Trẻ sơ sinh lắc đầu nhiều có tốt không

Khi thấy trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục khi ngủ liệu có phải là hiện tượng xảy ra bình thường hay không? Ba mẹ cần làm gì khi gặp biểu hiện này ở con? Trong quá trình trông con, chắc hẳn bạn đã nhiều lần thấy bé lắc đầu khi ngủ. Nhiều bà mẹ có tâm lý lo lắng cho hiện tượng này vì không rõ liệu đây có phải là dấu hiệu bất ổn trong quá trình phát triển của bé hay con đang mắc chứng rối loạn thần kinh hay không.

1/ Vì sao trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục khi ngủ

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến biểu hiện trẻ lắc đầu khi ngủ. Hiện tượng này thường xảy ra ở các bé từ 6 đến 9 tháng tuổi và sẽ hết khi bé càng lớn. Sau đây là một số lý do hay gặp nhất dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục khi ngủ mà mẹ cần chú ý:

Bé đang mệt mỏi

Khi đang mệt mỏi, nhiều đứa trẻ có biểu hiện lắc đầu trong lúc ngủ. Theo lý giải, việc lắc lư cái đầu sẽ khiến con cảm thấy dễ chịu và đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn.

Tự kiểm soát cơ thể

Lắc đầu khi ngủ chính là một cách trẻ đang tự kiểm soát cơ thể. Như thường lệ, từ khi còn nhỏ, bé luôn cố gắng bắt chước những hành động của mọi người xung quanh. Do vậy, nếu thấy con đang lắc đầu lúc ngủ, rất có thể con đang học hỏi và kiểm tra xem mình có thể lắc đầu như mọi người được không.

Trẻ đang bị viêm tai giữa

Trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục khi ngủ cũng có thể do bé đang bị viêm nướu hoặc viêm tai giữa. Nếu thấy bé bị sốt, cảm lạnh hay có nguy cơ gặp nhiễm trùng, hãy đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám.

Trẻ đang tự kiểm tra khả năng vận động

Khi càng nhỏ, con càng hiếu động và lắc đầu cũng là một cách để bé tự kiểm tra khả năng vận động của cơ thể. Ngoài ra, đây cũng là cách con đang tập vận động các động tác liên quan đến đầu và cổ, giống như cách tập ngồi, tập bò hay tập đi.

Ngoài lắc đầu khi ngủ, nhiều bé cũng thường xuyên lắc đầu trong lúc thức. Đây là cách con chơi đùa, tương tác với mọi người hoặc đang cố gắng bám vào mẹ để bú sữa.

2/ Khi trẻ lắc đầu liên tục khi ngủ có sao không?

Nhiều người cho rằng có thể con bị tự kỷ hoặc mắc bệnh về thần kinh. Tuy nhiên việc trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục khi ngủ có phải liên quan đến vấn đề bệnh lý nào không? Đây chắc chắn là thắc mắc của nhiều ba mẹ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết đây có phải là biểu hiện bệnh thần kinh không khi bé đạt 18 tháng tuổi. Về cơ bản, hiện tượng lắc đầu là rất bình thường ở bé khi còn nhỏ. Tuy nhiên nếu thấy bé đi kèm thêm những biểu hiện ngay sau đây, rất có thể con đang gặp vấn đề bệnh lý đáng lo ngại:

+ Trẻ thiếu tương tác, không muốn giao tiếp

+ Suy giảm các kỹ năng cần thiết: Ít giao tiếp bằng mắt với mọi người, kỹ năng ngôn ngữ kém hơn những đứa trẻ khác trong cùng độ tuổi

+ Lặp lại các biểu hiện cử động lạ, không muốn học hỏi những điều mới mẻ.

+ Hay quấy khóc, vò đầu bứt tai, rụng tóc, ra mồ hôi trộm

3/ Mẹ cần làm gì khi trẻ lắc đầu khi ngủ

Những biểu hiện sinh lý rất bình thường khi trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục khi ngủ được cho là đúng khi tình trạng của con không kèm theo một số hành động và cử chỉ lạ. Chính vì vậy, ba mẹ không nên quá lo lắng khi thấy hiện tượng này ở con.

Tuy nhiên, khi con thường xuyên lắc đầu, rất có thể bé đang gặp căng thẳng. Lúc này mẹ nên quan tâm và âu yếm giúp bé giải tỏa lo lắng và ngủ ngon giấc hơn.

Ngoài ra, dựa vào từng nguyên nhân khiến bé lắc đầu khi ngủ, ba mẹ hãy thử một số cách dưới đây để giúp bé ngủ ngon và ít cọ quậy hơn.

Không ngăn cản bé lắc đầu

Khi thấy con lắc đầu trong lúc ngủ, ba mẹ không nên ngăn cản cử động này của bé. Hãy để con thuận theo cách mà con muốn vì đây có thể là cách bé đang bắt đầu ổn định để đi vào giấc ngủ. Vào thời điểm ban ngày, ba mẹ hãy chủ động chơi đùa với bé nhiều hơn để bé ngủ tự nhiên hơn vào ban đêm.

Giúp bé giải tỏa căng thẳng

Bé lắc đầu khi ngủ có thể do gặp căng thẳng trong cuộc sống. Hãy tìm hiểu xem liệu bé có lo sợ điều gì hay đang mọc rằng hoặc đau tai hay không. Ba mẹ nên dành nhiều thời gian âu yếm con và giúp bé giải tỏa các lo lắng bằng những cử chỉ mỉm cười và vui đùa cùng bé.

Tăng cường hoạt động ban ngày

Vào thời điểm ban ngày, hãy cho con chơi đùa ngoài trời nhiều hơn để bé tiêu hoa năng lượng, và giảm thiểu triệu chứng khi ngủ ban đêm. Bên cạnh đó, khi con nằm võng, các mẹ có thể lắc lư đu võng hoặc vỗ tay hay làm một số động tác nhịp nhàng để giao tiếp với con.

Sử dụng âm nhạc

Khi thấy bé có biểu hiện lắc đầu trong lúc ngủ, có thể con đang bị khó ngủ. Do vậy, trước khi con ngủ, mẹ hãy thử cách bật nhạc có nhịp điệu để con thư giãn và thích thú. Đây cũng là cách làm giảm hoạt động lắc lư của bé về đêm vì trước đó con đã dành thời gian để thư giãn với âm nhạc.

Không đảo lộn giờ ngủ

Để bé ít lắc đầu khi ngủ, việc cho bé ngủ giờ cố định cũng rất quan trọng. Nếu ba mẹ xáo trộn giờ đi ngủ của bé, rất có thể con không quen và khó có thể bắt đầu giấc ngủ ngon. Ngoài ra, việc cho bé đi ngủ giờ quen thuộc sẽ góp phần tạo cho con thói quen tốt ví dụ như: không thức dậy nửa đêm khiến ba mẹ vất vả chăm sóc.

Đổi môi trường

Tiếng ồn, ánh sáng hay không gian phòng có thể là những nguyên nhân khiến bé muốn lắc đầu để làm quen. Trong lúc này, ba mẹ hãy thử thay đổi môi trường ngủ của con để xem liệu tình trạng trẻ lắc đầu khi ngủ có còn tiếp diễn hay không.

Thử massage cho bé

Việc massage nhẹ nhàng cho bé sẽ góp phần giúp con cảm thấy dễ chịu và ít lắc đầu lúc ngủ hơn. Mẹ hãy thử massage cho con và nếu thấy phản xạ tốt từ bé, cố gắng tiếp tục thực hiện để con ngủ ngon hơn.

Nhìn chung, trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục khi ngủ là hiện tượng không mấy xa lạ mà các bậc cha mẹ vẫn thường thấy. Đây là biểu hiện vốn dĩ đều xuất hiện ở hầu hết các trẻ nhỏ và sẽ hết khi lớn dần lên. Tuy nhiên, trong trường hợp thấy bé có biểu hiện lạ, hãy đưa con đi khám để biết được tình trạng bệnh lý mà con có thể đang gặp phải.

Tại sao trẻ sơ sinh lại lắc đầu?

Lắc đầu là cách mà trẻ kiểm soát cơ thể mình Các cơ của bé đang phát triển và chúng muốn khám phá để hiểu thêm về cơ thể mình bằng việc bắt chước hành động của mọi người. Vì thế đừng quá băn khoăn nếu nhìn thấy con yêu của mình đang cố gắng lắc đầu, chỉ là bé đang học và kiểm tra xem cơ thể mình hoạt động thế nào thôi.

Lắc đầu có ảnh hưởng gì không?

Mặc dù lắc đầu thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, nhưng một số trường hợp bạn nên cân nhắc nói chuyện với bác sĩ. Tần suất thường là một dấu hiệu nhận biết sự rung lắc có bình thường hay không. Nếu bạn thấy con mình lắc đầu một chút trong khi bú hoặc khi chơi, đây thể không phải là trường hợp đáng lo.

Bé hay lắc đầu là hiện tượng gì?

Việc trẻ liên tục lắc đầu, đập đầu, đung đưa toàn thân trước hoặc trong khi ngủ thường khiến cha mẹ rất lo lắng. Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ nhỏ và ít gây nguy hiểm cho . Các cử động nhịp nhàng mang tính rập khuôn và gắn liền với giấc ngủ nói trên được gọi chung các Rối loạn vận động nhịp nhàng [RLVĐNN].

Tại sao không nên rung lắc trẻ sơ sinh?

Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm giập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não.

Chủ Đề