Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay vì sao dơi kiếm ăn vào ban đêm

Đáp án+Giải thích các bước giải:

- Đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay:

+ Đuôi ngắn, thân ngắn và hẹp. Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể thuận tiện cho việc thả mình rơi tự do khi bắt đầu bay.

+ Chi trước biến đổi thành cánh da: là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền với cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón [rất dài] với mình, chi sau và đuôi.

- Dơi kiếm ăn vào ban đêm vì:

+ Mắt dơi kém, thính giác rất tinh có thể nghe được âm thanh với tần số cao.

+ Đồng thời dơi có khả năng phát ra siêu âm va chạm vào chướng ngại vật, con mồi dội lại tai dơi: làm cho dơi xác định chính xác vị trí con mồi, thời gian từ dơi bay đến vị trí con mồi chỉ trong 1s.

Vào lúc nhá nhem tối mùa hè, dưới hiên nhà hoặc trong vườn, chúng ta thường xuyên có thể nhìn thấy dơi bay thấp, vừa bay vừa đớp côn trùng.

Dơi có thể bắt mồi vào nửa đêm, lẽ nào chúng có một đôi mắt nhìn thấu trong đêm rõ đến chân tơ kẽ tóc hay sao?

Không phải. Người ta sớm đã phát hiện ra thị lực của dơi rất kém. Vậy thì, rốt cuộc dơi có tài khéo léo gì để có thể phân biệt được phương hướng, bắt mồi trong đêm tối đen như mực nhỉ?

Bao nhiêu năm nay, đây vẫn là một câu đố mà các nhà khoa học cảm thấy rất lí thú.

Hơn 260 năm về trước, nhà khoa học Sphanlantrani người Italia đầu tiên đã nghiên cứu đặc điểm này của dơi.

Ông làm mù một mắt của dơi, rồi đặt nó vào trong một gian phòng kín cao rộng, có đan nhiều sợi thép. Điều khiến người ta ngạc nhiên là con dơi này vẫn có thể nhanh nhẹn lách qua sợi thép, bắt được côn trùng một cách chính xác. "Có lẽ là khứu giác của dơi đang phát huy tác dụng" - Sphanlantrani nghĩ như vậy.

Tiếp theo, ông lại làm hỏng chức năng khứu giác của dơi, nhưng dơi vẫn bay được rất tốt như thường, giống như là chẳng có gì thay đổi vậy. Sau đó, ông lại dùng sơn bôi đầy lên mình dơi, kết quả vẫn không ảnh hưởng gì đến việc bay bình thường của nó. Chẳng lẽ đây là thính giác của dơi đang phát huy tác dụng hay sao? Sphanlantrani hết sức tìm tòi suy nghĩ vấn đề này.

Khi ông nút chặt tai của một con dơi rồi lại thả cho nó bay, kết quả cho thấy "khả năng bay của dơi kém hẳn". Nó bay tán loạn hết chỗ này đến chỗ khác, va đập khắp nơi trên vách, đến cả côn trùng nhỏ cũng không bắt được. Điều này cho thấy âm thanh đã giúp cho dơi phân biệt được phương hướng và tìm kiếm được con mồi.

Song, rốt cuộc đây là loại âm thanh gì, Sphanlantrani vẫn chưa nghiên cứu được, các nhà khoa học sau này qua nghiên cứu cuối cùng đã vén lên được bức màn bí mật này.

Hoá ra, cổ họng của dơi có thể phát ra sóng siêu âm rất mạnh. Sóng âm phát ra ngoài thông qua miệng và lỗ mũi của dơi. Khi gặp phải vật thể, sóng siêu âm liền phản xạ trở lại, tai của dơi nghe được âm thanh phản hồi, nên có thể phán đoán được khoảng cách và kích cỡ to nhỏ của vật thể.

Các nhà khoa học gọi phương thức căn cứ vào âm thanh phản hồi để tìm tòi vật thể của dơi là "hồi thanh định vị" hay rađa dùng sóng âm.

Điều khiến cho mọi người ngạc nhiên là loài dơi trong một giây có thể nhận và phân biệt được 250 chùm âm thanh phản hồi [một lần đi về của sóng âm thanh được tính là một chùm].

Khả năng phân biệt của hệ thống định vị âm thanh phản hồi của dơi rất cao. Dơi có thể phân biệt chính xác tín hiệu âm thanh phản xạ trở lại của côn trùng và tín hiệu âm thanh phản xạ của mặt đất, cây cối, phân biệt rõ là thức ăn hay là chướng ngại vật. Ngoài ra, khả năng chống nhiễu của hệ thống định vị âm thanh phản hồi của dơi cũng rất tốt. Cho dù dơi bị nhiễu nhân tạo, tạo âm nhiễu mạnh gấp 100 lần so với sóng siêu âm của dơi phát ra, thì nó vẫn có thể làm việc có hiệu quả. Chính là nhờ vào bản lĩnh độc đáo này, khiến dơi có thể bắt côn trùng trong đêm tối, có được tính nhanh nhẹn và tính chính xác đáng kinh ngạc như vậy. Chẳng trách có người gọi dơi là "ra đa sống" đấy.

Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay

Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay.

Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước?

Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước.

Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay.

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Sinh học 7

Đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay:

– Đuôi ngắn, thân ngắn và hẹp. Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể thuận tiện cho việc thả mình rơi tự do khi bắt đầu bay.

– Chi trước biến đổi thành cánh da: là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền với cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón [rất dài] với mình, chi sau và đuôi.

Hãy để HOCBAI247 giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về loài dơi nhé.

Dơi là một trong những động vật đặc biệt nhất trên thế giới. Bên cạnh việc là đại diện duy nhất biết bay của lớp Thú, loài dơi còn biết sử dụng sóng siêu âm, thay thế hoàn toàn cho đôi mắt, để định vị và săn mồi trong đêm tối. Ngoài khả năng bay lượn, dơi vẫn giữ lại hầu hết những nét đặc trưng của động vật có vú, đặc biệt là việc nuôi con non bằng sữa mẹ.

Dù có khả năng bay lượn nhưng dơi là một loài động vật có vú chính hiệu 100%. Theo đó, qua quá trình tiến hóa, loài thú này đã hình thành lớp da mỏng kết nối chi trước với cơ thể, hình thành một đôi cánh đặc biệt, giúp chúng có thể tiếp cận bầu trời.

Các loài dơi rất khác nhau về màu sắc và kết cấu lông, màu da của chúng không đồng nhất về một loại màu sắc. Với hơn 1.200 loài dơi khác nhau có thể thấy sự đa dạng về sắc là rất lớn. Nhìn chung màu da của nó chủ đạo vẫn là những gam màu tối như xám đen, hoặc nâu có những con có màu vàng cam và kết hợp với các đốm vàng và đỏ.

Hình dáng khuôn mặt, chủ yếu làm tai và mõm có kết cấu khác nhau giữa các họ gia đình và chủ yếu là giữa các chi. Trong một số gia đình, một đặc điểm có kết cấu chính có nhiều thịt được gọi là lá mũi bao quanh lỗ mũi.

Dơi không bị mù như nhiều người lầm tưởng. Thay vì dựa vào thị giác, chúng chủ yếu sử dụng khả năng định vị bằng tiếng vang để di chuyển và kiếm ăn trong bóng tối.

Ở đầu dơi là một “mũi” có cơ cấu đặc biệt. Khi dơi bay, cơ cấu này phát ra một sóng âm cao tần, sóng âm này con người không nghe thấy được. Nếu có một vật gì đó thí dụ một côn trùng đang bay hay một sợi dây giăng ngang mà chạm phải sóng âm đó, lập tức sóng dội trở lại, mũi thu nhận được hồi âm rồi căn cứ vào đó để phán đoán xem phương hướng và khoảng cách, từ đó tiến tới bắt mồi, hoặc nếu không phải là con mồi mà lại là một chướng ngại vật thì dơi biết đường mà tránh.

Định vị bằng tiếng vang là khả năng nhận biết môi trường bằng cách chủ động tạo ra âm thanh tần số cao và lắng nghe tiếng vọng lại từ các vật thể xung quanh.

Từ tiếng vọng này, dơi có thể đo đạc khoảng cách, kích thước và hình dáng của các vật thể, chẳng hạn như muỗi. Một số loài dơi có khả năng định vị bằng tiếng vang chuẩn đến mức có thể phát hiện một vật thể nhỏ như sợi tóc hoặc nhận ra sự khác biệt về độ trễ tiếng vọng chưa đến 1 micro giây [một phần triệu giây].

Dơi là động vật có vú duy nhất sử dụng cơ bắp để bay thông qua cơ chế được gọi là bay bằng năng lượng tự cung – một kỹ thuật bay độc đáo trong thế giới động vật.

Cánh dơi cũng giống như tay người được điều chỉnh, với các “ngón tay” thon dài được kết nối bằng một màng da mềm dẻo. Được hỗ trợ bởi các nhóm cơ đặc biệt, đôi cánh linh hoạt chứa đầy mạch máu, dây thần kinh và gân giúp dơi bay với tốc độ đáng kinh ngạc.

Trong thế giới động vật, các loài vật nhỏ hơn thường có vòng đời ngắn hơn so với những loài lớn hơn. Dơi là một trường hợp ngoại lệ: Chúng là động vật có vú sống lâu nhất xét theo tỉ lệ kích thước cơ thể.

Loài dơi sống lâu nhất từng được ghi nhận là Myotis brandtii – một loài dơi nhỏ ở Nga, có khối lượng cơ thể chưa đến 7 g nhưng sống ít nhất 41 năm.

Nguồn thức ăn của dơi tuỳ thuộc vào chủng loại của loài dơi nhưng thức ăn chính vẫn là côn trùng. Nhờ khả năng bay nhanh vì vậy những loài côn trùng không phải là đối thủ nặng kí của dơi, chúng thu thập từ một bề mặt của các hồ chứa, thân và lá cây. Những loài dơi sống ven vành đai nhiệt đới chủ yếu nguồn thức ăn là những hoa quả chín, và chúng ta có thể thấy hằng ngày trên thực tế của cuộc sống như dơi ăn: nhãn, hay ổi hoặc là hồng …Đồng thời phấn hoa, mật hoa, chim cỏ, thằn lằn hay động vật giáp xác cũng là nguồn thức ăn phong phú của loài dơi.

Bên cạnh những khả năng đặc biệt nêu trên, dơi còn có thể hỗ trợ hệ sinh thái. 75% loài dơi ăn côn trùng và mỗi đêm, mỗi con dơi có thể ăn lượng côn trùng bằng khối lượng cơ thể của chúng hoặc hơn.

Nhiều loài côn trùng trong số này gây hại cho các giống cây nông nghiệp quan trọng, như bông. Giới khoa học ước tính dơi ăn côn trùng có thể tiết kiệm cho nông dân Mỹ khoảng 23 tỉ USD/năm bằng cách giảm thiệt hại mùa màng và hạn chế nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu.

Video liên quan

Chủ Đề