Tô-mát Ê-đi-xơn viết như thế nào

SGK ba lớp đầu cấp tiểu học viết Mát-xcơ-va, còn lớp 4 và lớp 5 thì viết phiên âm kèm nguyên dạng Mát-xcơ-va [Moskva].


Sách giáo khoa mới sẽ có sự thống nhất về chuẩn chính tả trong cách viết tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài, cách đặt dấu thanh. Ảnh: VietNamNet

Bộ GD-ĐT vừa tổ chức hội thảo về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa [SGK] giáo dục phổ thông mới nhằm giảm tối đa tình trạng ‘loạn’ quy định chính tả, ít nhất là trong cơ sở giáo dục.

Trao đổi với báo chí, GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, cho biết, điều này rất cần thiết vì hiện có nhiều quy định tương đối “vênh” nhau về chính tả.

Dự thảo quy định mới về chính tả không thay đổi nhiều. Điểm lớn nhất là thay đổi cách viết tên người, tên địa lý, thuật ngữ nước ngoài.

Cụ thể, quy định về cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam về cơ bản giữ nguyên như quy định hiện hành.

Đối với tên tổ chức, đơn vị, viết hoa chữ cái đầu của mỗi từ hoặc cụm từ có tác dụng phân biệt tên riêng đó với những tên riêng khác. Ví dụ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội…

Những tên người, tên địa lý đã được dịch nghĩa hoặc phiên âm qua âm Hán Việt mà quen dùng như Hắc Hải, Đại Tây Dương, Mỹ, Anh, Bắc Kinh, Đỗ Phủ, Lý Bạch… thì viết như cách viết tên người, tên địa lý tiếng Việt.

Video đang HOT

Những trường hợp còn lại sẽ có 3 hình thức xử lý: Một là viết nguyên dạng, nếu đó là tên viết bằng chữ Latin, ví dụ: Victor Hugo, Albert Einstein, Thomas Edison, Paris, New York…

Hai là, chuyển tự sang chữ Latin, nếu đó là tên viết bằng các chữ ghi âm không phải chữ Latin, ví dụ: Volga, Moskva, Sankt Peterburg…

Ba là, trường hợp không chuyển tự được thì viết như cách viết trong tiếng Anh, ví dụ: Tokyo, Fuzhou, Zhejiang, Nile, Cleopatra…

Đối với những tên riêng liên quan đến nhiều nước thì dùng tên gọi phổ biến nhất hoặc một tên gọi phù hợp với ngữ cảnh cụ thể. Trường hợp tên riêng đã quen sử dụng theo một hình thức phổ biến có tính quốc tế thì giữ cách viết thông dụng, không viết như nguyên ngữ. Ví dụ, viết tên nước có thủ đô Budapest là Hungary, không viết là Magyarország.

“Việc áp dụng quy định này có lợi so với cách phiên âm có gạch nối, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài.

Quy định này cũng phù hợp một thực tế là theo chương trình giáo dục mới, học sinh sẽ được học ngoại ngữ từ lớp 3″, GS Thuyết giải thích.

Theo dự kiến của Ban soạn thảo quy định về chính tả, đối với những thuật ngữ mà tiếng Việt sẵn có hoặc dịch sang tiếng Việt dễ hiểu thì sử dụng các thuật ngữ này, ví dụ: các chất vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, nhôm; các hình tam giác, bình hành, chữ nhật,…

Đối với những thuật ngữ có tính hệ thống, có tính sản sinh cao [tạo ra nhiều thuật ngữ cùng gốc] thì viết theo tên nguyên dạng và phổ biến trong ngành khoa học đó. “Viết như thế cũng là để người đọc tiện tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài. Hãy tưởng tượng, nếu học sinh Việt Nam chỉ quen với tên các chất hóa học dưới hình thức phiên âm thì khi tham dự các kì thi quốc tế về khoa học, các em sẽ lúng túng như thế nào”, GS Thuyết phân tích.

Tuy nhiên, dự thảo có quy định riêng đối với sách giáo khoa cấp tiểu học. SGK ba lớp đầu cấp tiểu học [lớp 1, 2 và 3] sử dụng hình thức phiên âm, có gạch nối để nối các âm tiết trong cùng một bộ phận tạo thành tên; ví dụ: Tô-mát Ê-đi-xơn, Mát-xcơ-va, Tô-ky-ô…

Đối với SGK lớp 4 và lớp 5, bên cạnh tên riêng được phiên âm có tên nguyên dạng hoặc chuyển tự đặt trong ngoặc đơn; ví dụ: Tô-mát Ê-đi-xơn [Thomas Edison], Mát-xcơ-va [Moskva], Pa-ri [Paris], Tô-ky-ô [Tokyo], để chuẩn bị cho học sinh lên lớp trên quen với cách viết nguyên dạng tiếng nước ngoài.

Theo Đất Việt

Bộ GD-ĐT vừa tổ chức hội thảo về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới nhằm giảm tối đa tình trạng 'loạn' quy định chính tả, ít nhất là trong cơ sở giáo dục.


Việc phiên âm tiếng nước ngoài sẽ thay đổi trong chương trình - sách giáo khoa mới ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Trao đổi với PV Thanh Niên, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời cũng là giáo sư nghiên cứu về ngôn ngữ học, nêu quan điểm: "Điều này là rất cần thiết vì hiện có nhiều quy định tương đối "vênh" nhau về chính tả". Bản thân Bộ GD-ĐT từ năm 1984 - 2003 cũng có tới 3 quyết định khác nhau về chính tả trong chương trình - sách giáo khoa [SGK]. Chưa kể còn có 2 văn bản quy định của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ về chính tả trong các văn bản hành chính...

Viết tên riêng tiếng việt ra sao ?

Dự thảo quy định về chính tả trong chương trình - SGK giáo dục phổ thông mới của Bộ GD-ĐT đặt ra những quy định cụ thể, được sử dụng thường xuyên. Ví dụ, cách viết tên người, tên địa lý VN và nước ngoài.

Cụ thể, dự thảo nêu: Đối với tên người, tên địa lý tiếng Việt và các ngôn ngữ đơn tiết: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi âm tiết tạo thành tên. Ví dụ, Triệu Thị Trinh, Trần Quốc Tuấn... Đối với tên người, tên địa lý trong các ngôn ngữ đa tiết, viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên; nếu bộ phận đó gồm nhiều âm tiết thì dùng gạch nối để nối các âm tiết. Ví dụ, Y Bih A-lê-ô, Y Blok Ê-ban, Sê-rê-pôk, E-a Đrăng... Đối với tên người, tên địa lý được cấu tạo bằng cách kết hợp danh từ riêng với bộ phận vốn không phải là danh từ riêng [danh từ chung, số từ, từ chỉ phương hướng], tùy trường hợp, được viết theo quy tắc áp dụng cho ngôn ngữ đơn tiết hoặc đa tiết. Ví dụ, Đồ Chiểu, Đề Thám, A-ma Thuột, Biển Đông, Hồ Gươm, [huyện] Chợ Mới, [huyện] Krông A-na, [vùng] Nam Trung Bộ...

Đối với tên các thiên thể [sử dụng với tư cách thuật ngữ thiên văn học, khoa học trái đất], tên các năm âm lịch, tên các dân tộc, tùy trường hợp, viết theo quy tắc áp dụng cho ngôn ngữ đơn tiết hoặc đa tiết. Ví dụ, Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng, Sao Kim; Ất Mùi, Quý Tỵ; [dân tộc] Hà Nhì, [dân tộc] Ba-na... Đối với những tên riêng còn lại: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi từ hoặc cụm từ có tác dụng phân biệt tên riêng đó với những tên riêng khác. Ví dụ, tên các ngày lễ tết: Nguyên đán, Mbang Ka-tê; tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội...; tên các văn bản quy phạm pháp luật: Luật Giáo dục, Luật Hôn nhân và Gia đình...; tên các huân chương, huy chương, danh hiệu, giải thưởng: Huân chương Lao động, Huy chương Vàng, Anh hùng Lao động, Nghệ sĩ Nhân dân, Giải thưởng Sáng tạo...; tên các ngành, các môn học, chuyên ngành khoa học: [ngành] Giáo dục, [môn] Lịch sử, [chuyên ngành] Di truyền học...

Dự thảo cũng nêu những trường hợp viết hoa những từ ngữ không phải tên riêng. Ngoài viết hoa chữ cái đầu câu, đầu dòng, còn viết hoa chữ cái đầu của tên chương, mục, bài... Viết hoa tu từ để tỏ thái độ quý trọng đối với người hoặc sự vật nhất định, có thể viết hoa chữ cái đứng đầu danh từ chung hoặc xưng hô chỉ người hoặc sự vật đó. Ví dụ, Tổ quốc, Chủ tịch, Tổng thống, Mẹ, Thầy, Người, Ông...

Phiên âm tên nước ngoài thế nào ?

Theo dự thảo, trong trường hợp tên người, tên địa lý nước ngoài được dịch nghĩa hoặc phiên âm qua âm Hán Việt thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi âm tiết. Ví dụ: Đỗ Phủ, Lỗ Tấn, Đại Tây Dương; Ba Lan, Hy Lạp...

Các trường hợp khác sẽ phải viết nguyên dạng, nếu đó là tên viết bằng chữ Latin, ví dụ: Victor Hugo, Albert Eistein, Paris...; chuyển tự sang chữ Latin nếu đó là tên viết bằng các chữ ghi âm không phải chữ Latin, ví dụ: Volga, Moskva... trong trường hợp không chuyển tự được thì viết như cách viết trong tiếng Anh, ví dụ: Tokyo, Cleopatra...

Trong trường hợp tên riêng liên quan đến nhiều nước thì dùng tên gọi phổ biến nhất hoặc một tên gọi phù hợp với ngữ cảnh cụ thể. Trường hợp tên riêng đã quen sử dụng theo một hình thức phổ biến có tính quốc tế thì giữ cách viết thông dụng, không viết như nguyên ngữ. Ví dụ, viết tên nước có thủ đô Budapest là Hungary, không viết là Magyarország.

Tuy nhiên, dự thảo có quy định riêng đối với SGK ba lớp đầu cấp tiểu học [lớp 1, 2 và 3]. SGK các lớp này sử dụng hình thức phiên âm, có gạch nối để nối các âm tiết trong cùng một bộ phận tạo thành tên; ví dụ: Tô-mát Ê-đi-xơn, Mát-xcơ-va, Tô-ky-ô... Đối với SGK lớp 4 và lớp 5, bên cạnh tên riêng được phiên âm có tên nguyên dạng hoặc chuyển tự đặt trong ngoặc đơn; ví dụ: Tô-mát Ê-đi-xơn [Thomas Edison], Mát-xcơ-va [Moskva], Pa-ri [Paris], Tô-ky-ô [Tokyo].

Theo GS Thuyết, sắp tới, khi thực hiện nghị quyết của Quốc hội cho phép thực hiện nhiều bộ hoặc nhiều cuốn SGK do các tổ chức, cá nhân đứng ra biên soạn, nếu không có quy định thống nhất về chính tả trong chương trình, SGK thì sẽ dễ dẫn tới tình trạng mỗi bộ/cuốn SGK do các nhóm tác giả khác nhau biên soạn sẽ có quy chuẩn khác nhau về chính tả, gây khó khăn, lúng túng cho các nhà trường, giáo viên và người học trong quá trình dạy và học.

Theo TNO

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Áp dụng nhiều cách giảm tải Cho đến thời điểm này, vấn đề giảm tải trong chương trình giáo dục phổ thông [GDPT] mới vẫn đang được dư luận quan tâm. Những kiến thức quá hàn lâm hoặc ôm đồm trong chương trình phổ thông cũ sẽ được giảm tải thế nào? Khối lượng kiến thức được giảm ở chương trình GDPT mới so với với chương trình được...

17:00:26 10/06/2022

Theo quy định của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM, nếu thí sinh vi phạm các quy chế thi sau đây sẽ bị xử lý đình chỉ thi

16:57:06 10/06/2022

Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn [ĐH Quốc gia Hà Nội] vừa công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2022

12:58:13 10/06/2022

Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP.HCM có những phòng thi chỉ có 1 hoặc 3 thí sinh vì những lý do rất đặc biệt

08:10:06 10/06/2022

Theo Trần Thị Tú Quyên - thủ khoa khối D03 năm 2021, giai đoạn này sĩ tử nên hệ thống lại kiến thức trong sách giáo khoa

08:05:58 10/06/2022

Do chưa nắm rõ thông tin tuyển sinh vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình trung học phổ thông quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc năm học 2022-2023, nhiều phụ huynh đã băn khoăn, lo lắng

07:52:56 10/06/2022

Từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên [khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30] sẽ không còn được cộng tối đa, mà được xác định theo công thức giảm tuyến tính

07:50:22 10/06/2022

Trung tâm gửi báo cáo đăng ký ngày sát hạch, danh sách học viên và thông báo thời gian khai giảng khóa học nhưng Sở GTVT lại hiểu theo hướng xin tăng lưu lượng học viên

08:57:36 09/06/2022

ĐTO - Trong năm học 2021-2022, Phòng Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] huyện Cao Lãnh phối hợp với các đơn vị thực hiện tốt phong trào Phát triển cây xanh trong trường học

08:37:47 09/06/2022

Trước đề xuất của một số cử tri về việc đưa dạy thêm, học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện và Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] nên xây dựng quy định cụ thể và giao trách nhiệm quản lý này xuống từng địa phương, thậm chí từng tr...

22:40:19 08/06/2022

Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 170/TB-VPCP ngày 8/6/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp với Bộ Giáo dục và Đào tạo về môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông mới

19:31:50 08/06/2022

Hôm nay [8/6], hơn 24.000 học sinh thành phố Hải Phòng bước vào Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023

17:07:51 08/06/2022

Ngân hàng câu hỏi thi được rà soát, hoàn thiện; lựa chọn câu hỏi đã có trong ngân hàng câu hỏi thi theo ma trận đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và viết bổ sung câu hỏi mới

08:38:55 08/06/2022

Nếu lịch sử là môn bắt buộc ở trung học phổ thông thì không cần phải thay đổi môn Lịch sử ở các cấp. Năm học 2022-2023 thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, học sinh lớp 10 được lựa chọn 5 môn học lựa chọn, trong đó có môn Lịc...

08:28:36 08/06/2022

Cụ thể, giáo viên trung học phổ thông sẽ được bổ nhiệm theo 3 hạng, hạng I [4,4-6,78], hạng II [4,0-6,38], hạng III [2,34-4,98] có hệ số lương tương đương hạng cũ

08:26:33 08/06/2022

Hè nào cũng vậy, cứ kết thúc học kỳ 2 của năm học là bố mẹ chạy đôn chạy đáo tìm chỗ cho con học thêm. Đôi khi không muốn nhưng nhu cầu của phụ huynh khiến các giáo viên phải chạy theo điệp khúc này

08:19:24 08/06/2022

Đây là năm đầu tiên môn Toán được áp dụng hệ số 1 thay vì được0 tính hệ số 2 như các năm trước. Vì vậy, kết quả của môn thi này quyết định rất lớn đến việc xét tuyển đầu vào của các thí sinh

08:16:30 08/06/2022

Trần Minh Thúy là sinh viên năm thứ hai ngành Truyền thông Quốc tế tại Học viện Ngoại giao. Cô nhận được rất nhiều sự chú ý trên mạng bởi ngoại hình xinh xắn

07:50:52 08/06/2022

Dù chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã phê duyệt được 5 năm nhưng tình trạng thiếu giáo viên vẫn đang diễn ra ở hầu hết các địa phương và chưa có giải pháp nào để bù lấp

07:48:58 08/06/2022

Việc chuẩn hóa cán bộ là cần thiết, và bằng cấp nên được đưa vào thang đo. Nhưng có nhất thiết phải Thạc sĩ hóa , Tiến sĩ hóa cán bộ công chức?

22:03:31 07/06/2022

Với 11 công việc, Phạm Thị Ngọc Hòa, sinh viên ngành Quan hệ công chúng, ĐH Deakin [Australia] tự trả học phí, chi phí sinh hoạt và hỗ trợ mua nhà cho bố mẹ

Video liên quan

Chủ Đề