Lỗi đi vào đường cấm rẽ trái xe máy

Đường cấm được hiểu là loại đường không cho phép một, một số hoặc toàn bộ các phương tiện đường bộ lưu thông. Nếu đi vào đường cấm thì sẽ bị phạt vi phạm hành chính.

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông muốn biết đường nào là đường cấm, cần quan sát các biển báo cấm có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen.
 

Mức phạt lỗi đi vào đường cấm

Đối với trường hợp đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển [trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định], tùy từng phương tiện mà người vi phạm phải chịu các mức phạt khác nhau theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Cụ thể như sau:

Stt

Phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

1

Ô tô

01 - 02 triệu đồng

Tước GPLX 01 - 03 tháng

Điểm b khoản 4, điểm b khoản 11 Điều 5

2

Xe máy

400.000 - 600.000 đồng

Tước GPLX 01 - 03 tháng

Điểm i khoản 3, điểm b khoản 10 Điều 6

3

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

400.000 - 600.000 đồng

Tước GPLX 01 - 03 tháng

Điểm b khoản 3, điểm a khoản 10 Điều 7

4

Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện

200.000 - 300.000 đồng

Điểm c khoản 3 Điều 8

Lỗi đi vào đường cấm theo giờ: Trường hợp phương tiện đi vào đường cấm theo giờ cũng sẽ bị xử phạt như lỗi đi vào đường cấm, khu vực cấm.

Theo Điều 27 QCVN 41:2019/BGTVT, trong trường hợp cần thiết cấm theo thời gian dưới biển cấm sẽ được đặt thêm biển phụ số S.508, có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này [nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến đường đối ngoại].

Lưu ý: Nghị định 100 đã quy định lỗi đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” thành lỗi riêng và có mức phạt lớn hơn. Đây là điểm mới so với Nghị định 46. Nghị định 46 quy định lỗi đi ngược chiều cùng khung hình phạt với lỗi đi vào đường cấm.


Lỗi đi vào đường cấm phạt bao nhiêu? [Ảnh minh họa]
 

Nhận diện các biển báo hiệu đường cấm

Hiện nay, các loại biển báo đường cấm, đường cấm đối với phương tiện được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT.

Biển đường cấm là biển báo giao thông báo đường cấm tất cả các loại phương tiện [cơ giới và thô sơ] đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Số hiệu biển báo: P.101. Biển đường cấm là biển báo giao thông hình tròn, nền trắng, viền màu đỏ.

Với biển cấm từng loại phương tiện sẽ vẽ hình phương tiện đó bên trong và gạch chéo.


Để báo đường cấm nhiều loại phương tiện, sẽ kết hợp đặt các ký hiệu phương tiện bị cấm trên một biển theo quy định như sau:

- Các loại phương tiện cơ giới kết hợp trên một biển [ví dụ như biển số 105 và biển số 107];

- Các loại phương tiện thô sơ kết hợp trên một biển [biển số 113 có thể kết hợp với biển số 114];

Đối với biển cấm theo giờ, phải đặt biển phụ 508 dưới biển cấm có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này [nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến tham gia theo điều ước quốc tế].

>> Mức phạt lỗi đi ngược chiều mới nhất

Lỗi cấm rẽ trái mức phạt bao nhiêu? Cấm rẽ trái – một trong những lỗi thường gặp nhất của các tài xế lái xe. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ mục đích biển báo. Lỗi cấm rẽ trái ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Cùng với đó tài xế có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Đặc biệt trường hợp gây tai nạn sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 2 tới 4 tháng.

Biển báo cấm là gì? Khi nào được xem là mắc lỗi cấm rẽ trái ô tô?

Hệ thống biển báo giao thông đường bộ tại nước ta được chia thành 6 nhóm biển báo gồm:

  • Biển báo cấm.
  • Biển báo nguy hiểm.
  • Biển báo chỉ dẫn.
  • Biển báo hiệu lệnh, biển báo phụ.
  • Vạch kẻ đường.

Biển báo cấm là gì?

Biển báo cấm là loại được áp dụng nhiều nhất, đồng thời cũng là lỗi dễ gặp phải nhất của rất nhiều tài xế. Vậy biển báo cấm là gì? Thực tế đây là biển có thông điệp ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông trên đường bộ. Từ đó giúp họ tránh gây ra những rủi ro, tai nạn đáng tiếc khi không hiểu rõ các loại biển báo cấm chỉ điều gì.

Khi nào được xem là mắc lỗi cấm rẽ trái ô tô?

Lỗi đi vào đường cấm là khi ô tô đi vào đường cấm trong thời gian cấm ô tô, thường là những đoạn đường trong thời gian thi công, đường dễ tắc nghẽn trong giờ cao điểm hoặc đường 1 chiều.  Còn lỗi đi vi phạm biển cấm là ô tô vi phạm thông điệp của biển báo cấm.

Theo đó, biển cấm ô tô rẽ trái là biển báo hiệu các chủ điều khiển phương tiện ô tô không được phép rẽ trái vào đoạn đường đặt biển “cấm rẽ trái”. Nếu các bác tài thấy biển báo mà vẫn đi vào thì được xem là mắc lỗi cấm rẽ trái.

Gặp biển cấm rẽ trái ô tô nên làm gì?

Hiện rất nhiều tài xế tại nước ta vẫn nhầm lẫn hoặc không hiểu rõ khi gặp biển cấm rẽ trái thì có được phép quay đầu hay không. Bởi hiện Bộ Giao thông vận tải đã có sự thay đổi, điều chỉnh về phạm vi nghiêm cấm của loại biển báo này.

Theo quy chuẩn 41, các phương tiện được phép quay đầu khi gặp biển báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải tại các vị trí đường giao nhau. Do đó, các bác tài vẫn có thể quay đầu xe theo quy định.

Ngoài ra, trong quy chuẩn mới cũng đã bổ sung các biển loại biển báo mới với quy định cụ thể như: “Cấm rẽ trái và quay đầu xe”. “Cấm rẽ phải và quay đầu xe”.

Mắc lỗi cấm rẽ trái ô tô phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ – CP ô tô đi vào biển cấm rẽ trái sẽ bị quy về lỗi đi vào đường cấm, khu vực cấm.

Về mức xử phạt trong phạm vi hành chính ở lĩnh vực giao thông đường bộ quy  định rõ. Ô tô đi vào đường cấm, khu vực cấm sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.

Cùng với đó tài xế bị tước quyền dùng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Đặc biệt trường hợp gây tai nạn giao thông nghiêm trọng, có thể bị tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.

Hướng dẫn cách tránh mắc lỗi đi vào biển cấm ô tô

Để hạn chế tối đa việc bị xử phạt hành chính về lỗi đi ô tô vào biển cấm rẽ trái. Người điều khiển xe ô tô nên tuân thủ những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Nắm vững luật giao thông đường bộ

Trong quá trình điều khiển ô tô, nắm vững luật giao thông không chỉ giúp các bác tài di chuyển an toàn hơn. Bảo đảm tính mạng cho bản thân, người ngồi trên xe và cả người đi đường.

Giúp các bác tài tránh được việc ngang nhiên phạm lỗi mà không biết mình mắc lỗi gì.

Cần nắm rõ những thông tin về lỗi vi phạm luật giao thông cũng như mức xử phạt cụ thể cho từng lỗi. Điều này nhằm đảm bảo các bác có thực sự bị xử “đúng người đúng tội” hay không.

Nguyên tắc 2: Luôn quan sát các loại biển báo hiệu đặt trên đường

Đây chính là yêu cầu cơ bản của bất kỳ tài xế nào khi lưu thông trên đường. Việc quan sát biển báo sẽ giúp các bác tài tránh làm sai ý nghĩa, quy định của biển báo. Nhờ vậy đảm bảo an toàn và không phải “móc hầu bao” nộp phạt vì vi phạm luật.

Cùng với đó, trước khi rẽ vào đường nào đó, các bác tài nên quan sát kỹ biển báo. Đồng thời có thể xem qua bản đồ để lựa chọn tuyến đường khác thích hợp hơn.

Nguyên tắc 3: Đặt ý thức chấp hành luật giao thông lên hàng đầu

Thực tế 80% các ca mắc lỗi cấm rẽ trái ô tô đều xuất phát từ sự chủ quan, xem nhẹ luật giao thông của các tài xế. Do vậy, để tránh tối đa việc mắc lỗi này, các bác tài cần có ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ.

Xem tiếp: Nắp thùng cuộn ford ranger wildtrak dành cho xe bán tải

Video liên quan

Chủ Đề