Trình độ tiếng Anh của người Trung Quốc

Tháng Mười 9, 2021Tháng Mười Hai 24, 2021

Là cấp độ đầu tiên mà bạn cần chinh phục khi học tiếng Trung. Tại cấp độ này, bạn sẽ được tìm hiểu về các nội dung cơ bản nhất của tiếng Trung. Ví dụ như: nắm được các bộ chữ tiếng Trung thông dụng, các quy tắc phát âm, các ngữ pháp cơ bản, luyện tập các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết qua những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày [ẩm thực, thời tiết, mua sắm, du lịch,…].

Có thể nói, tiếng Trung sơ cấp chính là nền móng cho quá trình chinh phục ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới. Vì thế hãy thật chăm chỉ và rèn luyện để nắm vững tất cả các kiến thức được học nếu bạn muốn tiếp tục học lên cao nhé.

– Tiếng Trung trung cấp

Là cấp độ thứ 2 trong quá trình học tiếng Trung. Để học được cấp độ này, bạn phải có kiến thức cơ bản về tiếng Trung. Nói cách khác là đã qua trình độ sơ cấp. Ở trình độ này, bạn sẽ được tiếp thu nhiều kiến thức, kỹ năng mới trên cơ sở của trình độ sơ cấp. Chẳng hạn như: khả năng ứng biến linh hoạt trong giao tiếp, kĩ năng diễn đạt, sử dụng đúng ngữ pháp để viết các bài văn ngắn.

Nhìn chung, khi đạt được trình độ trung cấp bạn có thể nghe hiểu và biểu đạt tiếng trung một cách tự nhiên, dễ dàng giao tiếp với người bản ngữ. Và để làm được điều đó bạn cần nắm chắc khoảng 900 từ vựng thông dụng.

– Tiếng Trung cao cấp

Là cấp độ mà bất kì ai cũng mong muốn đạt được khi học tiếng Trung. Nói ví von khi đạt đến trình độ này thì khả năng nói tiếng Trung của bạn đã đạt đến mức ” thần sầu” rồi. Nếu như ở các cấp độ trước bạn học tập dựa vào phần lớn sự hướng dẫn của thầy cô lớp. Thì ở trình độ cao cấp, sự chủ động đóng vai trò then chốt. Bằng việc nghiên cứu các tài liệu, sách báo chuyên ngành; gia tăng hiệu suất thực hành giao tiếp, dịch văn bản,… Bạn sẽ nắm được khoảng 3000 từ vựng. Đây là khối lượng từ đủ để bạn làm chủ một ngôn ngữ bất kì. Nếu có ý định trở thành một biên – phiên dịch cao cấp hay các vị trí có thu nhập cao trong lĩnh vực tiếng Trung  thì hãy chuẩn bị năng lượng thật tốt để chinh phục cấp độ này nhé!

Trung Quốc tranh cãi nảy lửa về đề xuất bỏ học tiếng Anh

[NLĐO] - Một nhà lập pháp Trung Quốc đã đề xuất bỏ môn tiếng Anh khỏi danh sách những môn học chính, tạo ra một cuộc tranh luận nảy lửa trên mạng xã hội Trung Quốc.

  • Các mục tiêu quan trọng của Trung Quốc

  • Trung Quốc đặt mục tiêu khiêm tốn cho GDP 2021

  • Quốc hội Trung Quốc nhóm họp giữa căng thẳng với Mỹ

  • Trung Quốc tranh cãi vì phán quyết ly hôn chưa từng có

Tại cuộc họp Quốc hội Trung Quốc thường niên, ông Xu Jin, thành viên củaỦy ban Trung ương của đảng Học xã Cửu Tam, đã đưa ra đề xuất trên. Đây không phải lần đầu tiên ý kiến này xuất hiện.

"Trong giai đoạn giáo dục bắt buộc, không nên xem tiếng Anh và các ngoại ngữ khác là môn học chính cùng với tiếng Trung Quốc và toán học nữa. Tiếng Anh cũng nên bị loại bỏ khỏi danh sách các môn học bắt buộctrong kỳ thi tuyển sinh đại học" - trích lời ông Xu.

Ông này tin rằng lượng thời gian học sinh dành để học tiếng Anh sẽ không dẫn đến kết quả tương xứng về việc làm trong tương lai. Theo ông Xu, giờ học tiếng Anh chiếm khoảng 10% tổng số giờ học của sinh viên nhưng tiếng Anh chỉ hữu ích đối với chưa đến 10% sinh viên tốt nghiệp đại học.

Thay vào đó, nhà lập pháp này cho rằng các thiết bị thông minh có khả năng dịch thuật có thể cung cấp các dịch vụ phiên dịch chuyên nghiệp, cạnh tranh và giải quyết nhiều vấn đề hơn so với mục tiêu dạy tiếng Anh thông qua toàn bộ chương trình giáo dục bắt buộc. Ông Xu cho rằng dịch thuật là 1 trong những nghề nghiệp đầu tiên bị xóa sổ trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo.

Một nhà lập pháp Trung Quốc đề xuất bỏ tiếng Anh khỏi danh sách các môn học bắt buộc. Ảnh minh họa: Tân Hoa Xã

Nhiều người đồng ý rằng học sinh Trung Quốc dành rất nhiều thời gian học tiếng Anh nhưng không thật sự sử dụng ngôn ngữ này trong cuộc sống và gợi ý rằng đây chỉ nên là môn học tự chọn.

Một cuộc thăm dò trực tuyến cho thấy hầu hết mọi người đều tán thành tiếng Anh là môn học chính vì họ tin rằng đây là môn học cần thiết để tham gia cạnh tranh toàn cầu. Trong khi đó, một số ít người khác ủng hộ đề xuất của ông Xu vì muốn dành nhiều thời gian hơn để học tiếng Trung Quốc và văn hóa.

Shen Yi, một giáo sư tại Trường Quan hệ Quốc tế và Các vấn đề Công chúng thuộc trường ĐH Phúc Đán, nhận định học tiếng Anh không phải là một vấn đề đơn giản về giáo dục bắt buộc mà là một phần trong chính sách mở cửa và ủng hộ toàn cầu hóa của Trung Quốc. Tiếng Anh là kỹ năng cơ bản để người Trung Quốc tham gia và truyền tải thông điệp, ý tưởng và công nghệ từ Trung Quốc ra thế giới.

Trả lời tờ Thời báo Hoàn cầu, ông Shen cho rằng những người muốn loại tiếng Anh khỏi danh sách môn học bắt buộc đang thể hiện chủ nghĩa dân túy hẹp hòi. Về lâu dài, nó sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng trong giáo dục và cuối cùng là sự phân chia giai cấp.

Ông Xiong Bingqi, Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21 ở Bắc Kinh, tin rằng đề xuất này khó có thể được các nhà chức trách Trung Quốc thông qua. Ông cho biết cách quan trọng để cải thiện nền giáo dục của đất nước là cải cách kỳ thi tuyển sinh đại học, biến nó thành một cơ chế đánh giá đa dạng hơn.

Bảo Hạnh

Bài đăng trên Sixth Tone, đề cập đến tình trạng nhiều phụ huynh Trung Quốc ráo riết cho con học thêm và thi các chứng chỉ tiếng Anh từ nhỏ nhằm gây ấn tượng khi nộp đơn vào các trường học cấp cao hơn.

Vào một buổi sáng thứ 7 se lạnh giữa tháng 12, đám đông lớn tụ tập bên ngoài cổng một trường tiểu học ở trung tâm thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Trẻ em tràn vào các lớp học trong khi giáo viên cố gắng duy trì trật tự còn phụ huynh chen lấn để chào tạm biệt con mình.

Chỉ có một bé gái đang lưỡng lự, bám vào tay mẹ, khóc khi nhìn các học sinh khác đi qua cánh cổng.

Mẹ cố gắng khích lệ cô bé: “Nếu lần này không thi được, chúng ta sẽ phải đợi đợt thi sau đấy”.

Cô bé học lớp 3 này chuẩn bị tham gia KET - kỳ thi tiếng Anh phổ biến ở Trung Quốc, được nhiều phụ huynh tin là chìa khóa đưa con họ vào các trường top đầu.

Cuộc chạy đua khốc liệt

Tại các đô thị lớn ở Trung Quốc, phụ huynh phải chi tới 5.000 nhân dân tệ [760 USD] để có suất tại các điểm thi tiếng Anh hoặc lái xe hàng trăm km để đưa con dự thi ở các thành phố nhỏ hơn.

Việc đổ xô thi các chứng chỉ tiếng Anh chỉ là xu hướng mới nhất trong cuộc cạnh tranh xã hội gay gắt ở Trung Quốc, nơi cuộc chiến giành chỗ học buộc các gia đình phải bắt đầu xây dựng hồ sơ cho con mình từ khi mới 3 tuổi.

Nhiều trẻ em bắt đầu tham gia các lớp học tiếng Anh từ mẫu giáo khi cha mẹ chúng cho rằng trình độ tiếng Anh sẽ khiến các nhân viên tuyển sinh của trường tiểu học đánh giá cao.

Một bà mẹ Trung Quốc đưa con gái đến thi chứng chỉ tiếng Anh.

Xu hướng này cũng biến đào tạo tiếng Anh thành một thị trường béo bở ở Trung Quốc, được dự đoán trị giá 75 tỷ USD vào năm 2022. Đối với các bậc cha mẹ, chi phí chuẩn bị cho con cái tham gia các kỳ thi tiếng Anh là con số không nhỏ.

“Phí đào tạo mỗi giờ là 680 nhân dân tệ [103 USD]. Các buổi học hàng tuần [2-3 tiếng/tuần] kéo dài đến 6 tháng trước kỳ thi. Các bậc phụ huynh ở Thượng Hải rất hào phóng khi chi trả cho các khóa học giáo dục như vậy”, Wu Xingyu, giám đốc New Channel International Education Group, một công ty đào tạo tiếng Anh có trụ sở tại Trung Quốc, cho biết.

Các nhà chức trách Trung Quốc ngày càng lo ngại về cuộc chạy đua giáo dục ở nước này trong những năm gần đây và triển khai một số biện pháp nhằm giảm áp lực cho học sinh nhỏ tuổi. Tuy nhiên, những động thái này chỉ làm nâng cao mức độ phổ biến của các kỳ thi tiếng Anh.

Trước đây, phụ huynh đăng ký cho con em mình tham gia tất cả loại cuộc thi và kỳ thi học thuật được tổ chức tại địa phương. Đây được xem là cách để họ chứng tỏ khả năng ngôn ngữ của con mình. Tuy nhiên, hiện hầu hết cuộc thi kiểu này đã bị cấm.

Các khóa học, trung tâm tiếng Anh thu hút nhiều phụ huynh cho con theo học.

Nhưng thay vì từ bỏ, các ông bố bà mẹ lại tập trung vào những chứng chỉ nhỏ vẫn có thể thi được, khiến nhu cầu vượt khỏi tầm kiểm soát.

Caroline Zhang, một người mẹ ở Thượng Hải, cho biết đã cho con gái mình tham gia kỳ thi PET khi cô bé học lớp 4 vì không muốn con bị tụt lại.

“Vào thời điểm đó, khoảng 1/3 bạn học của con bé đã thi”, Caroline nói.

Không thể bỏ cuộc

Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn tình trạng này bằng cách buộc các trường tư thục chọn học sinh qua rút thăm ngẫu nhiên. Tuy nhiên, theo Wu, quy định này không làm giảm nhu cầu về các chứng chỉ tiếng Anh.

“Theo cách nào đó thì các chứng chỉ vẫn có thể hữu ích. Một số trường tách học sinh thành các lớp khác nhau theo trình độ, khả năng. Ngoài ra, 3 trường trung học cơ sở công lập tốt nhất ở Thượng Hải có thể tiếp tục nhận học sinh dựa trên các cuộc phỏng vấn”.

Mùa đông năm nay, cuộc chiến giành địa điểm thi tiếng Anh thậm chí còn khốc liệt hơn bình thường, vì vẫn còn tồn đọng những thí sinh không thể thi vào tháng 4 và tháng 5 do sự bùng phát của Covid-19.

Vào tháng 10, khi bắt đầu đăng ký cho kỳ thi tháng 12, rất đông phụ huynh đã có mặt tại các quán cà phê Internet ở Bắc Kinh lúc 8h để đặt trước một chiếc máy tính. Cổng đăng ký mở vào cuối ngày hôm đó, nhưng đã bị sập trong vòng vài phút do lưu lượng truy cập tăng vọt.

Khi các trung tâm thi ở thủ đô quá tải, nhiều gia đình đã lái xe đưa con sang các vùng lân cận để thi. Trên mạng xã hội Weibo, một bà mẹ cho biết cô và con đã lên đường từ Bắc Kinh lúc 4h ngày 19/12 để tham gia kỳ thi KET ở thành phố Thiên Tân.

Khi đến nơi, người mẹ bất ngờ khi thấy tới 80% thí sinh dự thi ở đây đến từ Bắc Kinh.

Đăng ký tham gia các kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh cho con không phải chuyện dễ dàng.

Ở Thượng Hải, phụ huynh không có quyền lựa chọn cho con đi nơi khác thi trong năm nay. Các trường học cấm học sinh di chuyển ra khỏi thành phố để ngăn Covid-19 lây lan, khiến việc đăng ký thi càng trở nên khó khăn hơn.

Một bà mẹ ở Thượng Hải cho biết đã đưa con gái 6 tuổi của mình đi thi KET vào năm ngoái ở tỉnh Giang Tô.

“Con bé đã vượt qua một cách xuất sắc. Nhưng thành thật mà nói, tôi không biết điều đó có thể giúp nó nhập học cấp hai như thế nào trong bốn năm nữa. Các chính sách thường xuyên thay đổi và không thể đoán trước được sẽ như thế nào”, Han cho hay.

“Đôi khi tôi nghĩ đến việc từ bỏ. Tôi muốn cho bản thân sự bình yên và con gái tôi có một tuổi thơ hạnh phúc. Nhưng những suy nghĩ như vậy nhanh chóng biến mất khi tôi nhìn thấy những gì đang xảy ra xung quanh mình. Tôi nhanh chóng quay trở lại thực tế”.

Đối với Han, việc giúp con duy trì học lực hơn các bạn là điều rất căng thẳng, nhưng nỗi sợ con bị tụt lại chính là động lực để cô tiếp tục cuộc chiến.

Theo zingnews.vn

Video liên quan

Chủ Đề