Tìm hiểu hứng thú học tập môn Tiếng Việt của học sinh Tiểu học

Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt

Đọc bài Lưu

Sau khi nắm bắt các ưu nhược điểm của lớp chủ nhiệm,trong đầu tôi luôn có một câu hỏi Đâu là vấn đề?. Tôi đi tìm câu trả lời bằng cách lắng nghe các em, qua điều tra khảo sát với câu hỏi Các cháu thích gì khi đến trường? và đa phần câu trả lời tôi nhận lại là: Thích được khen, thích những tiết học sôi động có trò chơi, thích được nghiên cứu, thích những tiết học ngoài trời Nói đến những điều các em thích dường như tôi nhận thấy trong mắt các em có những tia nắng, các em nói mãi không thôi như đó là một niềm ao ước mãnh liệt mà các em chưa từng có. Vậy là tôi lại tiếp tục trên con đường trả lời câu hỏi do mình đặt ra Bao lâu nay mình đã làm gì? Cần phải thay đổi như thế nào để các em có thể thỏa mãn niềm mong ước kia? Và tôi đã nhận ra việc học mà chơi chơi mà học nó quan trọng đến nhường nào và việc tạo niềm hứng thú về một điều các em chưa biết, về một kiến thức khô khan là một điều rất quan trọng không chỉ giúp các em ghi nhớ, lĩnh hội nhanh bài học mà ngay cả giáo viên cũng có niềm động lực để dìu dắt các em trên con đường chiếm lĩnh tri thức. Sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh như sau:

1. Tạo hứng thú học tập bằng thay đổi không gian, trang trí lớp học

Học sinh được sắp xếp hoạt động theo nhóm nên tạo điều kiện cho việc thay đổi không gian lớp học, thuận tiện cho việc học tập theo phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Bên cạnh đó việc tạo không gian thoáng mát kết hợp với xanh hóa, trang trí lớp học cũng khiến cho các em vui thích mỗi khi bước vào lớp, tạo môi trường lớp học thân thiện, tâm thế thoải mái giúp các em phấn khởi hơn trong mỗi tiết học.

2. Tạo hứng thú học tập bằng cáchlàm cho học sinh nhận thức được mục tiêu, lợi ích của bài học

Trong sách giáo khoa, trước nội dung mỗi bài học luôn là mục tiêu cần đạt được khi học xong bài này. Thông thường theo chương trình sách giáo khoa hiện hành thì phần mục tiêu chỉ thể hiện ở giáo án người dạy và người dạy phải nắm được mục tiêu này để đi đúng hướng, đúng nội dung bài học. Nhưng chương trình tôi thấy điểm hay là ở đây, học sinh cũng cần phải biết mục tiêu, lợi ích của bài học để kích thích sự tò mò, sự tìm tòi để giải quyết vấn đề, để tìm ra cái đích cần đạt đến như các em đã đọc ở phần mục tiêu.

Với mỗi bài học cụ thể, giáo viên cần giúp cho học sinh nhận ra tính lợi ích của một nội dung nào đó. Chẳng hạn môn Tiếng Việt 5 dạy bài nhiều nghĩa, ban đầu các em chỉ hiểu từ nhiều nghĩa là cùng một từ nhưng lại mang nhiều nghĩa khác nhau nhưng nhờ vào đặc điểm này người ta còn sử dụng trong lối chơi chữ rất thú vị, ví dụ câu Con ngựa đá[1], đá[2]con ngựa đá[3], đá[1]chỉ chất liệu làm ra con ngựa,đá[2]hoạt động tung mạnh chân về phía trước,đá[3]giống vớiđá[1]như vậy chỉ với một từ nhưng nghĩa khác nhau làm cho người đọc cần phải nhanh trí suy luận mới tìm được đúng nghĩa của từ, đây là điều thú vị gây hứng thú cho các em, các em thích được đánh đố và kết quả khắc sâu kiến thức hơn.

3. Tạo hứng thú học tập bằng cáchphối hợp các phương pháp và các hình thức dạy học linh hoạt

Tổ chức trò chơi học tập:

Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Nghiên cứu cho thấy, trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích sự phát triển trí tuệ của các em.

Giáo viên có thể thiết kế trò chơi hoặc học sinh là người thiết kế trò chơi nhưng nội dung trò chơi phải liên quan đến bài học, có thể trò chơi để kiểm tra kiến thức đã học, trò chơi để hình thành bài mới, trò chơi của phần bài tập hay trò chơiđể củng cố kiến thức.Ví dụ trò chơi nhằm khởi động giới thiệu bài: Bài 2B: Sắc màu Việt Nam [tiết 1]; Trò chơi: Thi tìm nhanh tên 7 sắc cầu vồng: Hai nhóm chơi mỗi nhóm 4 bạn, từng người của mỗi nhóm lần lượt lên bảng viết tên gọi một màu trong bức tranh 7 sắc cầu vồng, đủ 7 từ và hoàn thành nhanh thì thắng cuộc

Có thể kể vào trò chơi học tập hoạt động sắm vai. Đây là một trò chơi có rất nhiều lợi thế để dạy học Tiếng Việt. Sắm vai trong dạy học là nhận một vai giao tiếp nào đó nhằm thể hiện sinh động nội dung học tập. Hình thức học tập sắm vai nhiều khi rất vui nhờ những chi tiết hài hước, ngộ nghĩnh do nhữngdiễn viên bất đắc dĩtạo nên. Hình thức sắm vai đặc biệt phát huy tác dụng trong các tiết Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn.

Tổ chức dạy học ngoài trời:

Dạy học ngoài trời giúp HS tìm hiểu rất nhiều kiến thức, kĩ năng từ cuộc sống. Dạy học ngoài trời là một hình thức tổ chức dạy học có nhiều lợi thế để phát triển năng lực giao tiếp cho HS, một năng lực cần thiết cho tất cả mọi môn học.

Dạy học ngoài trời tạo điều kiện để HS quan sát thiên nhiên, chơi các trò chơi nhằm gây hứng thú, sự tích cực học tập cho các em. Tổ chức tiết học ngoài trời sẽ giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không phải tri giác gián tiếp qua các phương tiện dạy học. Các em có điều kiện gần gũi, hiểu biết về thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh. Hoạt động ngoài lớp còn là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường, đồng thời có tác dụng hình thành thói quen hợp tác, tương trợ, học hỏi lẫn nhau. Ngoài ra, trong môn Tiếng Việt, nhiều nội dung nói viết của phân môn TLV gắn liền với môi trường địa phương, nơi HS đang sinh sống nên việc dạy học ngoài không gian lớp học lại càng quan trọng.Ví dụ dạy bài Tả quang cảnh sân trường em không gì thiết thực bằng việc cho các em ra sân, trực tiếp quan sát sân trường, giáo viên hướng dẫn các em quan sát, những cảnh cần tả sau đó phân nhóm học sinh ngỗi mỗi góc để quan sát và tả.

Tạo hứng thú học tập bằng hình thức thi đua, khen thưởng giữa các tổ, cá nhân:

Học sinh tiểu học các em rất thích được khen, được tuyên dương, phần thưởng. Phần thưởng của các em có thể không thiên về vật chất mà thiên về tinh thần, tượng trưng. Chính vì nắm bắt được đặc điểm tâm lí này nên giáo viên có thể đưa ra các hình thức khen như bằng lời nói, nhận xét, bằng việc thưởng bông hoa điểm tốt, thư khen .cuối tuần. Tôi đã chọn cách khen từng cá nhân, tổ bằng cho bông hoa điểm tốt mỗi lần các em trả lời hoặc làm đúng bài tập. Các em thật sự rất hứng thú, thi đua làm bài nhanh để được giáo viên gọi lên bảng thực hiện để lấy hoa về cho tổ mình. Cuối tuần tôi sẽ tổng kết số lượng hoa điểm tốt đẻ thưởng cho tổ bông hoa to cắm ở bảng thi đua cuối lớp. Bên cạnh đó sẽ chọn ra các bạn có tiến bộ, chăm ngoan học tốt để được khen, thưởng hoa.

4. Tạo hứng thú học tập bằng việcxây dựng môi trường thân thiện giữa thầy và trò, trò và trò

Để học sinh Mỗi ngày đến trường là một ngày vui người giáo viên là người có vai trò quan trọng nhất. Bên cạnh việc tác động vào nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa các trò cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu không khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú cho cả thầy và trò. Bởi vì, học là hạnh phúc không chỉ vì những lợi ích mà nó mang lại, mà hạnh phúc còn nằm ngay trong chính sự học. Thử nghĩ nếu các em đến trường luôn trong tâm trí nỗi sợ hãi với thầy cô, sợ bị la mắngchắc chắn sẽ không còn tâm trí để hứng thú học hành, sẽ không muốn đến trường. Người giáo viên vừa là người giúp các em lĩnh hội kiến thức, còn là người truyền lửa, truyền đam mê học hành cho các em. Chính vì thế người giáo viên còn là người cha, người mẹ, người bạn của các em ở trên lớp, biết chia sẻ, thấu hiểu các em có như vậy các em mới tự tin, hứng thú trong học tập.

Nguồn:Trường TH Long Khánh A4 Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề