Trách nhiệm quân nhân trong bảo vệ bí mật nhà nước

Chủ quan, khinh suất, lơ là có thể dẫn đến hậu quả khôn lường

Với tính chất siêu kết nối, tốc độ lan tỏa thông tin siêu nhanh, bất cứ thông tin nào xuất hiện trên MXH cũng có thể đến với mọi người có mặt ở khắp nơi trên thế giới trong thời gian ngắn. Nếu đó là những thông tin tích cực, lành mạnh, nhân văn sẽ góp phần nhân lên những điều tốt đẹp trong cuộc sống, trong xã hội. Ngược lại, nếu đó là những thông tin tiêu cực, độc hại sẽ như thứ “đại dịch” lây lan, gây ra những tác hại không nhỏ đối với môi trường thông tin, môi trường văn hóa xã hội.

Trách nhiệm quân nhân trong bảo vệ bí mật nhà nước
Trách nhiệm quân nhân trong bảo vệ bí mật nhà nước
Trách nhiệm quân nhân trong bảo vệ bí mật nhà nước
Trách nhiệm quân nhân trong bảo vệ bí mật nhà nước
Trách nhiệm quân nhân trong bảo vệ bí mật nhà nước
Ảnh minh họa.

Thời gian qua, trong khi đại đa số cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức luôn có ý thức phòng gian bảo mật, đề cao trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ bí mật nhà nước, thì vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên chủ quan, lơ là, khinh suất, thiếu cảnh giác, làm rò rỉ, lộ, lọt thông tin nội bộ cơ quan, đơn vị và những thông tin nhạy cảm liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, gây bất lợi cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy: Trong khoảng 10 năm qua đã phát hiện hơn 1.000 vụ làm lộ bí mật nhà nước. Bên cạnh những trường hợp cố tình làm lộ bí mật nhà nước phải xử lý nghiêm minh, vẫn còn nhiều trường hợp làm rò rỉ thông tin nội bộ, thông tin nhạy cảm của cơ quan, đơn vị xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, từ sự vô tư đến mức vô tâm của chính những người sử dụng MXH. Thế nên mới xảy ra tình trạng “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường” bởi tốc độ lan truyền “chóng mặt” của thông tin trên MXH.

Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 không chỉ quy định những vấn đề liên quan đến các chiến lược an ninh chính trị, an ninh quốc gia, cơ yếu, quốc phòng, quân sự, đối ngoại… nếu bị lộ có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, mà còn quy định những nội dung không được phép để rò rỉ, tánphát, như: Thông tin về quy trình chuẩn bị và triển khai, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ; đề thi, đáp án thi tuyển chọn lãnh đạo, quản lý và tuyển dụng, nâng ngạch công chức, viên chức; đề thi, đáp án và thông tin liên quan đến việc tổ chức kỳ thi cấp quốc gia…

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhất là vào những thời điểm nhạy cảm, như: Chuẩn bị nhân sự đại hội; thi tuyển công chức, viên chức; tổ chức kỳ thi của ngành giáo dục… đã để lộ, lọt nhiều nội dung liên quan đến các vấn đề nhạy cảm này trên MXH. Hệ lụy kéo theo là hàng chục cán bộ, công chức, giáo viên… bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự do vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.

Để xảy ra tình trạng rò rỉ thông tin nội bộ của cơ quan, đơn vị và lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, ngoài nguyên nhân khách quan do tác động mặt trái của thời đại công nghệ số vàMXHkhông dễ quản lý, kiểm soát một sớm một chiều, còn xuất phát từ ý thức chủ quan của một số lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực hiện công tác phòng gian, bảo mật và quản lý thông tin nội bộ; đồng thời vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên lơ là, mất cảnh giác dẫn đến vô ý làm rò rỉ thông tin nội bộ và lộ bí mật nhà nước. Cùng với đó, tình trạng lưu trữ tài liệu mật trong máy tính xách tay và trong các thiết bị lưu trữ có kết nối internet còn khá phổ biến cũng làm cho công tác bảo vệ bí mật nhà nước chưa được thực hiện nghiêm ngặt, hiệu quả.

Tăng cường giáo dục, đề cao trách nhiệm phòng gian, bảo mật

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2019, cả nước có hơn có 64 triệu người Việt sử dụng internet vàMXH. Việt Nam là một trong 10 quốc gia có nhiều người dùngMXHnhất thế giới. Trong bối cảnh “thế giới phẳng” hiện nay, việc bảo vệ bí mật nhà nước càng trở nên cấp bách, quan trọng. Vì các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị luôn coi việc tiếp cận, nắm bắt được các thông tin nhạy cảm liên quan đến chính trị, an ninh quốc gia, quốc phòng, quân sự, đối ngoại, kinh tế-xã hội… của đất nước là một trong những cơ hội để thúc đẩy chiến lược “diễn biến hòa bình” và tác động đến quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, làm suy yếu nội bộ của ta.

Vì vậy, việc làm cần thiết hiện nay là cần đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ bí mật nhà nước cho mọi người dân, trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Phải làm cho mọi người hiểu biết sâu sắc rằng, bảo vệ bí mật nhà nước nói chung, bảo vệ những thông tin nội bộ của cơ quan, đơn vị nói riêng là thiết thực góp phần xây dựng môi trường thông tin an toàn, môi trường văn hóa lành mạnh trên MXH; đồng thời góp phần phòng, chống, ngăn chặn âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực thù địch; tăng cường khả năng “miễn dịch” trước các thông tin xấu độc.

Theo luật định, hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. Nhưng trên thực tế, không ít người làm việc trong bộ máy công quyền thường nghĩ rằng, chỉ có các tài liệu dán các nhãn “tuyệt mật", "tối mật", "mật” mới thuộc danh mục bí mật nhà nước. Thế nên, nhiều người vẫn tự ý đưa lên MXHnhững địa điểm, hoạt động, lời nói thuộc diện bí mật nhà nước mà không biết rằng mình đang phạm luật. Chẳng hạn, có người đăng ảnh hoạt động diễn tập quân sự ở một địa điểm chiến lược quan trọng; hay tán phát, chia sẻ, bình luận trên MXHvề lời nói của cán bộ lãnh đạo trong cuộc họp, hội nghị nội bộ… Để phòng ngừa tình trạng này, cần quán triệt, phổ biến cho mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nắm vững những nội dung cơ quan của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, trong đó tập trung vào các nội dung quan trọng, như: Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước; các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước; danh mục bí mật nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước…

Trong bối cảnh MXHbùng nổ hiện nay, thông tin nội bộ của cơ quan, đơn vị và thông tin bí mật nhà nước rất dễ bị rò rỉ vì chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là người ta có thể ghi âm, ghi hình, chụp ảnh “lén” trong một cuộc họp, hội nghị, hội thảo có nội dung nhạy cảm rồi đăng tải, tán phát trên internet, MXH. Chỉ một chút sơ suất, lơ là của ban tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo có thể tạo cơ hội cho những người thiếu ý thức chính trị vi phạm các quy định về bảo vệ thông tin nội bộ, bí mật nhà nước rồi gây ra những hệ lụy, hậu quả đáng tiếc. Điều này đặt ra cho các cơ quan, đơn vị phải đề ra những quy định nội bộ để phòng ngừa việc rò rỉ thông tin nhạy cảm từ ngay cơ quan, đơn vị mình.

Bên cạnh đó, cần chú trọng làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ, nhân viên văn thư, bảo mật, cơ yếu và những người làm việc trong các cơ quan tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, nội chính, tư pháp, xuất nhập cảnh… Đây là lực lượng cốt yếu trong việc lưu giữ những thông tin nội bộ, thông tin nhạy cảm, thông tin bí mật nhà nước. Nếu đội ngũ này không được kiểm soát, quản lý sâu sát về mọi phương diện, nhất là về các mối quan hệ xã hội, thì có thể làm rò rỉ thông tin gây bất lợi cho việc bảo vệ bí mật nhà nước.

Một giải pháp không kém phần quan trọng là đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ để làm tốt công tác bảo mật đường truyền mạng, bảo mật cổng thông tin, trang thông tin điện tử; tăng cường các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng tại cơ quan, đơn vị, tạo dựng các “tường lửa” để phòng, chống hiệu quả tin tặc tấn công, lấy cắp thông tin nội bộ, thông tin thuộc bí mật nhà nước trên mạng máy tính.

Sử dụngMXHlà một nội dung thuộc quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của mọi người dân, trong đó có cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Nhưng quyền tự do đó cần được đặt trong khuôn khổ luật pháp, đạo đức xã hội để bảo đảm cho người sử dụngMXHvừa được thể hiện nhu cầu kết nối, bày tỏ, chia sẻ chính đáng của mình, vừa góp phần phòng ngừa nguy cơ rò rỉ thông tin nội bộ và lộ bí mật nhà nước.

BẢO NHƯ

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Phạm Thị Thanh Hương – Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật TP Hà Nội nhấn mạnh, Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước cho cán bộ Công đoàn cơ sở nhằm tăng cường hơn nữa việc phổ biến, tuyên truyền, quán triệt thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức nói chung và cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác Công đoàn thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị TP nói riêng.

Trách nhiệm quân nhân trong bảo vệ bí mật nhà nước
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Phạm Thị Thanh Hương yêu cầu các cán bộ Công đoàn cơ sở vận dụng kiến thức vào thực tế công tác để thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước

Thông qua hội nghị sẽ nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức, trách nhiệm, cũng như kiến thức, kỹ năng trong công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế, xã hội của TP.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Phạm Thị Thanh Hương yêu cầu các cán bộ Công đoàn cơ sở vận dụng kiến thức vào thực tế công tác để thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước. Đồng thời tiếp tục thực hiện tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước trong cơ quan, tổ chức, đơn vị bằng nhiều hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả.

Trách nhiệm quân nhân trong bảo vệ bí mật nhà nước
Thượng tá Đặng Thị Hồng Nhung - Phó Trưởng phòng 9 – Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an) truyền đạt một số nội dung trọng tâm của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe Thượng tá Đặng Thị Hồng Nhung - Phó Trưởng phòng 9 – Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an) truyền đạt một số nội dung trọng tâm của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước.

Luật gồm 5 chương, 28 điều được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.

Trách nhiệm quân nhân trong bảo vệ bí mật nhà nước
Quang cảnh hội nghị

Những nội dung cơ bản của Luật gồm: Phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc bảo vệ bí mật Nhà nước, các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật Nhà nước, phạm vi bí mật Nhà nước, phân loại bí mật Nhà nước; hoạt động bảo vệ bí mật Nhà nước: Xác định bí mật Nhà nước và độ mật của bí mật Nhà nước; sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật Nhà nước; thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật Nhà nước; vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật Nhà nước… Trách nhiệm bảo vệ bí mật Nhà nước của cơ quan, tổ chức; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật Nhà nước; trách nhiệm của người tiếp cận, người trực tiếp quản lý bí mật Nhà nước…