Biểu thức của định luật Ôm là gì

Câu hỏi hot cùng chủ đề

LIVESTREAM 2K4 ÔN THI THPT QUỐC GIA 2022

TƯƠNG GIAO ĐỒ THỊ HÀM SỐ - 2k5 - Livestream TOÁN thầy QUANG HUY

Toán

BÀI TẬP VỀ VẬN TỐC, GIA TỐC CƠ BẢN - - 2K5 Livestream LÝ THẦY TUYÊN

Vật lý

UNIT 1 - ÔN TẬP NGỮ PHÁP TRỌNG TÂM [Buổi 2] - 2k5 Livestream TIẾNG ANH cô QUỲNH TRANG

Tiếng Anh [mới]

BÀI TOÁN TÌM m TRONG CỰC TRỊ HÀM SỐ - 2k5 - Livestream TOÁN thầy QUANG HUY

Toán

HỌC SỚM 12 - TÍNH CHẤT - ĐIỀU CHẾ ESTE - 2K5 - Livestream HÓA cô HUYỀN

Hóa học

TRẮC NGHIỆM ĐỒNG ĐẲNG - ĐỒNG PHÂN - DANH PHÁP ESTE - 2K5 - Livestream HÓA cô HUYỀN

Hóa học

Xem thêm ...

Bạn đang tìm hiểu về định luật Ôm, Ohm ? Nếu bạn học trên lớp mà vấn còn nhiều điều chưa hiểu về định luật Ôm thì bài viết này sẽ giúp được bạn rất nhiều đó nhe.  Hôm nay ở bài viết này mình xin gửi đến các bạn đọc về Định nghĩa, công thức, cách tính trong định luật Omh.

Định luật Ohm là một định luật vật lý về sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện của hiệu điện thế và điện trở. Nội dung của định luật cho rằng cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó, với vật dẫn điện có điện trở là một hằng số, ta có phương trình toán học mô tả mối quan hệ như sau:

                                                             

Với I là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn [đơn vị: ampere]. V [trong chương trình phổ thông, V còn được ký hiệu là U] là điện áp trên vật dẫn [đơn vị volt], R là điện trở [đơn vị: ohm]. Trong định luật Ohm, điện trở R không phụ thuộc vào cường độ dòng điện và R luôn là 1 hằng số.

Định luật Ohm được đặt tên theo nhà vật lý học người Đức, Georg Ohm, được phát hành trên một bài báo năm 1827, mô tả các phép đo điện áp và cường độ dòng điện qua một mạch điện đơn giản gồm nhiều dây có độ dài khác nhau, Ông trình bày một phương trình phức tạp hơn một chút so với trên để giải thích kết quả thực nghiệm của mình [xem phần Lịch sử dưới đây]. Phương trình trên là dạng hiện đại của định luật Ohm.

Định luật Ohm là một định luật vật lý về sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện của hiệu điện thế và điện trở. Nội dung của định luật cho rằng cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó, với vật dẫn điện có điện trở là một hằng số, ta có phương trình toán học mô tả mối quan hệ như sau:

  • Với I là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn
  • R là điện trở
  • U là điện áp trên vật dẫn

VD1:

VD2:

VD3:

Ứng dụng của định luật ôm

Định luật Ohm có thể được sử dụng để xác nhận các giá trị tĩnh của các linh kiện trong mạch, cường độ dòng điện, nguồn cung cấp điện áp và giảm điện áp. Ví dụ, nếu một dụng cụ thử nghiệm phát hiện phép đo dòng điện cao hơn bình thường, điều đó có thể có nghĩa là điện trở giảm hoặc điện áp tăng, gây ra tình trạng điện áp cao. Điều này có thể chỉ ra trong mạch có vấn đề.

Trong các mạch điện một chiều [dc], việc đo dòng điện thấp hơn bình thường có thể có nghĩa là điện áp đã giảm hoặc điện trở mạch tăng. Nguyên nhân có thể làm tăng điện trở là kết nối kém hoặc lỏng lẻo, ăn mòn và / hoặc các thành phần bị hư hỏng.

Tải trong một mạch vẽ trên dòng điện. Tải có thể là bất kỳ loại thành phần nào: thiết bị điện nhỏ, máy tính, thiết bị gia dụng hoặc động cơ lớn. Hầu hết các thành phần này [tải] có một bảng tên hoặc nhãn dán thông tin kèm theo. Những bảng tên này cung cấp chứng nhận an toàn và nhiều số tham chiếu.

Kỹ thuật viên tham khảo bảng tên trên các thành phần để tìm hiểu điện áp tiêu chuẩn và giá trị dòng điện. Trong quá trình kiểm tra, nếu các kỹ thuật viên thấy rằng đồng hồ vạn năng hoặc ampe kìm của họ không đo giá trị nào đó, họ có thể sử dụng Định luật Ohm để tính toán và xác định vấn đề nằm ở đâu.

09:31:0112/07/2019

Khi sử dụng cùng Hiệu điện thế [U] đặt vào 2 đầu dây dẫn khác nhau thì Cường độ dòng điện [I] qua chúng có khác nhau không và Công thức tính Cường độ dòng điện này như thế nào?

Định luật Ôm là gì? Điện trở dây dẫn là gì? Công thức và cách tính Định luật Ôm như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Điện trở của dây dẫn

1. Xác định thương số 

 đối với mỗi dây dẫn

* Câu C1 trang 7 SGK Vật Lý 9: Tính thương số U/I đối với mỗi dây dẫn dựa vào số liệu trong bảng 1 và bảng 2 ở bài trước.

* Hướng dẫn giải Câu C1 trang 7 SGK Vật Lý 9:

- Dựa vào bảng số liệu thí nghiệm, tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở rồi so sánh.

◊ Bảng 1:

Lần đo/Kết quả U[V] I[A] U/I
 1  1,50  0,30  5,00
 2  3,00  0,61  4,92
 3  4,50  0,90  5,00
 4  6,00  1,22  4,92
 5  7,50  1,49  5,03

◊ Bảng 2

Lần đo/Kết quả U[V] I[A] U/I
 1  2,00  0,10  20,00
 2  2,50  0,125  20,00
 3  4,00  0,20  20,00
 4  5,00  0,25  20,00
 5  6,00  0,30  20,00

* Câu C2 trang 7 SGK Vật Lý 9: Nhận xét giá trị thương số đối với mỗi dây dẫn và với hai dây dẫn khác nhau.

* Hướng dẫn giải Câu C2 trang 7 SGK Vật Lý 9:

- Ở mỗi dây dẫn, ta nhận thấy thương số U/I gần như không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hoặc nếu có thay đổi thì thay đổi rất nhỏ do ảnh hưởng của sai số trong quá trình làm thực nghiệm và sai số từ dụng cụ đo, nếu làm thực nghiệm càng cẩn thận và dụng cụ đo có sai số càng nhỏ thì kết quả cho ta thấy rõ thương số U/I sẽ không thay đổi khi U thay đổi.

- Ở hai dây dẫn khác nhau ta thấy thương sô U/I sẽ khác nhau nếu 2 dây khác nhau, như vậy thương số U/I phụ thuộc vào loại dây dẫn.

2. Điện trở của dây dẫn là gì?

• Trị số 

 không đổi đối với mỗi dây dẫn và được gọi là Điện trở của dây dẫn.

• Ký hiệu của Điện trở trong sơ đồ mạch điện là:

• Đơn vị của Điện trở: Trong công thức trên nếu Hiệu điện thế U được tính bằng vôn [V]; Cường độ dòng điện I được tính bằng ampe [A] thì điện trở được tính bằng ôm ký hiệu là Ω.

 

 - Kilôôm kí hiệu kΩ: 1kΩ = 1000Ω ;

 - Megaôm kí hiệu MΩ: 1 MΩ = 1000000Ω

• Ý nghĩa của điện trở: Dây nào có điện trở lớn gấp bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua nó nhỏ đi bấy nhiêu lần. Do đó điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.

II. Định luật Ôm

1. Công thức, Cách tính định luật Ôm

- Đối với mỗi dây dẫn, Cường độ dòng điện [I] tỉ lệ thuận với Hiệu điện thế [U]. Mặt khác với cùng một hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn có điện trở khác nhau thì I tỉ lệ nghịch với điện trở [R].

- Kết quả, ta có hệ thức của định luật ôm: 

2. Phát biểu định luật ôm

- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn:

Công thức định luật ôm: 

- Trong đó: U đo bằng [V]; I đo bằng [A]; và R đo bằng [Ω].

III. Vận dụng Định luật ôm

* Câu C3 trang 8 SGK Vật Lý 9: Một bóng đèn thắp sáng có điện trở là 12Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó.

* Hướng dẫn giải Câu C3 trang 8 SGK Vật Lý 9:

- Từ công thức định luật ôm ta có: I=U/R nên ta có U=I.R

- Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn là: U= I.R = 15.0,5 = 6 [V].

* Câu C4 trang 8 SGK Vật Lý 9: Đặt cùng 1 hiệu điện thế vào 2 đầu các dây dẫn có điện trở R1 và R2 = 3R1. Dòng điện chạy qua dây dẫn nào có cường độ lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

* Hướng dẫn giải Câu C4 trang 8 SGK Vật Lý 9:

- Ta có: 

 và 

 ⇒ I1 = 3I2 

 ⇒ Vậy cường độ dòng điện qua dây dẫn có điển trở R1 lớn gấp 3 lần cường độ dòng điện qua dây dẫn R2.

Hy vọng với bài viết về Định luật Ôm, Công thức, Cách tính và Điện trở dây dẫn ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Video liên quan

Chủ Đề