Trẻ sốt bao lâu thì mọc răng

Bắt đầu từ tháng thứ 6, những chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện kèm một số “rối loạn” trong cơ thể như: sưng lợi, biếng ăn, sốt nhẹ chảy nước dãi và dễ cáu gắt…

1. Các dấu hiệu gợi ý trẻ sắp mọc răng
Thời điểm mọc răng của mỗi trẻ không giống nhau, có trẻ mọc sớm từ 4 – 5 tháng, có trẻ mọc muộn sau 10 tháng. Tuy nhiên nhìn chung, lịch mọc răng sữa của trẻ sơ sinh sẽ kéo dài từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 30. Trường hợp bé mọc răng muộn, mẹ có thể nghĩ đến các nguyên nhân như:

Trẻ đẻ thiếu tháng, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, thiếu chất. Yếu tố di truyền từ gia đình. Trẻ thiếu canxi, vitamin D và các dưỡng chất khác dẫn đến chậm lớn, suy dinh dưỡng. Trẻ ăn dặm muộn, nướu không được kích thích bằng phản xạ nhai, nuốt.

Do cơ địa mỗi bé khác nhau.


Thông thường, sự chênh lệch trong thời gian mọc răng sữa ở trẻ sẽ không quá một năm so với bạn cùng lứa. Mẹ có thể theo dõi dấu hiệu mọc răng của trẻ qua những dấu hiệu đặc trưng sau:

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ mọc răng là sưng lợi, nướu sưng, viêm tấy đỏ, đôi khi bị loét. Điều này khiến trẻ khó chịu, cáu gắt và thường quấy khóc, ăn uống kém.

Khi mọc răng, cơ thể trẻ thường mệt mỏi, ít ngủ, khó chịu trong người do những “rối loạn” bên trong cơ thể.

Đa số trẻ bị chảy nhiều nước miếng, thích gặm, cắn mọi khi xung quanh do ngứa lợi.

Một số trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhẹ, dân gian thường gọi là “tướt mọc răng”.

Trẻ thường sốt nhẹ. Cha mẹ không cần cho trẻ uống hạ sốt nếu nhiệt độ dưới 38,5 độ C, thay vào đó mẹ cho bé bú nhiều, mặc quần áo thoáng mát. Dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C.

2. Bé sưng lợi bao lâu thì mọc răng?
Những triệu chứng mọc răng ở trẻ như: sưng lợi, chảy nước miếng, khó chịu, biếng ăn, quấy khóc, sốt nhẹ, hay cắn, gặm…thường xảy ra trước khi răng nhú lên từ ba đến năm ngày, và kết thúc sau năm đến bảy ngày. Những biểu hiện này chỉ là quá trình sinh lý bình thường của cơ thể trẻ.

Triệu chứng mọc răng ở trẻ Quấy khóc, sốt nhẹ là triệu chứng mọc răng ở trẻ

Các triệu chứng sưng lợi sẽ nặng hơn khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Ngoài ra, khi mọc răng, nướu của trẻ phải nứt ra dễ dẫn đến nhiễm trùng vùng răng miệng nếu không được vệ sinh cẩn thận. Sự khó chịu khi nứt lợi khiến bé quấy khóc nhiều hơn và sụt cân. Do đó cha mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ bằng gạc y tế và nước muối sinh lý.

Cha mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh để chăm sóc trẻ trong quá trình mọc răng. Trường hợp trẻ sốt cao, viêm nhiễm vùng nướu cần đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để được điều trị, giảm triệu chứng khó chịu cho trẻ.

3. Làm thế nào để giảm đau đớn cho trẻ khi mọc răng?
Theo các chuyên gia Viện Nhi khoa Mỹ [APD], để giảm các triệu chứng khó chịu của trẻ khi mọc răng, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

Dùng khăn ẩm ướp lạnh để lau miệng cho trẻ hoặc cho trẻ nhậm. Cho trẻ ngậm kẹo lạnh. Dùng thuốc OTC [thuốc không cần kê đơn] có tác dụng giảm đau như Tylenol, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng và thời gian sử dụng. Riêng các thuốc gây tê có chứa benzocaine cần cẩn trọng, không nên cho trẻ dùng để tránh ngộ độc. Bạn có thể cho trẻ ngậm ti giả để giảm cảm giác đau âm ỉ làm trẻ mất ngủ. Vào ban ngày có thể đưa trẻ đi chơi để quên cơn đau và tâm trạng thoải mái hơn. Một số loại thuốc giảm đau có thể sử dụng cho trẻ như: Advil, Motrin, Tylenol theo chỉ định của bác sĩ. Vệ sinh răng miệng cho trẻ để tránh các bệnh răng miệng. Đồng thời khi nước dãi chảy nhiều xuống cổ, ngực có thể gây viêm da, phát ban, vì vậy mẹ cần chú ý vệ sinh, lau khô da cho trẻ. Tuyệt đối không dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả uống hay chà lên nướu. Không dùng cồn hay những loại gel chà vào nướu của trẻ với mong muốn giảm sưng, điều này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Trường hợp trẻ sốt trên 38.5 độ C, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10 – 15mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao kèm tiêu chảy, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám vì có thể nguyên nhân do căn bệnh khác ngoài mọc răng.

Các dấu hiệu khó chịu khi trẻ mọc răng như sưng lợi, sốt, rối loạn tiêu hóa… đều là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể. Do đó cha mẹ không nên quá lo lắng. Cần giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ, đưa bé đi kiểm tra Nha khoa 6 tháng một lần để sớm phát hiện và điều trị những bệnh răng miệng, bảo vệ răng sữa của bé luôn chắc khỏe.

Tweet

Sốt mọc răng có nguyên nhân chủ yếu là tình trạng viêm nướu do răng mọc lên làm nứt nướu gây ra sốt. Sốt mọc răng thường là sốt nhẹ, ít nguy hiểm. Tuy nhiên trẻ mọc răng sốt mấy ngày? Mẹ cần làm gì khi bé sốt mọc răng? Tất cả sẽ được Dr.Papie giải đáp trong bài viết dưới đây.

Có thể mẹ quan tâm: Bé sốt mọc răng có chích ngừa được không? 4 lưu ý trước khi cho trẻ tiêm.

1. Bé mọc răng sốt mấy ngày?

Khi mọc răng nướu sẽ bị rách dẫn đến viêm nướu gây ra tình trạng sốt mọc răng

Trẻ sốt mọc răng bao lâu? Hay là bé mọc răng sốt mấy ngày? Đây đều là câu hỏi mà mẹ đặt ra mỗi khi con mọc răng bị sốt. Theo các chuyên gia, sốt mọc răng là tình trạng sinh lý bình thường, xảy ra khi vùng lợi tại vị trí răng mọc lên bị viêm. Do đó, sốt mọc răng không phải là sốt bệnh lý mà là một triệu chứng báo hiệu mọc răng ở trẻ. Sốt sẽ kết thúc sau 1 – 2 ngày khi răng đã hoàn toàn nhô lên khỏi lợi.

Thông thường trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên ở độ tuổi từ 4 – 7 tháng tuổi và việc mọc răng sẽ dừng lại khi trẻ đủ 20 chiếc răng sữa [khoảng 2 tuổi].

Ngoài triệu chứng sốt, trẻ còn có thể xuất hiện 1 vài triệu chứng khác như:

  • Chán ăn, ăn kém  [từ 3 – 5 ngày kể từ khi trẻ bắt đầu mọc răng].
  • Quấy khóc [ trẻ thường quấy khóc vào ngày thứ 2 khi bắt đầu mọc răng].
  • Nướu sưng to, đỏ [ kéo dài từ 3 – 4 ngày từ khi răng bắt đầu nhú lên].
  • Tiêu chảy: Ít gặp hơn, trẻ có thể tướt kéo dài 1 -2 ngày..
  • Buồn nôn: Ít gặp hơn.

Kết luận: Sốt mọc răng kéo dài bao lâu? Sốt mọc răng thường kéo dài trong 2-3 ngày.Tình trạng sốt mọc răng sẽ nhanh chóng kết thúc nếu mẹ biết cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ.

2. Làm gì để trẻ sốt mọc răng nhanh khỏi bệnh

Kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé để xác định xem có nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.

Ở trên mẹ đã biết con mọc răng sốt mấy ngày? Vậy trẻ mọc răng sốt bao nhiêu độ? Làm thế nào để trẻ sớm hết sốt? Sốt mọc răng là hiện tượng sinh lý bình thường nên nếu chăm sóc đúng cách bé sẽ nhanh khỏi hơn. Đầu tiên mẹ nên kiểm tra nhiệt độ cho trẻ:

Nếu trẻ sốt nhẹ dưới 38.5 độ C

Đối với trường hợp bé mọc răng sốt nhẹ thì mẹ nên sử dụng các phương pháp hạ sốt không dùng thuốc. 2 phương pháp mà mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà là chườm ấm hoặc chườm mát bằng khăn hạ sốt chuyên dụng. 

Lưu ý: Lạm dụng thuốc hạ sốt khi bé sốt nhẹ rất dễ xảy ra các tổn thương trên gan, hệ tiêu hóa của trẻ.

Chườm ấm hoặc chườm mát cho trẻ sốt mọc răng là 2 phương pháp đơn giản và dễ làm nhất

Chườm ấm: Chườm ấm làm các lỗ chân lông giãn nở, giãn mạch máu dưới da giúp tăng lưu thông máu từ đó quá trình thải nhiệt của cơ thể khi bị sốt diễn ra nhanh hơn, bé đỡ sốt hơn. Mẹ chườm ấm cho bé bằng 3 bước đơn giản:

  • Bước 1: Chuẩn bị một thau nước ấm [nhiệt độ khoảng 37.5 đến 38 độ], một chiếc khăn sạch.
  • Bước 2: Lau chườm toàn thân cho bé, mẹ nên lau ở cách vị trí có các mạch máu lớn như trán, nách, bẹn để tăng tác dụng hạ nhiệt.
  • Bước 3: Mẹ nên lau khoảng 5 – 7 phút lại giặt khăn rồi tiếp tục lau như như vậy. Mẹ lau 30 phút sẽ giúp bé hạ khoảng 0.5 độ C.

Chườm mát: Chườm mát làm truyền nhiệt nóng từ cơ thể bé sang khăn mát, giúp hạ sốt từ từ, trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 chậu nước mát [khoảng 32 độ C], 1 chiếc khăn sạch.
  • Bước 2: Nhúng khăn vào chậu nước sau đó vắt ráo nước.
  • Bước 3: Lau chườm toàn thân cho bé, nên lau chủ yếu ở cách vị trí nách, bẹn, trán.

Chườm ấm và chườm mát đều là những phương pháp hạ suốt dễ làm và hiệu quả nhất cho bé mọc răng. Tuy nhiên, mẹ cần tuân thủ nhiệt độ nước để đảm bảo trẻ không bị bị nhiễm lạnh hoặc bỏng nóng trong quá trình chườm.

Nếu bé sốt trên 38.5 độ C

Khi trẻ sốt trên 38.5 độ C thì mẹ hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt để hạ sốt nhanh cho trẻ

Khi trẻ bắt đầu sốt trên 38.5 độ, mẹ nên sử dụng thuốc để hạ sốt nhanh, tránh các biến chứng nguy hiểm khi trẻ sốt cao [co giật, trụy tim mạch…]. Paracetamol và Ibuprofen là hai loại thuốc vừa có khả năng giảm đau vừa hạ sốt an toàn với trẻ, mẹ có thể dễ dàng tìm mua tại các nhà thuốc.

Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ:

  • Mẹ nên tham khảo loại thuốc với dược sĩ ở hiệu thuốc để lựa chọn các loại thuốc phù hợp cho trẻ.
  • Tuân thủ đúng liều lượng, thời gian giãn cách giữa 2 lần uống thuốc [khoảng 4 – 6 tiếng].

Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng khá đơn giảnn như mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ tuy nhiên nhiều mẹ thực hiện sai gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của bé. Nếu mẹ đang tìm cách hạ sốt cho trẻ sốt mọc răng, đừng bỏ qua hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ mọc răng của chuyên gia Dr.Papie.

3. Cách chăm sóc trẻ bị sốt mọc răng

Đối với trẻ nhỏ chưa tự vệ sinh răng miệng được thì mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ từ 2 – 3 lần/ngày để làm sạch nướu

Con mọc răng sốt mấy ngày? Chăm sóc trẻ khi bị sốt mọc răng đúng cách là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp cơ thể bé khỏe mạnh hơn và nhanh hết sốt:

  • Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên: Mẹ cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên để có phương pháp hạ sốt kịp thời. Nếu trẻ sốt trên 39 độ C, không hạ sốt sau khi uống thuốc thì em cần đưa trẻ đến khám bác sĩ.
  • Ưu tiên cho trẻ ăn đồ mềm: Nướu, lợi của bé đang bị tổn thương khi mọc răng, vì vậy mệ cần cho trẻ ăn thức ăn mềm hơn. Đồ ăn cứng, giòn dễ làm bé đau khi nhai và có thể gây xước nướu.
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ để tránh nhiễm trùng tại vị trí nướu mọc răng làm có thể khiến sốt trầm trọng hơn.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi có cạnh sắc nhọn: Trẻ đang mọc răng rất thích nhai, cắn. Vì vậy, bé sẽ dễ đưa những đồ chơi này lên miệng gây tổn thương răng miệng, tình trạng viêm sưng có thể nặng thêm.

Xem thêm: Dấu hiệu và cách chăm sóc tại nhà chom trẻ sốt mọc răng nanh.

Vậy trẻ mọc răng sốt mấy ngày? Sốt mọc răng là một hiện tượng bình thường gặp phải khi bé bắt đầu mọc răng. Nếu được chăm sóc đúng cách, vệ sinh khoang miệng sạch sẽ trẻ sẽ hết sốt sau khoảng 1 – 2 ngày. Nếu còn băn khoăn chưa biết sốt mọc răng kéo dài bao lâu? Nên làm gì khi trẻ sốt mọc răng hoặc cần tư vấn thêm về cách chăm sóc trẻ sốt mọc răng, mẹ có thể liên hệ hotline 024 3824 8222 | 0911.225.336 hoặc để lại phản hồi ở bên dưới để được chuyên gia Dr.Papie hỗ trợ giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất.

Dược sĩ Lê Quân tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại DrPapie.

Video liên quan

Chủ Đề