Trong các ví dụ sau ví dụ nào là một chuỗi thức ăn

Những câu hỏi liên quan

Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh hoạ về 2 chuỗi thức ăn.

Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn.

Đua top nhận quà tháng 5/2022Đại sứ văn hoá đọc 2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

XEM GIẢI BÀI TẬP SGK SINH 9 - TẠI ĐÂY

Câu hỏi: Lưới thức ăn là gì, cho ví dụ

Trả lời:

- Lưới thức ăn là tập hợp gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung

- Ví dụ:

Cùng Top lời giải tìm hiểu kiến thức về Lưới thức ăn nhé

I. Chuỗi thức ăn

1. Khái niệm

– Là dãy các loài sinh vật có quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng.

+ Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là một mắt xích.

+Mắt xích này vừa là thức ăn của mắt xích đứng sau, vừa có nguồn là thức ăn là mắt xích đứng trước.

–Ví dụ: Cỏ -> Châu chấu -> Ếch -> Rắn.

2. Phân loại chuỗi thức ăn

– Các loại chuỗi thức ăn dưới đây đều có điểm chung sau:

+Mắt xích phía sau có mắt xích lớn hơn mắt xích phía trước.

+Số lượng mắt xích phía sau ít hơn mắt xích phía trước

Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng

– Ở chuỗi thức ăn này, mở đầu là sinh vật tự dưỡng [thực vật], tiếp đến là sinh vật ăn sinh vật tự dưỡng và các loài động vật ăn động vật.

–Ví dụ: Tảo lam -> Trùng cỏ -> Cá diếc -> Chim bói cá.

Chuỗi thức ăn phế liệu

– Chuỗi thức ăn này bắt đầu bằng sinh vật phân giải, sau đó là động vật ăn động vật.

–Ví dụ: Law khô -> Giun đát -> Ếch đồng -> Rắn hổ mang.

3. Chuỗi thức ăn trên cạn và dưới nước

Chuỗi thức ăn trên cạn

– Chuỗi thức ăn thường ngắn.

+Môi trường trên cạn không ổn định.

+Sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc trao đổi chất.

– Hiệu suất sinh thái thường thấp.

+Thực vật chứa nhiều chất khó tiêu hóa [như cellulose].

+Động vật ăn thịt tiêu tốn nhiều năng lượng cho hoạt động săn mồi.

Chuỗi thức ăn dưới nước

– Chuỗi thức ăn thường dài.

+Môi trường dưới nước ổn định.

+Sinh vật ít tiêu tốn năng lượng cho việc trao đổi chất.

– Hiệu suất sinh thái cao.

+Mắt xích đầu tiên thường là thực vật phù du -> dễ tiêu hóa -> hiệu suất sử dụng thức ăn cao.

+Động vật thường tiêu tốn ít năng lượng cho hoạt động săn mồi.

II. Lưới thức ăn

- Là tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, có những mắt xích chung.

-Một loài không những là mắt xích của một chuỗi thức ăn mà còn tham gia vào hình thành lưới thức ăn.

-Quần xã sinh vật càng đa dạng -> lươi thức ăn càng phức tạp.

III. Bậc dinh dưỡng

Trong một lưới thức ăn, các loài có chung mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.

-Bậc dinh dưỡng cấp 1[sinh vật tiêu thụ]: thường là các sinh vật có khả năng tự dưỡng, như tảo, cây xanh,…

-Bậc dinh dưỡng cấp 2[sinh vật tiêu thụ bậc 1]: gồm các loài động vật ăn thực vật và các loài kí sinh trên thực vật.

-Bậc dinh dưỡng cấp 3[sinh vật tiêu thụ bậc 2]: gồm các loài động vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1.

-Bậc dinh dưỡng cấp 4[sinh vật tiêu thụ bậc 3]: gồm những loài động vật ăn động vật [ăn sinh vật tiêu thụ bậc 2],..

-Bậc dinh dưỡng cuối cùng là bậc dinh dưỡng cao nhất.

-Sinh vật phân giải: gồm vi khuẩn, nấm, các sinh vật ăn xác chết khác,..

IV. Tháp sinh thái

Có 3 loại tháp sinh thái: tháp sinh khối, tháp số lượng và tháp năng lượng.

Tháp số lượng

Xây dựng dựa trên số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng.

+Ưu điểm: dễ xây dựng.

+Nhược điểm: ít có giá trị vì kích thước cá thể của các bậc dinh dưỡng khác nhau, không đồng nhất -> so sánh khó chính xác.

Tháp sinh khối

Xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích/thể tích.

+Ưu điểm: giá trị cao hơn tháp số lượng.

+Nhược điêm: thành phần hóa học và giá trị năng lượng của chất sống trong các bậc dinh dưỡng khác nhau; không chú ý thời gian trong việc tích lũy sinh khối ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Tháp năng lượng

Xây dựng dựa trên năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích/thể tích.

+Ưu điểm: là tháp hoàn thiện nhất.

+Nhược điểm: xây dựng tháp khá phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức.

V. Hướng dẫn giải bài tập trong sgk

Câu 1: Trang 194 - sgk Sinh học 12

Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh hoạ về 2 loại chuỗi thức ăn

Bài làm:

- Chuỗi thức ăn là một dạy các sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

-Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích trước, vừa là sinh vật bị mắt xích sau tiêu thụ

-Có 2 loại chuỗi thức ăn:

+Sinh vật tự dưỡng --> động vật ăn thực vật --> động vật ăn động vật

Ví dụ: Lúa --> chuột --> rắn

-Sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ --> động vật ăn sinh vật phân giải --> động vật ăn động vật

Ví dụ:nấm --> sóc --> cáo

-Lưới thức ăn bao gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

Câu 2: Trang 194 - sgk Sinh học 12

Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo.

Bài làm:

- Ví dụ về các bậc dinh dưỡng cùa 1 quần xã tự nhiên [quần xã suối]:

+Sinh vật sản xuất: tảo lục, tảo silic, thuỷ tức

+Sinh vật tiêu thụ bậc 1: muỗi nước, tôm, cá mè

+Sinh vật tiêu thụ bậc 2: nhện nước, cá quả

+Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, giun

+Chất hữu cơ từ ngoài theo dòng suối: các mẩu lá cây, cành cây, rác,...

-Ví dụ về bậc dinh dưỡng của quần xã nhân tạo [quần xã đồng lúa]:

+Sinh vật sản xuất: cây lúa

+Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu đục thân lúa, rệp, chuột

+Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn

+Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu

+Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm, giun đất

Câu 3: Trangg 194 - sgk Sinh học 12

Phân biệt 3 loại sinh thái

Bài làm:

- Phân biệt 3 loại tháp sinh thái:

+ Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

+Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số cúa tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.

+Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.

-Mỗi loại tháp có ưu điểm và nhược điểm:

+Tháp số lượng dễ xây dựng song ít có giá trị vì kích thước cá thể cũng như chất sống cấu tạo nên các loài của các bậc dinh dưỡng khác nhau, không đồng nhất, nên việc so sánh không chính xác.

+Tháp sinh khối có giá trị cao hơn tháp sổ lượng. Do mỗi bậc dinh dưỡng đều được biểu thị bằng số lượng chất sống, nên phần nào có thể so sánh được các bậc dinh dưỡng với nhau. Tuy nhiên, tháp sinh khối cũng có nhiều nhược điểm: Thành phần hoá học và giá trị năng lượng của chất sống trong các bậc dinh dưỡng là khác nhau. Tháp sinh khối không chú ý tới yếu tố thời gian trong việc tích luỹ sinh khối ở mỗi bậc dinh dưỡng.

+Tháp năng lượng là loại tháp hoàn thiện nhất. Tuy nhiên, xây dựng tháp năng lượng khá phức tạp. đòi hỏi nhiều công sức, thời gian.

Câu hỏi: Chuỗi thức ăn là gì? Cho ví dụ

Trả lời:

– Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa ăn thịt mắt xích phía sau, vừa bị mắt xích phía trước ăn thịt.

Ví dụ: cỏ —> thỏ —>cáo

– Lưới thức ăn được hình thành từ nhiều chuỗi thức ăn trong quần xã. Trong một lưới thức ăn một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác, hình thành nên nhiều mắt xích chung tất cả các chuỗi thức ăn với nhiều mắt xích chung hợp thành một lưới thức ăn.

Có hai loại chuỗi thức ăn:

Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng cây xanh, sau đến động vật ăn thực vật và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật.

Ví dụ:Cây ngô —> sâu ăn lá ngô —> nhái —> rắn hổ mang —> diều hâu.

Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải, sau đến các loài động vật ăn thịt.

Ví dụ: Lá, cành cây khô —> mối —> nhện —> thằn lằn.


Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm kiến thức về chuỗi thức ăn nhé

I. Lý thuyết chuỗi thức ăn

1/ Định nghĩa:Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

2/ Phân loại: Có 2 loại chuỗi thức ăn

a] Chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật sản xuất:

Ví dụ: Cỏ → Châu Chấu → Ếch → Rắn → Đại bàng → Sinh vật phân giải.

b] Chuỗi thức ăn bắt đầu từ mùn:

Ví dụ: Mùn → ấu trùng ăn mùn → sâu họ ản thịt → cá → sinh vật phân giải.

3/ Các thành phần của chuỗi thức ăn:

a] Sinh vật sản xuất: Bao gồm các sinh vật tự dưỡng như cây xanh, tảo.

b] Sinh vật tiêu thụ[SVTT]: Bao gồm sinh vật không tự tổng hợp hữu cơ mà chỉ sử dụng chất hữu cơ đã được tổng hợp sẵn.

+ SVTT1: Là động vật ăn thực vật hay sinh vật kí sinh trên thực vật.

+ SVTT2: Là động vật ăn SVTT1hay sinh vật kí sinh trên SVTT1.

+ Trong một chuồi có thể có SVTT3, SVTT4...

c] Sinh vật phân giải:Gồm những vi khuẩn dị dưỡng, nâ'm, có khả phân hủy chất hữu cơ thành chất vô cơ.

4/ Ý nghĩa nghiên cứu chuỗi thức ăn:Biết một loài nào đó trong quần xã. chuỗi thức ăn ta có thể dự đoán sự có mặt của một số loài khác giúp cho khai thác nguồn tài nguyên hợp lí.

II. Một số bài tập

A. NHẬN BIẾT

Câu 1:Quần xã sinh vật là

A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau.

B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

C. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?

A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Câu 3: Hiệu suất sinh thái là

A. tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng.

B. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.

C. hiệu số sinh khối trung bình của hai bậc dinh dưỡng liên tiếp.

D. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp.

Câu 4: Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ

A. cộng sinh.

B. hội sinh.

C. ức chế - cảm nhiễm.

D. kí sinh.

Câu 5:Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là

A. cạnh tranh.

B. ký sinh.

C. vật ăn thịt – con mồi.

D. ức chế cảm nhiễm.

Câu 6:Hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã là

A. hiện tượng khống chế sinh học

B. trạng thái cân bằng của quần thể

C. trạng thái cân bằng sinh học

D. Sự điều hòa mật độ.

Câu 7: Cơ sở để xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là

A. vai trò của các loài trong quần xã.

B. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.

C. mối quan hệ về nơi ở giữa các loài trong quần xã.

D. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong loài.

B. THÔNG HIỂU

Câu 8: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa

A. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.

B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.

D. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.

B. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.

C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.

Câu 10: Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là:

A. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật.

B. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở.

C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

D. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người.

ĐÁP ÁN

1C

2A

3B

4A

5A

6A

7B

8C

9C

10C

Video liên quan