Trắc nghiệm để cài đặt máy in ta cần phải có gì

  1. Những thiết bị nào sau đây được xếp vào nhóm thiết bị ngoại vi?

  1. Mainboard, CPU, CD-ROM Drive, Chuột

  2. HDD, CD-ROM Drive, FDD, Bàn phím

  3. Bàn phím, chuột, màn hình, máy in

  4. Màn hình, CPU, RAM, Main

  1. Điện thoại thông minh [Smartphone] là gì?

  1. Hỗ trợ tất cả các hệ điều hành

  2. Bền hơn so với điện thoại di động khác

  3. Điện thoại tích hợp một nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến

  4. Điện thoại chỉ có chức năng nghe và gọi

  1. Trong máy tính, PC là viết tắt của từ nào?

  1. Performance Computer

  2. Personnal Computer

  3. Personal Computer

  4. Printing Computer

  1. Phần cứng máy tính là gì?

  1. Cấu tạo của phần mềm về mặt logic

  2. Cấu tạo của phần mềm về mặt vật lý

  3. Các bộ phận cụ thể của máy tính về mặt vật lý như màn hình, chuột, bàn phím,…

  4. Cả 3 phương án đều sai

  1. Bộ nhớ tạm thời

  2. Bộ nhớ đọc, ghi

  3. Bộ nhớ chỉ đọc

  4. Bộ nhớ ngoài

  1. MB [Megabyte] là đơn vị đo gì?

  1. Đo tốc độ mạng

  2. Đo tốc độ của nguồn máy tính

  3. Đo dung lượng của thiết bị lưu trữ như đĩa cứng

  4. Độ phân giải màn hình

  1. Phát biểu nào là đúng khi nói đến CPU?

  1. CPU được tạo bởi bộ nhớ RAM và ROM

  2. CPU lưu trữ các phần mềm người sử dụng

  3. CPU là viết tắt của Processing Unit, là đơn vị xử lý trung tâm tích hợp trong một chip được gọi là một vi xử lý, để xử lý dữ liệu và dịch các lệnh của chương trình

  4. CPU thường được tích hợp với một chip gọi là vi xử lý

  1. Đơn vị tính nhỏ nhất của máy tính là gì?

  1. Byte

  2. Megabyte

  3. Bit

  4. Terabyte

  1. 2 bit

  2. 10 bit

  3. 8 bit

  4. 16 bit

  1. CPU làm những công việc chủ yếu nào?

  1. Lưu trữ dữ liệu

  2. Nhập dữ liệu

  3. Xử lý dữ liệu

  4. Xuất dữ liệu

  1. Khi đọc các thông số cấu hình của một máy tính thông thường: 2GHZ-320GB-4.00GB, con số 4.00GB chỉ điều gì?

  1. Chỉ tốc độ của bộ vi xử lý

  2. Chỉ dung lượng của đĩa cứng

  3. Chỉ dung luojng bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM

  4. Chỉ dung lượng của bộ nhớ chỉ đọc ROM

  1. Thành phần nào của máy tính có thể ngăn máy tính khởi động, nếu nó bị hư hỏng hoặc kết nối không đúng cách?

  1. Chuột

  2. Bàn phím

  3. Ổ đĩa cứng

  4. Máy in

  1. Nhóm nào sau đây bao gồm các thiết bị được xếp vào cùng loại?

  1. Đĩa cứng trong, máy in, các loại đĩa quang [CD,DVD], thẻ nhớ, ổ nhớ di động

  2. Đĩa cứng trong, đĩa cứng ngoài, USB, thẻ nhớ, máy scan, ổ nhớ di động

  3. Đĩa cứng trong, đĩa cứng ngoài, các loại đĩa quang [CD,DVD], thẻ nhớ, ổ nhớ di động

  4. Máy in, máy scan, màn hình, loa

  1. Hãy chỉ ra đâu là thiết bị nhập?

  1. Máy in

  2. Máy quét

  3. Loa

  4. Màn hình

  1. Các thiết bị nào có thể thiếu trong một máy tính?

  1. Bộ nguồn

  2. Bộ nhớ RAM

  3. Ổ đĩa mềm

  4. Màn hình

  1. Các thành phần cơ bản của 1 máy tính?

  1. CPU, các thiết bị lưu trữ, bộ nhớ

  2. CPU, bộ nhớ, các thiết bị nhập dữ liệu

  3. CPU, các thiết bị lưu trữ, bộ nhớ, các thiết bị nhập và các thiết bị xuất dữ liệu

  4. Bộ nhớ, các thiết bị nhập, thiết bị xuất dữ liệu và con người

  1. Máy in và máy quét, thiết bị nào là thiết bị nhập thông tin vào máy tính?

  1. Máy in

  2. Máy quét

  3. Cả hai

  4. Không cái nào

  1. Các thiết bị: chuột, bàn phím, máy quét, thuộc khối chức năng nào?

  1. Thiết bị xuất

  2. Thiết bị nhập

  3. Khối xử lý

  4. Các thiết bị lưu trữ

  1. Thiết bị xuất để đưa ra kết quả xử lý cho người sử dụng. Các thiết bị xuất thông dụng hiện nay là?

  1. Màn hình, ổ cứng

  2. Màn hình, màn hình cảm ứng, máy in, loa, tai nghe

  3. Máy in, ổ mềm

  4. Màn hình, ổ mềm

  1. Phần mềm công cộng là gì?

  1. Là phần mềm có tính phí và bạn có thể chia sẻ cho những người khác mà không mất phí

  2. Là phần mềm không có bản quyền, bất cứ ai cũng có thể sử dụng miễn phí mà không bị hạn chế

  3. Là phần mềm dùng thử bị hạn chế về thời gian sử dụng và các tính năng sử dụng

  4. Là phần mềm có bản quyền và được thay đổi bới bất cứ ai

*** Lưu ý: Những câu hỏi trên chỉ mang tính chất tham khảo.

NGÀNH TIN HỌC ỨNG DỤNG

TRUNG TÂM TIN HỌC ĐH KHTN

Hướng dẫn chi tiết về cách cài đặt máy in cho máy tính, laptop và cách cài đặt máy in cho máy tính và laptop qua mạng Lan và Wifi

Văn phòng của bạn chỉ có một chiếc máy in, nhưng có nhiều máy tính và bạn muốn tất cả các máy tính có thể sử dụng được máy in này. Vậy xin hướng dẫn bạn cách cài đặt máy in cho máy tính, laptop sử dụng hệ điều hành window xp, 7, 8.

Cài đặt máy in cho máy tính, laptop

Hướng dẫn với Window XP [Window 7, Window 8 cũng tương tự như thế]

Đầu tiên bạn hãy kích chuột phải vào nút Start -- > chọn Settings -- > chọn Printers and Faxes

Màn hình máy tính sẽ xuất hiện cửa sổ Printers and Faxes

Trong thanh Printer Tasks -- > bạn chọn Add a printer

Lúc này xuất hiện  hộp thoại Add Printer Wizard

Bạn ấn Next

Trên màn hình xuất hiện yêu cầu bạn lựa chọn kiểu kết nối với máy in là:

Local printer attached to this computer: Máy in được nối trực tiếp với máy tính.

A network printer, or a printer attached to another computer: Máy in được nối qua mạng nội bộ hoặc kết nối với một máy tính khác đã được cài máy in.

Lúc này bạn chọn Local printer attached to this computer -- > bạn tích vào Automatically attched to this computer

Tiếp đó bạn ấn Next

Trên màn hình xuất hiện hộp thoại:

Bạn ấn Next

Xuất hiện màn hình:

Bạn chọn cổng cắm kết nối với máy in, mặc định là cổng LPT1

Chọn nút Next

Xuất hiện màn hình:

Bạn hãy chọn tên hãng sản xuất máy in ở bên cột Manufacturer

Sau đó bạn chọn tên của loại máy tin bên cột Printers

Trường hợp có đĩa của đúng loại máy in thì bạn cho đĩa vào ổ CD và chọn nút Have Disk… => Xuất hiện hộp thoại Install From Disk, chọn đường dẫn tới ổ chứa phần mềm cài đặt máy in:

Bạn ấn OK

Tiếp đó ấn Next

Xuất hiện màn hình:

Bạn có muốn lựa chọn máy in này là mặc định khi in?

Chọn nút Next

Xuất hiện màn hình:

Bạn có muốn in luôn thử một trang?

Chọn nút Next

Xuất hiện màn hình hiển thị thông số đã thiết lập khi cài máy in:

Bạn ấn Finish để hoàn thành việc cài đặt máy in

Nếu xảy ra trường hợp bạn không thể thực hiện được lệnh Xem trước khi in [Pre Preview]  do chưa cài máy in. Thì  bạn thao tác theo các bước như trên để cài đặt lại máy in, nếu không có đĩa cài hay cần phải cài đúng loại máy in mới được thì bạn cũng không cần phải lo lắng, vì bạn chỉ cần xem hình ảnh file văn bản trước khi in chứ không phải cài để in.

Chú ý: Lúc bạn chọn cổng LPT1 khi kết nối thì cần chú ý máy tính có nhận Hardware mới không. Nếu bạn đã Download driver cài đặt đầy đủ mà vẫn báo cổng kết nối sai. Thì bạn hãy đổi sang kết nối bằng USB để thử.

P/s: Nếu bạn cần đổ mực máy in HP, đổ mực máy in Brother thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi, chúng tôi cam kết chất lượng mực in chính hãng – tốt nhất, giá niêm yết 75k / lần đổ.

Hướng dẫn cài máy in cho máy tính và laptop qua mạng LAN hoặc Wifi

Bản chất của cách kết nối này là, máy in sẽ được cài đặt nên một máy chủ trong mạng LAN [hoặc mạng Wifi],sau đó máy chủ này sẽ chia sẻ máy in đó trên mạng LAN hoặc mạng wifi, rồi các máy tính khác trong cùng mạng LAN hay mạng Wifi đó sẽ có thể sử dụng máy in đó mà không cần phải cắm dây trực tiếp với máy in.

Hướng dẫn các bước:

Bước 1: Cài đặt và sử dụng một máy tính hay laptop để làm mày chủ

Đầu tiên bạn cần lựa chọn một máy tính bàn hoặc một lptop để làm máy chủ [bạn nên sử dụng máy tính bàn]

Tiếp theo bạn hãy cắm dây kêt nối máy in với máy tính bàn/laptop

Bạn hãy dowload driver về máy tính/latop và cài đặt nên máy chủ[việc cài driver máy in cũng giống như cài driver khác trên máy tinh/laptop nên bạn hoàn toàn có thể tự cài đặt]

Tiếp theo bạn hãy mở Control Panel -- >  chọn Printers and device hoặc Printers and Faxes [tùy vào mỗi hệ điều hành mà dòng này sẽ khác nhau, nên bạn chỉ cần thấy có chữ Printers hoặc Device là chọn].

Tiếp tục nhấp chuột phải vào biểu tượng máy in hiện ra, chọn Sharing -- > tick vào ô Share this printers --- > Apply -- > Ok.

Đến đây sau khi thực hiện xong bước này, là bạn đã hoàn thành xong việc cài đặt máy in lên máy chủ và chia sẻ máy in đó trong mạng Lan/wifi.

Lưu ý là trong khi đang chia sẻ máy in, bạn không nên tắt máy chủ đi, vì như thế sẽ làm cho máy in dừng hoạt động và các máy tính khác sẽ không thể sử dụng được máy in nữa.

Bước 2: Cách chia sẻ máy in trên mạng LAN hoắc Wifi

Để sử dụng chung một máy in thì bắt buộc các máy tính phải sử dụng chung một mạng LAN hoặc mang Wifi với máy tính chủ đã cài đặt máy in.

Tiếp theo bạn cần phải cài đặt driver cho tất cả máy tính muốn sủ dụng máy in. Việc cài đặt driver giống như cài đặt trên máy chủ.

Tiếp đó bạn vào Control Panel  -- > bạn chọn Printer and Devices/Printers and Faxes  -- > Add Printer -- > Add a Network, Wireless or Bluetooth printer.

Sau khi đã thực hiện các bước trên, lúc này máy tính của bạn sẽ tiến hành tìm kiếm xem trong mạng lan/wifi có máy in nào đang được chia sẻ không [máy in đã được chia sẻ ở bước 1].

Bạn hãy tiến hành ping tới địa chỉ máy in: Bạn mở hộp thoại Run [Windows+R],hãy nhập -- >  IP của máy chủ\tên máy in để kết nối tới máy in.

Sau khi hoàn thành xong bước này là bạn đã có thể sử dụng máy in một cách bình thường.

Chúc các bạn cài đặt máy in trên laptop/máy tính và share thành công.

Video liên quan

Chủ Đề