Trám răng bao lâu thì được ăn

Tweet

Có những phương án trám răng phải cần 1 2 tiếng sau khi hoàn thành mới ăn uống lại được. Nhưng cũng có những phương án trám răng xong là ăn uống bình thường lại được ngay. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến những vấn đề khác như nên ăn uống món gì, cách chăm sóc răng miệng Hoặc khi có bất cứ dấu hiệu đau nhức nào bất thường thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra.

1. Trám răng sau bao lâu thì ăn được?

Trám răng là phương pháp sử dụng các vật liệu có khả năng bám chắc để lấp đầy phần răng đã mẻ, vỡ, hư hại. Sau khi trám, thông thường sẽ cần thêm một khoảng thời gian để vật liệu trám được cứng chắc và thích ứng với môi trường mới. Trong thời gian này, bạn không nên ăn uống bất cứ thứ gì để tránh làm ảnh hưởng tới miếng trám.

Tùy theo vật liệu trám mà thời gian bạn có thể ăn uống lại được bình thường là từ 10 phút đến 2 tiếng.

Đối với các phương án trám răng trực tiếp bằng các vật liệu dẻo như amalgam hay kim loại quý, bạn cần tránh ăn uống trong vòng 2 giờ sau khi hàn trám răng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để miếng trám đông cứng hoặc bám chắc hơn trên bề mặt răng, không bị bong tróc.

Đối với vật liệu composite, sau khi trám sẽ được chiếu ánh sáng xanh hỗ trợ chất trám được cứng chắc nhanh hơn. Nên bạn chỉ cần khoảng 1 giờ sau khi trám là có thể ăn uống lại được ngay.

Còn nếu bạn chọn trám gián tiếp bằng vật liệu sứ hoặc trám inlay/onlay thì chỉ cần khoảng 10 phút sau khi trám xong là đã có thể ăn uống lại được ngay. Do các miếng trám đã được thiết kế cứng chắc tại phòng Lab. Đến khi phục hình kết hợp với công nghệ Laser Tech giúp miếng trám đông cứng ngay lập tức.

Hình 1: Sau 10 phút đến 2 tiếng trám răng, bạn đã có thể ăn uống lại bình thường

2. Nên ăn gì và kiêng ăn gì sau khi trám răng?

2.1 Trám răng xong nên ăn gì?

Việc ăn uống sau khi trám răng cần được chú ý để không làm rơi, vỡ miếng trám. Bạn nên ăn những loại thực phẩm mềm, mịn, dễ nhai và đầy đủ chất dinh dưỡng để bổ sung dưỡng chất cho răng. Sau khi trám răng, bạn có thể ăn những món như:

  • Rau củ được cắt nhỏ hoặc các món súp, canh rất dễ ăn và giàu vitamin, chất xơ.
  • Cơm mềm và cháo
  • Các loại thịt xay nhỏ
  • Trái cây
  • Sữa, sữa chua hoặc nước ép trái cây

Tuy nhiên, bạn chỉ cần dùng những món này trong ngày đầu tiên, sau đó hoàn toàn có thể ăn uống bình thường.

Hình 2: Trám răng xong nên ăn các món mềm, lỏng, rau củ, sữa chua hoặc nước ép

2.2 Trám răng xong cần kiêng ăn gì?

  • Các món ăn cứng hoặc dai

Các món ăn cứng hoặc dai sẽ tạo áp lực khiến miếng trám bị giảm tuổi thọ, dễ bong mòn và có khe hở.

  • Các thực phẩm có hạt hoặc xương

Đây cũng là một dạng đồ ăn cứng dễ gây sứt mẻ, bong vết trám. Các loại thực phẩm có thể kể đến như hạt khô, ổi, xương động vật

  • Các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm co giãn miếng trám và dễ bị rơi ra khỏi bề mặt.

  • Thực phẩm ngọt và nhiều đường

Việc hạn chế những món ăn nhiều đường, ngọt giúp ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng quay trở lại tấn công răng, phá hoại răng và làm hư hỏng miếng trám.

Những món ăn có trong các nhóm trên cần hạn chế càng ít càng tốt. Điều này sẽ giúp cho miếng trám ổn định được trong răng, đảm bảo được chức năng thẩm mỹ và ăn nhai.

Hình 3: Không nên ăn thức ăn hạt, nhiều đường, quá nóng hoặc quá lạnh sau khi trám

3. Trám răng xong nên lưu ý gì?

3.1 Chăm sóc răng miệng sau khi trám thế nào?

Chăm sóc răng miệng tốt sẽ có tác dụng giúp tuổi thọ của miếng trám được lâu hơn. Việc chăm sóc răng miệng sau khi trám cần tuân thủ chặt chẽ những lưu ý sau:

Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ các mảng bám thức ăn trên răng

Chải răng theo góc nghiêng 45 độ với bàn chải mềm, lông tơ

Dùng lực chải vừa phải, nhẹ nhàng

Các loại kem đánh răng, nước muối và nước súc miệng sử dụng nên có hàm lượng fluor cao khoảng 0,2% để làm sạch răng miệng hiệu quả

Hình 4: Chăm sóc răng miệng thật tốt giúp duy trì tuổi thọ của miếng trám

3.2 Cần chú ý những vấn đề gì sau khi trám?

Răng sau khi trám tuyệt đối không dùng để cắn móng tay, khui nắp bia, hoặc những đồ vật cứng khác. Bởi những thói quen này sẽ tác động lực lên răng, làm miếng trám răng dễ rơi vỡ hơn.

Theo dõi phản ứng của răng miệng sau khi trám. Nếu lâu ngày mà răng vẫn có dấu hiệu ê buốt, nhạy cảm thì nên đi tái khám lại. Miếng trám của bạn có thể không vừa vặn với răng thật hoặc vi khuẩn sâu răng chưa được xử lý sạch.

Duy trì thói quen tái khám và cạo vôi răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng.

Trám răng tuy là một kỹ thuật đơn giản nhưng cũng cần lựa chọn những nha khoa uy tín, chất lượng để thực hiện. Để đảm bảo miếng trám răng sử dụng được lâu bền nhất.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ

Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ trám răng sâu mà vẫn chưa biết thực hiện ở nha khoa nào, bạn lo lắng về giá và thời gian thực hiện mất bao lâu thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa I-DENT để được bác sĩ khám, chụp X Quang và tư vấn miễn phí 100%.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 094 1818 616 để được tư vấn thêm những thắc mắc của bạn.

Địa chỉ : CS1: 193A 195 Hùng Vương, P.9, Quận 5

CS2: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Quận Bình Thạnh

Video liên quan

Chủ Đề