trường hợp sốt nhẹ, việc dùng thuốc là không cần thiết.

Mặt khác, bạn cần lưu ý không để trẻ uống aspirin để hạ sốt, vì loại thuốc này gây tăng nguy cơ phát sinh hội chứng Reye, một vấn đề sức khỏe hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bé. 

Ngoài ra, bố mẹ cũng đừng quên cung cấp dinh dưỡng cho bé. Cơn sốt sẽ làm tăng nguy cơ mất nước ở trẻ. Do đó, bạn nên khuyến khích bé uống sữa mẹ hoặc sữa dành cho trẻ sơ sinh. 

Sốt cao có nguy cơ là dấu hiệu cơ thể phản ứng nghiêm trọng với vắc xin. Vì vậy, nếu bé sốt cao sau khi tiêm phòng và nếu thân nhiệt của bé vượt mức 38ºC, bạn hãy lập tức liên hệ với bác sĩ để được tư vấn y tế.

Ngoài ra, bạn cũng cần đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu thấy bé có biểu hiện:

  • Khó thở
  • Sưng cổ họng
  • Nổi mề đay
  • Da xanh xao
  • Biếng ăn, không muốn ăn uống

Đối với trẻ từ 2 – 6 tháng

Khi bước vào giai đoạn 2 – 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch của trẻ đã được củng cố nhiều so với lúc mới sinh.

Vì vậy, bạn có thể cho bé uống paracetamol như một cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng, chỉ cần bé vẫn tỉnh táo và có thể bú sữa mẹ.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

Bạn sẽ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức, nếu trẻ rơi vào bất kỳ trường hợp nào dưới đây, bao gồm: 

  • Nhiệt độ cơ thể đo tại trực tràng trong khoảng 38ºC và kéo dài quá 24 giờ.
  • Bé cần thay tã ít nhất 6 giờ một lần, dù khối lượng thức ăn bé tiêu thụ ít hơn đáng kể so với trước khi tiêm chủng.
  • Trẻ bị khó thở, dẫn đến tình huống khó ăn và khó ngủ. 
  • Nhịp thở của bé tăng nhanh do sốt cao. Thông thường, trẻ ở độ tuổi này chỉ thở khoảng 40 nhịp trong một phút. 
  • Bé có dấu hiệu thờ ơ, không muốn ăn uống ngay cả khi đã hạ sốt.

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Theo bác sĩ, ngoài paracetamol, trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi còn có thể dùng thêm ibuprofen để hạ sốt. Thêm vào đó, bố mẹ hãy áp dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ giảm nhiệt độ cơ thể cho bé, ví dụ như:

  • Lau người bé bằng nước ấm
  • Cho trẻ uống nhiều nước
  • Để bé nghỉ ngơi nhiều
  • Chườm khăn đã thấm qua nước ấm hoặc mát và vắt khô lên trán trẻ

Mặt khác, nếu trẻ có những dấu hiệu sau, bạn nên mau chóng đưa bé đến bệnh viện, chẳng hạn như: 

  • Tình trạng sốt của bé [khoảng 38ºC] kéo dài 48 giờ hoặc hơn, kể cả khi không có sự hiện diện của các triệu chứng khác như sổ mũi, ho, tiêu chảy hoặc nôn mửa.
  • Trẻ sốt liên tục trong 3 ngày, kèm theo dấu hiệu tiêu chảy, ho, chảy nước mũi và nôn.
  • Bé bị nghẹt mũi.
  • Cơn sốt đã thuyên giảm nhưng lại tái phát sau đó vài ngày.
  • Trẻ khó thở hoặc nhịp thở nhanh.
  • Bé có dấu hiệu mất nước, ví dụ như tã lâu đầy.
  • Trẻ vẫn còn biểu hiện thờ ơ, đờ đẫn dù đã uống thuốc hạ sốt.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

Paracetamol là thuốc hạ sốt phổ biến và hiệu quả đối với mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ tuổi cũng như cân nặng của bé mà liều lượng thuốc được sử dụng cũng sẽ khác nhau, bao gồm:

Độ tuổi và cân nặngLiều lượng thuốc nên dùng
1 – 3 tháng tuổi [3 – 5kg]40mg paracetamol
4 – 11 tháng tuổi [5 – 8kg]80mg paracetamol
12 – 23 tháng tuổi [8 – 10kg]120mg paracetamol
2 – 3 tuổi [10 – 16kg]160mg paracetamol
4 – 5 tuổi [16 – 21kg]240mg paracetamol

Trẻ có thể dùng paracetamol với liều lượng 10 – 15mg/kg.

Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý khoảng thời gian giữa hai lần cho trẻ uống thuốc nên là 4 – 6 giờ. Bố mẹ cũng không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt trước khi chích ngừa, và luôn nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc.

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo:

What to do after the shots. //www.abcdpediatrics.com/resources/what-to-do-after-the-shots/

My Infant Gets a Fever After Shots. //www.livestrong.com/article/526764-my-infant-gets-a-fever-after-shots/

Vaccine Side Effects/Fever Management. //www.nwcppediatrics.com/contents/vaccine-side-effectsfever-management.

Video liên quan

Chủ Đề