Tốt nghiệp đại học cần những gì

Bạn là một sinh viên năm cuối đang rục rịch làm luận án, đi thực tế,…để chuẩn bị tốt nghiệp và bắt đầu chuyển sang trường đời? 

Bạn vẫn đang lo lắng không biết cần chuẩn bị những gì để khi ra trường mà không bị shock?

Đừng bỏ qua 6 điều này trước khi tốt nghiệp Đại học để có một cú hạ cánh tại trường đời thật sự êm ái và thành công nhé!

1. Lên kế hoạch “thăng hạng” cho bằng tốt nghiệp 

3 năm trước đó, bạn đã cố gắng học tập và tiếp thu kiến thức tại trường lớp, có thể bạn cũng sẽ dự đoán được loại bằng mà bạn sẽ nhận được vào lễ tốt nghiệp. Liệu rằng đó sẽ là tấm bằng xuất sắc, bằng giỏi hay bằng khá? 

Điểm tổng kết của bạn đang ngấp nghé để “lên hạng”? Hãy liệt kê các môn học của bạn trong 2 học kỳ cuối và tính toán điểm số bạn cần phải đạt được để đưa điểm tổng kết cả bốn năm học của bạn lên một nấc thang mới. Đặt ra mục tiêu cho bản thân và phấn đấu vì nó bạn nhé!

Đừng để giống như trường hợp của mình. Năm cuối “nhởn nhơ” vì nghĩ rằng mình nên “an phận” với tấm bằng loại Khá thôi, không có cách nào khác được. Kết quả thì mình được 7.97 điểm tổng kết 4 năm học. Nếu mình chịu cố gắng thêm một chút ở 1-2 môn ở năm cuối thì đã đạt 8.0 tròn trịa, “đổi màu” cho tấm bằng, tăng thêm cơ hội xin việc hay du học rồi. Tiếc ghê!

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này. 

TẢI NGAY

2. “Làm màu” cho CV của chính bạn

Đừng đợi tới khi nhận được tấm bằng tốt nghiệp rồi mới bắt đầu sửa soạn CV. Hãy bắt đầu ngay hôm nay. Tham khảo các mẫu CV có sẵn trên các trang như topCV, Vietnamwork, Canva,… và đưa các thông tin của bạn vào trong đó. 

Khi chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, bạn nên tập trung vào hai mục chính: Học vấn và Các hoạt động ngoại khoá/ xã hội. 

Liệt kê các khoá học mà bạn tham gia: từ các khoá học cấp bằng, chứng chỉ cho đến những khoá học kỹ năng mà bạn trực tiếp tham gia hoặc học qua mạng Internet. 

Các hoạt động ngoại khóa/ xã hội: kể ra những CLB ở trường mà bạn tham gia, những dự án xã hội mà bạn cùng chung tay. Hãy tóm tắt một chút về trách nhiệm của bạn trong các hoạt động này và mô tả thành tích mà bạn đạt được nhé! 

“Làm màu” cho CV  của chính bạn ngay từ đầu sẽ giúp bạn sớm hình dung được CV của mình trông như thế nào và có khả năng đạt điểm mấy trong mắt nhà tuyển dụng. Khi bạn viết ra CV và tự thấy nó quá sơ sài, tự thấy bản thân không có trải nghiệm xã hội hay kinh nghiệm nghề nghiệp nào để đưa vào CV, đó cũng là lúc bạn nên bắt tay vào các đợt thực tập, học việc hay đơn giản là tình nguyện viên cho dự án nào đó để có thêm kinh nghiệm.

3. “Càn quét” các buổi phỏng vấn xin việc

Rất nhiều CLB trong các trường ĐH thường tổ chức các buổi phỏng vấn xin việc thử để trang bị thêm kỹ năng trả lời phỏng vấn cho các bạn sinh viên năm cuối. Đừng bỏ qua các cơ hội như thế này. 

Mang CV đến tham gia, bạn không chỉ được trải nghiệm buổi phỏng vấn xin việc mà còn được góp ý về cách trình bày CV, cách thể hiện bản thân và thuyết phục nhà tuyển dụng. Đây là việc mà mình thường khuyến khích tất cả các bạn sinh viên nên trải nghiệm qua, không chỉ riêng các bạn sinh viên năm cuối.

4. Thi đạt các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cần thiết

Hai trong số nhiều yêu cầu phổ biến của các nhà tuyển dụng đối với các ứng viên là có chứng chỉ ngoại ngữ [IELTS, TOEIC,…] và chứng chỉ tin học. Điều này là hết sức hiển nhiên bởi trong thời đại mở cửa như hiện nay, các doanh nghiệp đều đòi hỏi nhân viên của mình thành thạo việc sử dụng các phần mềm tin học văn phòng và các kỹ năng ngoại ngữ. 

Sở hữu các chứng chỉ này sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và lọt qua vòng duyệt hồ sơ nhanh hơn. Ngay từ lúc này, hãy đầu tư thời gian và lên kế hoạch để thi đỗ hai chứng chỉ cần thiết này trước khi tốt nghiệp bạn nhé!

[FREE] Download Ebook Hack Não Phương Pháp – Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.

5. Có kinh nghiệm làm việc liên quan đến công việc mơ ước sau tốt nghiệp 

Nếu 2 ứng viên cùng nộp hồ sơ vào một vị trí tại doanh nghiệp và cùng có phần thể hiện tốt như nhau ở các phần Học vấn, Ngoại ngữ,… thì các nhà tuyển dụng thường dành điểm ưu tiên cho ứng viên có kinh nghiệm làm việc trước đó.

Bạn không nhất thiết phải làm việc toàn thời gian hay làm việc có hưởng lương ở một công ty hay tập đoàn nào đó mới được tính là có kinh nghiệm làm việc. Bạn có thể là thực tập sinh, là tình nguyện viên, thậm chí chỉ là một sinh viên đến kiến tập tại một tổ chức nào đó. Điều quan trọng là bạn học được gì và bạn thể hiện điều đó trong CV như thế nào.

Bạn mình từng bán hàng ở cửa hàng bán mỹ phẩm trong khoảng 1,5 năm. Khi tốt nghiệp, bạn nộp hồ sơ vào vị trí Người sản xuất nội dung cho một công ty quản lý một chuỗi các Spa – thẩm mỹ viện. Trong CV và trong thư giới thiệu [Cover Letter] của bạn ấy viết rằng khoảng thời gian làm việc ở cửa hàng mỹ phẩm và tiếp xúc với các khách hàng đến mua mỹ phẩm giúp hiểu thêm về tâm lý của khách hàng quan tâm đến việc làm đẹp và tin rằng kinh nghiệm đó giúp bạn ấy tạo ra nội dung hữu ích và có giá trị cho khách.

Quá hợp lý và thuyết phục đúng không nào, bạn mình được mời tham gia buổi phỏng vấn và đã trúng tuyển ngay sau đó!

6. Học thêm một [vài] kỹ năng bổ trợ cho công việc tương lai 

Càng có thêm nhiều kỹ năng, bạn càng dễ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Không chỉ là các kỹ năng bắt buộc phải có [must-have] trong công việc mà còn cả những kỹ năng bên lề nên có [should-have] nữa. 

Một ví dụ đơn giản như thế này: nếu bạn muốn trở thành Giáo viên sau khi tốt nghiệp, hãy học thêm kỹ năng Thuyết trình và trở nên thành thạo với kỹ năng đó. Hoặc nếu bạn muốn trở thành Nhân viên Marketing cho một nhãn hàng nào đó, hãy học thêm kỹ năng chụp hình hay quay phim. Đảm bảo không bao giờ thừa!

Khoảng thời gian 4 năm học trôi qua cực kỳ nhanh, đặc biệt là năm cuối nên các bạn hãy chớp lấy cơ hội cuối cùng này để trang bị thật tốt cho bản thân trước khi bước ra “trường đời” nhé! Làm những điều bạn có thể làm ngay hôm nay, đó là cách tốt nhất để ngày mai bạn không phải hối hận!

Xem thêm bộ đôi Sách Hack Não 1500App Hack Não PRO với phương pháp phát huy năng lực não bộ cùng mọi giác quan, giúp bạn tự học tại nhà nhanh hơn 50% so với phương pháp thông thường. 

Nếu tiếng Anh đang là cản trở để bạn bước xa hơn trên con đường sự nghiệp, là rào cản để bạn có được những cơ hội mới, thử thách mới,…Hãy đồng hành cùng sách Hack Não 1500 của Step Up – cuốn sách ai cũng phải có trong tủ sách – để thấy rằng học từ vựng, nền tảng ban đầu của tiếng Anh là hoàn toàn dễ dàng. Đâu chỉ “hack” tiếng Anh, bạn có thể “hack” được nhiều thứ hơn nữa trong cuộc sống của chính bạn nữa:  //stepup.edu.vn/sachhacknao

—–

Tác giả:  Dora Nguyễn [Nguyễn Thị Thùy Dung]. Chị Dora là Thạc sĩ ngành Truyền thông Ireland, người sáng tạo nội dung, tác giả, dịch giả và là người truyền cảm hứng học tiếng Anh, trau dồi các kỹ năng sống khác nhau cho nhiều bạn trẻ qua trang blog cá nhân.

NHẬN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC TIẾNG ANH THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI

Kỳ tuyển sinh đại học 2021 đang gần kề, các thí sinh cần phải chuẩn bị cho mình những thông tin kiến thức cần thiết nhất. Hồ sơ thi đại học gồm những gì là vấn đề được khá nhiều thí sinh quan tâm thắc mắc. Để thí sinh có thể chuẩn bị đầy đủ và tốt nhất, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề này.

Hồ sơ thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH gồm những gì?

Hồ sơ nộp thi đại học gồm những gì là một trong các vấn đề quan trọng nhưng thí sinh lại chưa thực sự nắm rõ. Đây là nội dung quan trọng nên chỉ cần một sai sót dù nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình đăng ký xét tuyển đại học. Chính vì vậy trong quá trình làm thủ tục đăng ký các thí sinh cần nắm được các thông tin cơ bản sau:

Đối với thí sinh đang học lớp 12

Đối với thí sinh đang học lớp 12 thì hồ sơ thi đại học cần những gì? Các bạn học sinh lớp 12 có thể đang còn khá nhiều bỡ ngỡ trong vấn đề này. Vì vậy, sau đây là những thông tin  về hồ sơ dự thi đại học cần thiết mà các bạn có thể tham khảo:

  • Bì đựng Phiếu ĐKDT, Phiếu số 1, Phiếu số 2.
  • Học bạ THPT; học bạ hoặc Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX [bản sao].
  • Bản sao [photocopy] 2 mặt CMND hoặc Thẻ căn cước công dân trên 1 mặt của tờ giấy A4.
  • 2 ảnh cỡ 4x6cm kiểu chân dung, mới chụp trong vòng 6 tháng. [Ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh vào mặt sau 02 tấm ảnh và đựng trong phong bì nhỏ]
  • Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích [nếu có]. Để được hưởng chế độ ưu tiên về nơi thường trú, thí sinh phải có bản sao Sổ hộ khẩu.
  • 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.
  • Ngoài ra, phải dán thêm 1 ảnh vào vị trí đã xác định ở mặt trước bì đựng phiếu ĐKDT.

Với các bạn học sinh lớp 12 trong quá trình làm thủ tục, các thông tin về hồ sơ thi đại học cần có những gì, hồ sơ thiếu sót gì hay cần bổ sung gì sẽ có thêm sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Vì thế, các bạn cũng không cần quá lo lắng. Khi không biết hoặc không hiểu vấn đề gì hãy hỏi trực tiếp giáo viên để được giải đáp cụ thể nhất.

Hồ sơ thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH gồm những gì

Đối với thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT

Các thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT cần chuẩn bị hồ sơ dự thi đại học bao gồm những gì? Dưới đây là các thông tin mà bạn có thể tham khảo:

  • 2 phiếu ĐKDT giống nhau
  • 2 ảnh 4×6 cm đựng trong một phong bì nhỏ. Chú ý sau ảnh phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh. Ngoài ra, phải có thể 1 ảnh để dán vào vị trí đã xác định ở mặt trước bì đựng phiếu ĐKDT.
  • Bản photocopy 2 mặt Chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân. Bản photo phải trên 1 mặt giấy A4
  • 2 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.
  • Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích [nếu có]. Để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thí sinh phải có bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú.
  • Học bạ THPT; học bạ hoặc Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX [bản sao];
  • Bằng tốt nghiệp THCS hoặc trung cấp [bản sao]
  • Giấy xác nhận điểm bảo lưu [nếu có] do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận

Đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT

Trường hợp là thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT cần chuẩn bị hồ sơ dự thi đại học gồm những gì? Các giấy tờ thủ tục cần chuẩn bị cụ thể là:

  • 2 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau
  • Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp [bản sao]
  • 2 ảnh cỡ 4×6 cm
  • 2 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh

Như vậy, với các thông tin về 3 trường hợp nêu trên đây bạn đã dễ dàng giải đáp được thắc mắc về hồ sơ thi đại học gồm những gì rồi. Vấn đề tiếp theo cũng quan trọng không kém đó là địa điểm nộp hồ sơ. Mời mọi người tiếp tục theo dõi nội dung sau đây nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ

Trường hợp bạn là học sinh lớp 12 sẽ thự hiện đăng ký dự thi tại trường THPT nơi mình đang theo học. Các bạn sẽ nhận được hướng dẫn của thầy cô tại trường.

Trường hợp với các thí sinh tự do sẽ thực hiện đăng ký dự thi tại các địa điểm do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

Lưu ý khi nộp hồ sơ thi đại học gồm những gì, tham khảo các thông tin dưới đây để nắm rõ hơn:

Thí sinh được lựa chọn địa điểm thi không bắt buộc phải là nơi mình đã học THPT hay đã tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Thí sinh được phép nộp hồ sơ đăng ký dự thi ở 1 địa điểm và tham gia thi ở 1 địa điểm khác. Điều này không bắt buộc

Với các thí sinh tự do để biết điểm thi của mình cần theo dõi thông tin của Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh nơi mình sinh sống.

Như vậy, trên đây chúng ta đã biết được. Các giấy tờ thủ tục sẽ không quá khó khăn khi bạn hiểu và nắm rõ quy trình thực hiện. Và trong trường hợp phát sinh thắc mắc hay vấn đề cần tham khảo ý kiến của thầy cô hoặc những người nộp hồ sơ thi đại học cần những gì có chuyên môn để không gặp phải những sai lầm không đáng nhé!

????  Xem thêm: Hồ sơ thi liên thông đại học cần những gì?

Trường ĐH Đông Á tổ chức xét tuyển đại học

Trường đại học Đông Á – Đà Nẵng cũng đã bắt đầu triển khai các công tác tuyển sinh 2021. Các thí sinh đang tìm kiếm trường đại học uy tín, chuyên nghiệp có thể lựa chọn Đông Á là điểm dừng chân tốt nhất cho bản thân mình trong kỳ tuyển sinh này.

Đại học Đông Á là một trong các trường đào tạo đa ngành uy tín, chất lượng nhất miền Trung – Tây Nguyên. Trong suốt những năm qua, trường là nơi được đông đảo sinh viên tin tưởng lựa chọn và gửi gắm ước mơ về một tương lai phát triển. Khi theo học tại Đông Á, sinh viên được trải nghiệm một môi trường học tập có 1-0-2 tuyệt vời và năng động bậc nhất

  • Môi trường học tập hiện đại, năng động
  • Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tận tâm
  • Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại
  • Chương trình đào tạo tiên tiến, bám sát nhu cầu thực tế
  • Trải nghiệm thực tế để phát triển toàn diện kỹ năng
  • Chất lượng đầu ra sinh viên sau khi tốt nghiệp
  • Cơ hội thực tập tại các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu

Năm 2021, Đại học Đông Á Đà Nẵng thực hiện tuyển sinh với 3 phương thức xét tuyển vào tất cả các khối ngành: Sức khỏe, Sư phạm, Kinh doanh – quản lý, Phát luật, Ngôn ngữ và văn hóa, Du lịch – khách sạn, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ – kỹ thuật. Cụ thể các phương thức xét tuyển như sau:

Phương thức 1: Xét tuyển theo học bạ THPT

  • Xét điểm trung bình 3 năm: Điểm Xét Tuyển = TBC lớp 10 + TBC lớp 11 + HK1 lớp 12 + Điểm ƯT ≥ 18.0
  • Xét điểm trung bình 3 học kỳ: Điểm Xét Tuyển = HK 1 lớp 11 + HK 2 lớp 11 + HK 1 lớp 12 + Điểm ƯT ≥ 18.0
  • Xét điểm trung bình 3 môn học lớp 12: Điểm Xét Tuyển = ĐTB môn 1 + ĐTB môn 2 + ĐTB môn 3 + Điểm ƯT ≥ 18.0
  • Xét điểm trung bình năm lớp 12: Điểm Xét Tuyển = Điểm TBC lớp 12 + Điểm ƯT ≥ 6.0

Phương thức 2: Xét theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT

  • Xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Điểm Xét Tuyển = Tổng điểm thi 3 môn/tổ hợp + Điểm ƯT
  • Xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT và điểm thi năng khiếu: Điểm Xét Tuyển = Tổng điểm môn/tổ hợp + Điểm thi NK + Điểm ƯT

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng. Thực hiện tuyển thẳng theo các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với tất cả các ngành của trường.

???? Xem thêm: Cách làm hồ sơ thi lại đại học như thế nào?

Như vậy, nội dung trên đây đã giải đáp thắc mắc về Hồ sơ thi đại học gồm những gì? và các thủ tục bạn nên biết. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn và áp dụng chính xác trong quá trình thực hiện các thủ tục đăng ký dự thi đại học sắp tới.

Video liên quan

Chủ Đề