Tại sao người tây mắt xanh

Người xưa thường nói khi muốn biết một người đang giấu diếm điều gì, hãy nhìn thật sâu vào đôi mắt của họ. Ngày nay bạn không cần nhìn sâu vào đôi mắt mà chỉ cần nhìn vào màu sắc của mắt cũng đủ để hiểu tính cách của người đó

Các nhà văn và nhà khoa học đều đồng ý với một quan niệm: đôi mắt là cửa số tâm hồn. Tại đại học Orebro ở Thuỵ Điển các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra màu mắt có liên quan trực tiếp đến tính cách con người. Về cơ bản con người thường có 5 màu mắt: màu đen, xanh lá cây, xanh da trời, màu xám và màu nâu.

Tùy vào từng màu mắt sẽ tiết lộ bạn là người ấm áp hay bốc đồng, cả tin hay tình cảm. Dù mắt của bạn màu gì, thì cũng nên trân trọng vì đó là màu sắc tạo hóa ban cho bạn. Một khi hiểu được ý nghĩa màu mắt, bạn sẽ ý thức giữ gìn đôi mắt mình hơn.

Màu đen

Đây là màu mắt phổ biến của người Á Đông. Thông thường trẻ sơ sinh sẽ có mắt màu đen tuyền, và sẽ nhạt bớt theo thời gian. Tuy nhiên những người có đôi mắt đen tuyền rất ít, phần lớn chúng ta thường nhầm lẫn người mắt xám đậm hay nâu đậm thành màu đen vì lông mày của họ có màu sậm.

Người có đôi mắt đen thường có thị lực vô cùng tốt. Một đôi mắt màu đen thường cuốn hút người đối diện bởi vẻ đẹp long lanh, huyền bí. Những người sở hữu đôi mắt đen là người bí ẩn, khó tin người, không dễ bắt đầu một mối quan hệ mới.

Người có đôi mắt đen thường sống thực tế và rất trung thành. Nếu bạn sở hữu những nhân viên có mắt màu đen thì xin chúc mừng, bạn đang có những nhân viên nhiệt huyết, luôn đặt tính trách nhiệm lên việc mình làm. Họ không bao giờ có suy nghĩ bi quan và luôn biết cách thể hiện bản thân.

Màu xanh lá cây

Đây là màu mắt hiếm nhất, trên thế giới chỉ có khoảng 2% dân số sở hữu cặp mắt này. Xanh lá cây tượng trưng cho sự thanh mát và trẻ trung. Người sở hữu mắt màu xanh lá cây thường rất cuốn hút. Họ cũng có lối sống hoạt bát, vô tư và rất nhiệt tình với người xung quanh. Tuy nhiên những người có cặp mắt xanh lá cây thường khá ghen tuông và đố kỵ.

Màu xanh da trời

Đây là màu mắt nguyên thủy của con người. Nếu bạn sở hữu cặp mắt màu xanh da trời thì bạn đang mang trong mình bộ gen nguyên thủy. Con người sơ khai có cặp mắt xanh da trời, sau này do môt số yếu tố làm biến đổi gen mới sinh ra những màu mắt khác.

Xanh da trời tượng trưng cho hòa bình. Những người sở hữu cặp mắt xanh da trời thường tốt bụng, luôn biết cách điều hòa các mối quan hệ cũng như cân bằng những vấn đề trong cuộc sống. Họ là những người sống vui vẻ và có khả năng quan sát nhạy bén.

Màu nâu

Đây là màu mắt phổ biến nhất trên thế giới. Những người có đôi mắt nâu thường sống đơn giản, có tính sáng tạo, rất dễ đặt niềm tin vào người khác. Ngoài ra họ là những người rất quyết đoán, đáng tin cậy, sống độc lập và thường mang lại may mắn cho những người xung quanh.

Màu xám

Xám tượng trưng cho quyền lực, vì thế những người có mắt màu xám dường như được sinh ra để làm lãnh đạo hoặc những người có thể gây ảnh hưởng lên người khác. Đôi mắt màu xám toát lên vẻ mạnh mẽ, thông minh. Những người có đôi mắt xám thường kiểm soát cảm xúc của mình rất tốt, họ ít giận dữ hơn tất cả những người khác.

Họ thường rất đam mê công việc và luôn có tính sáng tạo cao, ngoài ra họ còn có óc phân tích xuất sắc, suy nghĩ linh hoạt và kiên định. Trong tình yêu, những người mắt xám thường tinh tế và lãng mạn, tinh tế.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Biên tập TTT

Màu mắt là độc nhất và riêng biệt như vân tay của mỗi người. Bạn có thể thấy người xung quanh cùng có màu mắt nâu hoặc đen như mình, nhưng chắc chắn màu mắt ấy hoàn toàn khác biệt. Bạn cũng từng thấy nhiều người sinh ra có mắt màu xanh, nhưng lớn lên lại có màu nâu. Vì sao lại có sự khác biệt như vậy? Dưới đây là những lý giải.

Màu mắt nói gì?

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nhưng cũng là cánh cửa của gene di truyền. Mống mắt [iris], phần chính tạo sắc tố cho mắt, là phần chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng ánh sáng đến võng mạc thông qua việc thay đổi kích thước của đồng tử. Nhưng tại sao mống mắt lại có màu sắc khác biệt?

Màu mắt hình thành và thay đổi như thế nào?


Màu mắt phổ biến nhất là nâu, thứ hai là xanh da trời hoặc xám.

Màu của mắt là do số lượng protein sắc tố, còn gọi là melanin trong các tế bào của mống mắt quyết định. Một đứa trẻ khi sinh ra, trong mống mắt hầu như chưa có melanin nên sẽ có đôi mắt màu xanh. Từ 6–36 tháng, các tế bào trong mống mắt bắt đầu sản sinh melanin sẽ làm thay đổi màu sắc của mắt. Nếu có quá nhiều melanin, mắt sẽ có màu nâu; ít melanin, mắt sẽ có màu xanh. Hầu hết trẻ em châu Á và châu Phi khi sinh ra có màu mắt nâu hoặc đen, vì melanin đã tích tụ nhiều trong mống mắt. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có một số trẻ sinh ra với màu mắt xanh.

Màu mắt phổ biến và hiếm thấy

Màu mắt không đơn giản là các màu xanh lá, da trời và nâu mà có nhiều sắc độ. Màu mắt phổ biến nhất là nâu, thứ hai là xanh da trời hoặc xám. Màu mắt hiếm là màu xanh lá cây. Màu mắt rất hiếm là đỏ. Đôi mắt này hầu như không có melanin nên mống mắt sẽ không màu, nhưng bé thấy màu đỏ hoặc hồng vì đó là màu của các mạch máu. Một số sẽ sở hữu đôi mắt hai màu vì mống mắt được tạo thành bởi hai kiểu gien khác nhau. Hiện tượng này là do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các gene hoặc bị thương tổn gây nên sự xáo trộn trong việc sản sinh melanin. Mắt hai màu hiếm gặp ở người nhưng có ở chó, mèo và ngựa.

Điều gì quyết định sự tập trung số lượng melanin trong mống mắt?

Tất cả phụ thuộc vào gene. Theo các lý thuyết trước đây, màu mắt là do một gene quyết định. Nếu cha màu mắt nâu, mẹ mắt xanh, sinh ra con sẽ có mắt xanh. Theo khoa học hiện đại, gene quyết định rất nhiều về màu mắt. Những tế bào này sẽ điều chỉnh số lượng melanin trong mống mắt. Trong đó, hai gene chính tạo màu cho mắt là OCA2 và HERC2. Gene OCA2 quyết định 3/4 các sắc độ mắt từ xanh đến nâu. Màu mắt của bé phụ thuộc vào sự kết hợp của hai bộ gene này.

Mắt không liên tục sản sinh melanin như ở tóc và da. Do đó, tùy vào mức độ tập trung sắc tố melanin ở mô mỡ đệm mà màu mắt có thể sáng hơn hoặc tối đi.

  • Tại sao người có hai màu mắt khác nhau?

Cập nhật: 27/09/2017 Theo sunflower/TTGĐ

Ngày nay, người ta đã biết được độ sáng tối của da là do số lượng các hắc tố trong da quyết định. Người châu Âu có ít hắc tố nên màu da rất nhạt; người châu Phi nhiều hắc tố nên da màu đen hoặc nâu đen. Ở người da vàng, lượng hắc tố ở mức giữa hai loại người trên nên da màu vàng. Các nhà khoa học cho biết, màu da của người là kết quả thích ứng với môi trường trong quá trình tiến hóa lâu dài.

Tia tử ngoại của ánh nắng tuy có thể giúp cơ thể hợp thành vitamin D, tăng thêm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật nhưng lại có thể gây hại nếu có quá nhiều. Hắc tố da giống như một cái "dù" để che ánh nắng, ngăn ngừa tia tử ngoại xâm nhập vào cơ thể. Người châu Phi do sống ở vùng vĩ độ thấp, nhiều ánh nắng nên da có nhiều hắc tố. Người châu Âu sống ở vùng vĩ độ cao, không bị ánh nắng mặt trời chiếu mạnh, màu da sáng sẽ giúp họ hấp thụ được nhiều tia tử ngoại hơn.

Vì sao màu tóc người phương Đông khác người phương Tây?

Tóc của người cũng có nhiều màu: có tóc đen, tóc vàng, tóc đỏ... Nhìn chung, người da vàng có tóc đen nhánh, người da trắng tóc màu vàng bạch kim. Giống như màu da, màu tóc sở dĩ khác nhau cũng là do số lượng hắc tố trong tóc nhiều hay ít. Người hắc tố nhiều sẽ có tóc đen, ngược lại là tóc vàng hoặc bạch kim. Màu tóc khác nhau cũng là một chứng minh về sự thích ứng đối với môi trường của con người. Người phương Tây sống ở vùng lạnh, ánh nắng yếu; còn người phương Đông sống ở vùng nắng nhiều, hắc tố sẽ bảo vệ tóc trước sự tấn công của tia tử ngoại.

Vì sao màu mắt người phương Đông khác người phương Tây?

Màu mắt của người phương Đông và người phương Tây có khác nhau. Mắt người phương Đông màu vàng hoặc đen, mắt người phương Tây ngược lại là màu lam nhạt hoặc màu sáng. Trên thực tế, màu mắt chính là màu của củng mạc [màng nửa hình cầu nằm phía trước nhãn cầu]. Lượng hắc tố trên củng mạc sẽ quyết định màu sắc của nhãn cầu. Ở người phương Đông hoặc người châu Phi, châu Mỹ la tinh, hắc tố trên củng mạc tương đối nhiều nên nhãn cầu mang màu đen hoặc vàng nâu. Ở người da trắng phương Tây, hắc tố trên củng mạc ít, mạch máu ở đó lại nhiều nên nhãn cầu có màu lam nhạt hoặc xám [cũng giống như với người da trắng, ta dễ dàng thấy được các mạch máu li ti ở dưới da].

Nếu để ý một chút, hẳn bạn sẽ nhận thấy rằng, dù cho cùng năm sinh nhưng khi có tuổi, minh tinh Hollywood phương Tây lại có phần "mặn mà" hơn hẳn so với sao châu Á dù thời trẻ, họ có thể xinh đẹp, quyến rũ hơn.

Liệu cách nhìn nhận như vậy có phải chỉ do tâm lý, vì bạn là người châu Á hay các bức ảnh bạn xem đã qua chỉnh sửa đến mức hoàn hảo rồi?

Phạm Băng Băng sinh cùng năm với Britney Spears nhưng làn da của cô hiện vẫn rất tươi tắn, xinh đẹp.

Có không ít người thắc mắc câu hỏi này. Và nếu bạn cũng nằm trong số đó thì hãy đọc bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.

Người phương Tây vô cùng xinh đẹp, quyến rũ…

Không thể phủ nhận rằng người châu Âu sở hữu những nét đẹp nổi bật riêng của chủng tộc mình - như đường nét khuôn mặt sắc sảo, mũi cao, da trắng, mắt hai mí… Bên cạnh đó, chế độ ăn cùng môi trường khí hậu cũng giúp họ sớm phát triển những đường nét cơ thể, trở nên quyến rũ hơn.

Đôi mắt to, làn da trắng cùng sống mũi cao là những lợi thế của người châu Âu

Những nét đẹp như vậy ngày nay được tôn vinh và xem như chuẩn mực đối với đa phần người dân trên thế giới. Do đó, không ít phái đẹp châu Á, châu Phi quyết dành ra một số tiền không nhỏ để phẫu thuật thẩm mỹ, giúp mình sở hữu chiếc mũi cao, làn da trắng trẻo hơn... Nhưng tại sao lại như vậy?


Theo một số chuyên gia, việc nhiều người ao ước có được nét đẹp giống người phương Tây là bởi họ bị ảnh hưởng từ các bộ phim Hollywood cũng như là sự du nhập mạnh của văn hóa phương Tây.


Khuôn mặt chữ điền, sống mũi cao được coi là tiêu chuẩn của đàn ông phương Tây


Cụ thể, chúng ta hẳn đã quen với hình ảnh anh hùng điện ảnh có thân hình to cao, lực lưỡng hay mỹ nhân màn bạc sở hữu làn da trắng, đôi môi mọng, thân hình đồng hồ cát…


Qua phim ảnh, vẻ đẹp mang tính phương Tây này được lý tưởng hóa và hiển nhiên đi cùng với sự thành công của các bộ phim là sự công nhận của công chúng về cái gọi là "nét đẹp chuẩn mực".



Do đó bạn dễ dàng nghĩ rằng, vẻ đẹp của ngôi sao châu Á khó so bì được với các minh tinh Hollywood, bởi vóc dáng người châu Á có phần nhỏ nhắn, đôi mắt thường một mí - khác biệt lớn với "chuẩn mực" trên.


… nhưng lại nhanh già hơn người châu Á


Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng dường như người châu Á thường trông trẻ hơn nhiều khi so với một người phương Tây cùng tuổi. Điều này đã được công nhận ở nhiều nơi trên thế giới và một số nguyên nhân sau có thể lí giải cho điều này.


Đầu tiên phải kể đến là chế độ ăn của họ khác nhau. Theo một nghiên cứu của ĐH Monash ở Melboune [Australia], cho dù sống cùng ở điều kiện tự nhiên nhưng người Úc gốc Hy Lạp tiêu thụ nhiều rau xanh, cà tím, tỏi, trái cây sấy khô, đồng thời tiêu thụ ít các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn, sữa, cà phê.


Do đó, họ có ít nếp nhăn trên da hơn người Úc gốc Anh - những người có chế độ ăn gồm lượng lớn sữa, thịt hộp, khoai tây, bánh ngọt, đồ nướng...


Chế độ ăn lành mạnh hơn giúp người châu Á hạn chế quá trình lão hóa

Giống với người Úc gốc Hy Lạp, người châu Á thường tiêu thụ nhiều rau, trái cây - thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin giúp làm chậm sự lão hóa.


Trong khi đó, các món yêu thích của người phương Tây là pizza, hamburger, khoai tây chiên, thịt nướng, cà phê - những thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường. Những thực phẩm này sẽ đẩy nhanh tốc độ lão hóa trên da và tạo nếp nhăn.


Dương Mịch bằng tuổi với Lindsay - cùng sinh năm 1986 nhưng trông hai người như "một trời một vực".

Tiếp theo, một số nghiên cứu và thống kê cho thấy: ước tính khoảng 80% người Đông Nam Á không dung nạp được lactose cũng như không tiêu hóa tốt các sản phẩm từ sữa.


Những người không dung nạp lactose thường sẽ tránh ăn nhiều pho mát, bơ, sữa bởi chúng có thể khiến bạn đầy bụng, khó tiêu.


Chế độ ăn ít sữa hơn của người châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng sẽ càng giúp họ ngăn chặn quá trình lão hóa so với người phương Tây.


Tuy sữa tốt cho sức khỏe, nhưng phần lớn sữa ngày nay đều được tiệt trùng ở nhiệt độ cao khiến hầu hết các enzyme tiêu hóa trong sữa bị tiêu diệt. Thứ còn lại của sữa sau khi tiệt trùng là một lượng lớn đường lactose – sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của tế bào, đồng nghĩa với việc làm gia tăng sự lão hóa.



Bên cạnh đó, sự phát triển của truyền thông và văn hóa phương Tây đã sinh ra nỗi ám ảnh của người châu Á về một làn da trắng.


Do sợ bị đen da nên khi ra ngoài trời nắng, phụ nữ châu Á thường trang bị đầy đủ các phụ kiện như nón rộng vành, khẩu trang, áo tay dài, ô… để che nắng, hay cụ thể hơn là tránh khỏi các tia UV trong ánh nắng.


Ngược lại, người châu Âu lại khao khát có một làn da rám nắng nên họ sẵn sàng đi bộ giữa trưa, hay tắm nắng trên bờ biển. Điều này khiến họ tăng khả năng tiếp xúc tia UV.

Việc thường xuyên tiếp xúc với tia UV sẽ gây ra tác hại, không chỉ làm sậm màu mà còn tạo ra nếp nhăn và tàn nhang trên da. Nếu khuôn mặt có nhiều nếp nhăn và tàn nhang thì sẽ trở nên tối hơn và già hơn.


Và cuối cùng, vóc dáng nhỏ nhắn của người châu Á càng khiến họ trông trẻ trung hơn. Theo đó, vóc dáng trung bình người châu Á chúng ta khá nhỏ so với người phương Tây, đến nỗi tại một số nước châu Âu, quần áo cỡ người lớn của người châu Á còn có thể bị hiểu nhầm là quần áo trẻ em.


Các chuyên gia nhận định, khi một người cao lớn đứng cạnh một người nhỏ nhắn thì theo tâm lý chung bạn sẽ thấy người nhỏ hơn trông sẽ trẻ hơn.

Nguồn; Mabelkong, Abagond, Womans connection

Video liên quan

Chủ Đề