Tính chất hóa học của hợp chất vô cơ

16:04:0725/06/2022

Cách phân loại các loại hợp chất vô cơ như thế nào? Tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ là gì? các em cũng đã được học ở những bài trước.

Bài viết này nhằm củng cố các kiến thức đã học về cách phân loại và tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ và giải một số bài tập vận dụng.

I. Kiến thức cần nhớ về các loại hợp chất vô cơ

1. Cách phân loại các hợp chất vô cơ

Bảng dưới đây cho chúng ta biết về hệ thống phân loại các hợp chất vô cơ:

Bảng phân loại các hợp chất vô cơ

2. Tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ

Tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ được tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ

II. Bài tập luyên tập các loại hợp chất vô cơ

* Bài 1 trang 43 SGK Hóa 9: Căn cứ vào sơ đồ biểu thị những tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ:

1. Oxit

a] Oxit bazơ + ... → bazơ

b] Oxit bazơ + ... → muối + nước

c] Oxit axit + ... → axit

d] Oxit axit + ... → muối + nước

2. Bazơ

a] Bazơ + ... → muối + nước

b] Bazơ + ... → muối + nước

c] Bazơ + ... → muối + bazơ

d] Bazơ oxit bazơ + nước

e] Oxit axit + oxit bazơ → ...

3. Axit

a] Axit + ... → muối + hiđro

b] Axit + ... → muối + nước

c] Axit + ... → muối + nước

d] Axit + ... → muối + axit

4. Muối

a] Muối + ... → axit + muối

b] Muối + ... → muối + bazơ

c] Muối + ... → muối + muối

d] Muối + ... → muối + kim loại

e] Muối ... + ...

>> Giải bài 1 trang 43 SGK Hóa 9

* Bài 2 trang 43 SGK Hóa 9: Để một mẩu natri hiđroxit trên tấm kính trong không khí, sau vài ngày thấy có chất rắn màu trắng phủ ngoài. Nếu nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào chất rắn thấy có khí thoát ra, khí này làm đục nước vôi trong. Chất rắn màu trắng là sản phẩm phản ứng của natri hiđroxit với:

a] Oxit trong không khí.

b] Hơi nước trong không khí.

c] Cacbon đioxit và oxi trong không khí.

d] Cacbon đioxit và hơi nước trong không khí.

e] Cacbon đioxit trong không khí.

Giải thích và viết phương trình hóa học minh họa.

>> Giải bài 2 trang 43 SGK Hóa 9

* Bài 3 trang 43 SGK Hóa 9: Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hòa tan 20g NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi.

a] Viết các phương trình hóa học.

b] Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung.

c] Tính khối lượng các chất có trong nước lọc.

>> Giải bài 3 trang 43 SGK Hóa 9

Hy vọng với bài viết Tính chất hóa học các loại hợp chất vô cơ, cách phân loại các hợp chất vô cơ và bài tập luyện tập Hóa lớp 9 bài 13 ở trên giúp các em giải các bài tập dạng này một cách dễ dàng. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để hayhochoi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Câu hỏi: Tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ?

Trả lời:

Có 4 loại hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazo và muối.

Tính chất hoá học:

1. Oxit

a. Oxit axit

- Tác dụng với nước

NO2 + H2O →HNO3 + NO

- Tác dụng với dung dịch bazơ [kiềm]

Tác dụng với oxit bazơ: Oxit bazơ phải tương ứng với bazơ tan:

SO3 + K2O →K2SO4

b. Oxit bazơ

- Tác dụng với nước: Oxit nào mà hidroxit tương ứng tan trong nước thì phản ứng với nước.

CaO + H2O →Ca[OH]2

- Tác dụng với axit:

Fe2O3 + H2SO4 →Fe2[SO4]3 + H2O

Chú ý: Những oxit của kim loại có nhiềuhoá trị khi phản ứng với axit mạnh sẽ được đưa tới kim loại có hoá trị cao nhất.

Cu2O + HNO3 →Cu[NO3]2 + NO2 + H2O

Tác dụng với oxit axit: Xem phần oxit axit

Bị khử bởi các chất khử mạnh: Trừ oxit của kim loại mạnh [từ K Al].

Fe2O3 + CO →Fe3O4 + CO2

Chú ý: Khi Fe2O3 đang bị khử mà CO bị thiếu thì chất rắn tạo thành có 4 chất sau: Fe2O3, Fe3O4, FeO. Fe [Vì các phản ứng xảy ra đồng thời].

c.Oxit lưỡng tính [Al2O3, ZnO]

Tác dụng với axit:

ZnO + H2SO4 →ZnSO4 + H2O

Tác dụng với kiềm:

ZnO + NaOH →Na2ZnO2 + H2O

d. Oxit không tạo muối [CO, N2O NO...]

- N2O không tham gia phản ứng.

- CO tham gia:

+ Phản ứng cháy trong oxi

+ Khử oxit kim loại

+ Tác dụng thuận nghịch với hemoglobin có trong máu, gây độc.

2. Axit

a. Dung dịch axit làm đổi màu chất chỉ thị: Quì tím đỏ.

b. Tác dụng với bazơ:

H2SO4 + NaOH →Na2SO4 + H2O

c. Tác dụng với oxit bazơ, oxit lưỡng tính:

HCl + Al2O3 →AlCl3 + H2O

d. Tác dụng với muối:

HCl + Na2CO3 →NaCl + H2O + CO2

H2SO4[đậm đặc] + NaCl[rắn] NaHSO4 + HCl[khí]

Chú ý: Sản phẩm phải tạo ra chất kết tủa [chất khó tan], hoặc chất bay hơi hay tạo ra axit yếu.

e. Tác dụng với phi kim

f. Tác dụng với kim loại: [kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hoá học].

HCl + Fe→ FeCl2 + H2

3. Bazơ

a.Bazơ tan [kiềm]

Dung dịch kiềm làm thay đổi màu một số chất chỉ thị:

- Quỳ tím xanh.

- Dung dịch phenolphtalein không màu hồng.

Tác dụng với axit:

2KOH + H2SO4 →K2SO4 + 2H2O [1]

KOH + H2SO4 →KHSO4 + H2O [2]

Chú ý: tuỳ tỉ lệ số mol axit và số mol bazơ sẽ xảy ra phản ứng [1] hoặc [2] hay xảy ra cả phản ứng.

Tác dụng với kim loại

Tác dụng với phi kim

Tác dụng với oxit axit, oxit lưỡng tính

Tác dụng với hidroxit lưỡng tính [Al[OH]3, Zn[OH]2]

NaOH + Zn[OH]2 →Na2ZnO2 + H2O

Tác dụng với dung dịch muối

Ba[OH]2 + Na2CO3 →BaCO3 + 2NaOH

Chú ý: Sản phẩm phản ứng ít nhất phải có một chất không tan [kết tủa].

b. Bazơ không tan

Tác dụng với axit:

Cu[OH]2 + H2SO4 →CuSO4 + H2O

Bị nhiệt phân tich:

Fe[OH]3 →Fe2O3 + H2O

c.Hidroxit lưỡng tính

Tác dụng với axit

Tác dụng với kiềm

Bị nhiệt phân tích

4. Muối

a. Tác dụng với dung dịch axit:

Ba[HCO3]2 + HNO3 →Ba[NO3]2 + CO2 + H2O

b. Dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ:

FeCl3 + KOH →KCl + Fe[OH]3

Chú ý: Muối axit tác dụng với kiềm tạo thành muối trung hoà và nước

c. Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối:

Na2CO3 + CaCl2 →CaCO3 + NaCl

d. Dung dịch muối tác dụng với kim loại:

CuSO4 + Zn →ZnSO4 + Cu

Chú ý: không lựa chọn kim loại có khả năng phản ứng với nước ở điều kiện thường như K, Na, Ca, Ba...

e.Tác dụng với phi kim

Một số muối bị nhiệt phân:

Nhiệt phân tích các muối CO3, SO3:

M2[CO3]n →M2On + nCO2

Chú ý: Trừ muối của kim loại kiềm.

Nhiệt phân muối nitrat:

Fe[NO3]2 →Fe + NO2 + O2

Một số tính chất riêng:

2FeCl3 + Fe →3FeCl2

2FeCl2 + Cl2 →2FeCl3

Cu + Fe2[SO4]3 →CuSO4 + 2FeSO4
 

Mời các bạn cùng với Top lời giải tìm hiểu thêm về khái niệm hợp chất vô cơ để hiểu rõ hơn về tính chất của chúng.

1. Hợp chất vô cơ là gì ?

Hợp chất vô cơ là hợp chất hóa học mà trong phân tử không có chứa nguyên tử cácbon. Một số trường hợp ngoại lệ mà hợp chất được gọi là hợp chất vô cơ trong phân tử vẫn chứa nguyên tử các bon là khí CO, khí CO2, acid H2CO3 và các muối cacbonat, hidrocacbonat.

2. Phân loại hợp chất vô cơ.

Hợp chất vô cơ được phân loại thành từng nhóm dựa vào tính chất hóa học của những hợp chất đó tương tự nhau. Khi đó, người ta xếp chúng vào một nhóm để tiện nghiên cứu, học tập.

Hợp chất vô cơ được phân chia thành 4 loại chính đó là Oxit, Axit, Bazơ và Muối.

2.1 Oxit là gì ?

Oxit là hợp chất gồm một nguyên tố kết hợp với một hoặc nhiều nguyên tử oxi.

2.1.1. Công thức hóa học của oxit là MxOy

Trong đó:

- M là nguyên tố nào đó có thể kết hợp được với y nguyên tử oxi.

- x là số nguyên tử của nguyên tố M có trong oxit.

- y là số nguyên tử của nguyên tố oxi có trong hợp chất.

2.1.2. Oxit được phân thành mấy loại ?

Oxit được phân chia thành 4 loại cơ bản bao gồm Oxit axit, Oxit bazơ, Oxit lưỡng tính và Oxit trung tính.

2.1.2.1 Oxit axit là gì ?

Oxit axit là những oxit được cấu tạo từ một nguyên tố phi kim với oxi và phải có axit tương ứng.

Công thức hóa học tổng quát của oxit axit là MxOy

Trong đó:

- M là nguyên tố phi kim.

- O là nguyên tố Oxi.

- x là số nguyên tử của nguyên tố M có trong hợp chất oxit.

- y là số nguyên tử của nguyên tố Oxi có trong hợp chất.

Ví dụ oxit axit:

Oxit: SO2, SO3, CO2, N2O5 . . .

Axit tương ứng: H2SO3, H2SO4, H2CO3, HNO3 . . .

2.1.2.2 Oxit Bazơ là gì ?

Oxit Bazơ là những oxit cấu tạo bởi một nguyên tố kim loại với oxi và có Bazơ tương ứng.

Công thức hóa học tổng quát của Oxit Bazơ là M'xOy

Trong đó:

- M' là nguyên tố kim loại.

- O là nguyên tố oxi.

- x là số nguyên tử của nguyên tố kim loại trong oxit.

- y là số nguyên tử của nguyên tố oxi có trong oxit.

Ví dụ Oxit Bazơ:

Oxit: Na2O, BaO, MgO, ZnO . . .

Bazơ tương ứng: NaOH, Ba[OH]2, Mg[OH]2, Zn[OH]2 . . .

2.1.2.3 Oxit lưỡng tính là gì ?

Oxit lưỡng tính là những oxit có một bazơ tương ứng và có một axit tương ứng.

Công thức hóa học của oxit lưỡng tính là công thức chung của oxit.

Ví dụ oxit lưỡng tính:

Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO . . .

Axit tương ứng: HAlO2, H2ZnO2 . . . tương ứng với tên gọi là axit aluminic, axit zincic . . .

Như vậy ta có công thức hóa học của axit aluminic là HAlO2 và công thức hóa học của axit zincic là H2ZnO2

Bazơ tương ứng: Al[OH]3, Zn[OH]2 . . . 

2.1.2.4 Oxit trung tính là gì ?

Oxit trung tính là oxit không có axit tương ứng hoặc bazơ tương ứng [ Oxit trung tính còn được gọi là oxit không tạo muối].

Công thức hóa học của oxit trung tính cũng tương tự như công thức tổng quát của oxit.

ví dụ oxit trung tính:

Oxit trung tính: CO, NO . . .

2.2 Axit là gì ?

Axit [Tiếng pháp: Acide] là hợp chất hóa học có thể hòa tan được trong nước, có vị chua.Công thức hóa học tổng quát của axit là HxA

Trong đó:

- H là nguyên tố hidro

- A là một nguyên tố hoặc một nhóm các nguyên tố liên kết với nhau theo trật tự nhất định.

- x là số nguyên tử của nguyên tố hidro có trong axit.

Ví dụ Axit:

Axit: HCl, H2SO3, H2SO4, H2CO3, HNO3 . . .

2.2.1 Phân loại axit như nào ?

Dựa vào tính chất hóa học của axit mà chúng được phân chia thành 2 loại

+ Axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3 . . . .

+ Axit yếu như H2S, H2CO3 . . . .

Khi quan sát các loại axit, nhiều bạn có ý kiến em phân loại axit dựa vào sự có mặt của nguyên tố oxi. 

Phân loại được cụ thể như sau:

+ Axit không có oxi như H2S, HCl . . .

+ Axit có oxi như HNO2, H2SO4 . . .

2.3 Bazơ [bazo] là gì ?

Bazơ [Bazo - Tiếng pháp: Base] là hợp chất hóa học trong phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit [OH].

Công thức hóa học tổng quát của bazơ là Mx[OH]y hay M[OH]y

Trong đó:

- M là nguyên tố kim loại

- OH là nhóm hidroxit

- y là số nhóm hidroxit có trong bazơ. Thường thì y sẽ bằng với số hóa trị của nguyên tố M

Ví dụ bazơ: NaOH, Ba[OH]2, Mg[OH]2, Fe[OH]2, Fe[OH]3 . . .

2.3.1 Phân loại bazơ như nào ?

+ Dựa vào tính chất hóa học, chúng ta có thể phân chia thành ba zơ mạnh và ba zơ yếu

- Ba zơ mạnh: NaOH, KOH . . .

- Ba zơ yếu: Al[OH]3, Fe[OH]3, Cu[OH]2 . . .

+ Dựa vào tính tan của Ba zơ trong nước, chúng ta có thể phân chia thành 2 loại là Ba zơ không tan và Ba zơ tan trong nước.

- Ba zơ tan trong nước:

NaOH, KOH  . . . khi tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ hay còn gọi là dung dịch kiềm, xút . . .
Ca[OH]2, Ba[OH]2 . . . khi tan trong nước cũng tạo thành dung dịch bazơ gọi là dung dịch kiềm thổ.

- Bazơ không tan trong nước:

Cu[OH]2, Mg[OH]2, Fe[OH]3, Al[OH]3 . . .

2.4 Muối là gì ?

Muối là sản phẩm hóa học sau khi trung hòa axit.

Các bạn sẽ gặp nhiều phản ứng trung hòa axit tạo thành muối ví dụ như phản ứng giữa oxit với axit, phản ứng giữa Bazơ với axit . . .. Thường thì những phản ứng trung hòa chúng ta cũng sẽ thu được một sản phẩm là nước đi kèm với muối.

Một ví dụ phản ứng trung hòa như sau: NaOH + HCl → NaCl + H2O. Sau phản ứng trên, sản phẩm thu được đều là dung dịch. Tuy nhiên, chúng ta thấy được trong dung dịch trên sẽ chưa hợp chất NaCl đó chính là muối Natri Clorua và sản phẩm của phản ứng trung hòa thường là nước.

2.4.1 Phân loại muối như nào ?

+ Dựa vào thành phần nguyên tố hóa học cấu tạo nên muối, chúng ta có thể chia muối thành 2 loại cơ bản

- Muối axit là muối mà trong phân tử vẫn còn chứa nguyên tố hidro trong gốc axit

Ví dụ về muối axit: NaHSO4, K2HPO3, KH2PO3 . . .

- Muối trung hòa là muối mà trong phân tử không còn chứa nguyên tố hidro của gốc axit.

Ví dụ về muối trung hòa: Na2SO4, KCl, CaCO3 . . .

+ Dựa vào độ tan của muối trong nước, chúng ta có thể chia muối thành 2 loại muối tan và muối không tan trong nước.

Ví dụ muối tan trong nước: NaCl, Na2SO4 . . .

Ví dụ muối không tan trong nước: BaSO4, AgCl . . .

Video liên quan

Chủ Đề