Tiêm vaccine sau bao lâu thì uống bia

Tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Bộ Y tế

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phước khẳng định: Không uống bia rượu trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19, bởi sự kết hợp bia rượu với các tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm làm các triệu chứng nặng lên. Hơn nữa, bia, rượu cũng gây khó khăn cho việc phân biệt giữa tác dụng phụ của vắc xin và tác dụng phụ của bia, rượu. Mặt khác, bia, rượu có thể làm gia tăng phản ứng. Cần tránh xa bia rượu để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch của mình sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Người tiêm vắc xin phòng Covid-19 nên kiêng rượu bia trong vòng 72 giờ [3 ngày].

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Phước, sau khi tiêm vắc xin Covid-19, người tiêm cần hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mình bằng việc tăng cường ăn các loại thực phẩm chống viêm, tránh thực phẩm tinh chế nhiều. Tốt nhất nên tập trung vào chất béo lành mạnh và thực phẩm ít chế biến. Thực phẩm có tác dụng chống viêm là: Cà chua, dầu ô liu, rau lá xanh [rau bina, cải xoăn, rau cải, bắp cải và các loại rau lá xanh khác]. Ngoài ra, còn có các loại hạt như: Hạnh nhân, quả óc chó và nhiều loại hạt khác. Hơn nữa, nên bổ sung thêm các loại cá béo như: Cá hồi, cá thu, cá mòi và các loại trái cây, đặc biệt là dâu tây, quả việt quất, anh đào và cam.

Ngoài ra sau khi tiêm vắc xin một số người sẽ có triệu chứng đau đầu, đây là một tác dụng phụ phổ biến của tiêm vắc xin Covid-19 và việc bị mất nước có thể làm cơn đau đầu trầm trọng hơn. Vì thế, cần uống nhiều nước như: Nước ép trái cây, trà hoặc các chất lỏng khác không quá nhiều đường, nên có chai nước bên cạnh để có thể uống trong ngày đi tiêm. Thông thường sau khi tiêm, mọi người nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày.

Tránh xa rượu bia là một trong những điều kiện quan trọng để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng. Với việc tiêm vắc xin Covid-19, uống rượu bia sau khi tiêm có thể khiến tác dụng phụ thêm nặng.

Uống rượu bia trước và sau khi tiêm có thể làm giảm hiệu quả miễn dịch của vaccine Covid-19, đồng thời khiến các phản ứng phụ thêm nặng

Ảnh minh họa: Shutterstock

Những tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin thường gặp là chóng mặt, sốt, buồn nôn và đau đầu. Những tác dụng phụ này sẽ sớm khỏi. Tuy nhiên, nếu uống rượu bia sau khi tiêm sẽ khiến chúng thêm nặng, theo Prevention.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo trong vòng 72 giờ sau khi tiêm vắc xin Covid-19 thì không được uống rượu bia. Trong khi đó, các nhà khoa học khuyến cáo khoảng thời gian này không phải 72 giờ mà đến 21 ngày. Các nghiên cứu cho thấy rượu bia có thể làm suy giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể sau khi tiêm, từ đó làm giảm hiệu quả vắc xin.

“Hệ miễn dịch cần ở trạng thái hoạt động tối ưu để phản ứng tốt với vắc xin. Do đó, khuyến cáo đưa ra là không nên uống rượu vào tối trước và sau khi tiêm”, Mirror dẫn lời giáo sư Sheena Cruishank, chuyên gia y sinh tại Đại học Manchester [Anh].

Có phải ai khi mắc Covid-19 cũng sẽ phải thở máy | BÁC SĨ ƠI số 2

Ở Anh, các chuyên gia khuyến cáo người dân khi đi tiêm vắc xin cần ăn uống đầy đủ, nếu bị nhức đầu hoặc sốt thì chỉ uống paracetamol, đồng thời uống đủ nước và nghỉ ngơi hợp lý.

\n

Tại Nga, các nhà chức trách nước này đã khuyến cáo người dân không nên uống rượu bia sau khi tiêm vắc xin Covid-19 Sputnik V. Khuyến cáo như vậy cũng xuất hiện ở nhiều nước khác.

Không chỉ không nên uống rượu bia sau khi tiêm mà còn không nên uống lúc trước khi tiêm. Cơ quan y tế Mexico từng khuyến cáo người dân không tiêm vắc xin Covid-19 trong trạng thái vẫn còn say xỉn hay buồn nôn, nhức đầu do rượu bia. Nguyên nhân là sẽ khiến tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin Covid-19 nặng hơn, đồng thời khiến người tiêm dễ nhầm lẫn tác dụng phụ đó là do rượu bia.

Người dân Mexico cũng được khuyến cáo không nên uống rượu bia trong vòng 1 tuần sau khi tiêm vắc xin Covid-19, theo Prevention.

Tin liên quan

  • Tập thể dục trước khi tiêm giúp tăng hiệu quả của vắc xin Covid-19
  • Từ chối tiêm vắc xin Covid-19, người đàn ông suýt chết
  • Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tập thể dục trước tiêm vắc xin Covid-19 có tốt?

VIDEO ĐANG XEM NHIỀU

Đọc thêm

Chuyên gia chỉ cách vợ chồng ngủ chung thoải mái nhất có thể

Chuyên gia tư vấn Jolie Kerr [Mỹ], trong nhiều năm đã nghiên cứu, theo dõi và thử nghiệm và rút ra cách tuyệt vời để giúp các cặp đôi ngủ chung một cách thoải mái, đó là đắp chăn riêng.

Người bị tiểu đường có nên ăn bí đỏ?

Bí đỏ không chỉ có màu sắc đẹp mà còn giàu dinh dưỡng. Loại bí này rất ít calo nên phù hợp cho chế độ ăn giảm cân. Tùy tình trạng sức khỏe mà người tiểu đường có nên ăn bí đỏ và ăn với lượng bao nhiêu.

Ca mắc Covid-19 tăng vọt, bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B

Chiều nay 11.11, Bộ Y tế thông báo trong nước ghi nhận 630 ca mắc Covid-19, cao nhất trong 1 tuần qua. Đồng thời, Bộ Y tế cũng bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Xuất hiện 3 ca bệnh whitmore tại Thanh Hóa và Đắk Lắk

Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận 2 trẻ em tại tỉnh Thanh Hóa và 1 người lớn tại Đắk Lắk mắc bệnh whitmore. Đây là bệnh khó chẩn đoán, tỷ lệ tử vong cao.

Bị trào ngược dạ dày, cần tập luyện thế nào để giảm triệu chứng?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng mà a xít dạ dày trào ngược lên thực quản. Tập luyện thể thao có thể giúp giảm nhưng cũng có thể làm tăng thêm các triệu chứng. Do đó, tập luyện đúng cách rất quan trọng.

Mắc bệnh nguy hiểm hiếm gặp, nữ tiếp viên hàng không phải cắt lưỡi

Một cô gái người Anh đang kêu gọi mọi người nhận biết các triệu chứng ung thư miệng, sau khi chính các bác sĩ cũng nhầm lẫn căn bệnh ung thư hiếm gặp của cô là vấn đề về răng.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ăn bí đỏ, người tiểu đường lưu ý điều này

'Tùy tình trạng sức khỏe mà người tiểu đường có nên ăn bí đỏ và ăn với lượng bao nhiêu'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

5 loại thực phẩm giàu protein dành cho người ăn chay

Protein [còn gọi là chất đạm] là phần quan trọng nhất trong bữa ăn của chúng ta vì nó cung cấp cho cơ bắp, tế bào và các mô quan trọng khác các yếu tố tăng trưởng cần thiết để giữ cho chúng khỏe mạnh và hoạt động bình thường.

Bệnh giời leo có tái phát không?

Bệnh Zona thần kinh có tên gọi khác là giời leo, đặc trưng với vết phồng rộp trên da, kèm theo cảm giác ngứa, tê và đau dữ dội. Virus gây giời leo cũng gây thủy đậu. Trên thực tế, giời leo có thể tái phát nhiều lần.

Công bố 24 báo cáo khoa học trong y tế

24 nghiên cứu khoa học trong y tế như: Phẫu thuật tim xâm lấn tối thiểu; Can thiệp mạch vành… đã được công bố tại Hội nghị khoa học kỹ thuật mở rộng năm 2022, tổ chức ở TP.Cần Thơ.

Theo dõi đường huyết, người bệnh cần lưu ý điều gì?

TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM [BV ĐHYD TP.HCM] cho biết, biến chứng của bệnh đái tháo đường [ĐTĐ] thường diễn tiến âm thầm và có thể xảy ra đa dạng trên nhiều bộ phận cơ thể [não, tim mạch, thận, mắt, hệ mạch máu và thần kinh ngoại vi…].

Bệnh nhi 18 tháng tuổi nuốt kim băng vào dạ dày

Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy dị vật, cụ thể là 1 kim băng, ra khỏi dạ dày cho một bệnh nhi 18 tháng tuổi ở TP.Quy Nhơn.

Chủ Đề