Trong cơ thể người có những loại mô nào

Trong quá trình phát triển phôi, các phôi bào có sự phân hóa để tạo thành các cơ quan khác nhau thực hiện những chức năng khác nhau nên tế bào có cấu trúc và hình dạng khác nhau. Một tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhân chức năng nhất định gọi là mô. Ở một số loại mô còn có các yếu không có cấu trúc tế bào như huyết tương trong máu; can-xi, phôt-pho và cốt giao có trong xương. Trong cơ thể thực vật và động vật có rất nhiều loại mô: mô nâng đỡ, mô mềm, mô phân sinh,... nhưng ở người chỉ có bốn loại mô: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh.

Mô biểu bì và mô liên kết là hai loại mô đặc biệt xuất hiện nhiều trong cơ thể người, hình dạng, cấu tạo, tính chất, chức năng trái ngược nhau.

  • Mô biểu bì có cấu tạo chủ yếu là tế bào, chất gian bào rất ít hoặc không đáng kể. Có hai loại mô biểu bì: biểu bì bao phủ và biểu bì tuyến.Mô liên kết có hầu hết ở các cơ quan. Thành phần chủ yếu của mô liên kết là chất phi bào, trong đó có các tế bào nằm rải rác. Có hai loại mô liên kết:
    1. Mô liên kết dinh dưỡng: máu, bạch huyết có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
    2. Mô liên kết đệm cơ học: mô sợi, mô sụn, mô xương. Mô sợi có ở hầu hết các cơ quan, có chức năng làm đệm cơ học, đồng thời cũng dẫn các chất dinh dưỡng [mô mỡ, dây chằng, gân cũng là loại mô sợi đã được biến đổi]. Mô sụn thường nằm ở các đầu xương, có cấu tạo đặc biệt, yếu tố phi bào rất phát triển. Các tế bào nằm rải rác hoặc thành từng nhóm. Mô xương gồm có hai loại: mô xương xốp và mô xương cứng. Xương xốp ở các đầu xương, chứa nhiều tủy đỏ. Xương cứng ở thân xương được cấu tạo bởi nhiều trụ xương, trong trụ xương có các dây thần kinh, mạch máu và các tế bào xương.

Mô cơ hoàn toàn chịu sự quản lý của hệ thần kinh, mà hệ thần kinh lại cấu tạo từ mô thần kinh. Hai loại mô này có liên quan mật thiết với nhau, đó là mối quan hệ chỉ đạo và thi hành.

  • Mô cơ là thành phần của hệ vận động, có chức năng co giãn. Có ba loại mô cơ: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim.
    1. Mô cơ vân là phần chủ yếu của cơ thể, màu hồng, gồm nhiều sợi cơ có vân ngang xếp thành từng bó trong bắp cơ [bắp cơ thường bám vào hai đầu xương, dưới sự kích thích của hệ thần kinh, các sợi cơ co lại và phình to ra làm cho cơ thể cử động].
    2. Mô cơ trơn là những tế bào hình sợi, thuôn, nhọn hai đầu. Trong tế bào cơ trơn có chất tế bào, một nhân hình que và nhiều tơ cơ xếp dọc theo chiều dài tế bào, có màu nhạt, co rút chậm hơn cơ vân. Cơ trơn cấu tạo nên thành mạch máu, các nội quan, cử động ngoài ý muốn của con người.
    3. Mô cơ tim chỉ phân bố ở tim, có cấu tạo giống như cơ vân, nhưng tham gia vào cấu tạo và hoạt động co bóp của tim nên hoạt động giống như cơ trơn, ngoài ý muốn của con người.

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

14/07/2020 2,243

A. Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô thần kinh.

B. Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết, mô xương và mô máu.

C. Mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết và mô thần kinh.

Đáp án chính xác

D. Mô cơ, mô xương, mô liên kết và mô thần kinh.

Câu hỏi trong đề:   Trắc nghiệm Sinh học 8 bài 3 [có đáp án] Mô !!

Đáp án C

Các loại mô chính trong cơ thể người là: mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết và mô thần kinh.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trong cơ thể có 4 loại mô chính là mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh.

Trong cơ thể có 4 loại mô chính là mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh.

1. Mô biểu bì [hình 4-1]

Hình 4-1. Mô biểu bì A. Mô biểu bì ở dạ dày; B. Mô biểu bì ở da

Mô biểu bì gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.

2. Mô liên kết [hình 4-2]

Hình 4-2.Các loại mô liên kết

A. Mô sợi; B. Mô sụn; c. Mô xương; D. Mô mỡ.

Mô liên kết gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền, cơ thể có các sợi đàn hồi như các sợi liên kết ở da... có chức năng tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm.

3. Mô cơ

Hình 4-3. Các mô cơ A . Mô cơ vân ; B. Mô cơ tim ; c. Mô cơ trơn

Mô cơ gồm 3 loại: mô cơ vân, mô cơ tim, mô cơ trơn. Các tế bào cơ đều dài. 

- Cơ vân gắn với xương, tế bào có nhiều nhân, có vân ngang. 

- Cơ trơn tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái... Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.

- Cơ tim tạo nên thành tim. Tế bào cơ tim cũng có vân giống cơ vân, tế bào phân nhánh, có 1 nhân.

Chức năng của mô cơ là co dãn, tạo nên sự vận động.

4. Mô thần kinh

Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm [còn gọi là thần kinh giao] [hình 4-4].

Hình 4-4. Mô thần kinh

- Nơron gồm có thân chứa nhân, từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh gọi là sợi nhánh và một tua dài gọi là sợi trục. Diện tiếp xúc giữa đầu mút của sợi trục ở noron này với noron kế tiếp hoặc cơ quan phản ứng gọi là xináp.

Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay

Ta đã biết tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể, nhưng trong cơ thể đa bào hiếm khi có tế bào đơn độc thực hiện chức năng mà là một mô gồm nhiều tế bào hợp lại tham gia cấu trúc cơ thể, hỗ trợ chuyển động, tạo nhiệt hay hỗ trợ vận chuyển chất.

Trong cơ thể người có 4 loại mô chính:

1/ Mô biểu bì [epithelial tissue]:

+Tập hợp tế bào xếp sít nhau, liên kết tế bào thường là liên kết chặt khít [tight junction], phủ ngoài cơ thể [như da] hoặc lót bên trong ống tiêu hóa, ống sinh dục,…

+Chức năng: bảo vệ, hỗ trợ hấp thu, thải trừ, nội tiết.

2/ Mô liên kết [connective tissue]:

Source: //www.thoughtco.com/connective-tissue-anatomy-373207

+Liên kết các mô lại với nhau.

+Chức năng: Tạo bộ khung cơ thể, neo giữ các cơ quan.

+Phân loại:

*Mô liên kết cơ học [mô sụn].

*Mô liên kết dịch [bạch huyết].

*Mô liên kết dạng sợi.

3/ Mô thần kinh [nervous tissue]:

+Bao gồm mô thần kinh trung ương và mô thần kinh đệm.

Source: //www.youtube.com/watch?v=gotqQ7RxT_U

+Chức năng: tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin.

4/ Mô cơ [muscle tissue]:

+Mô cơ trơn: hình thoi, nhọn, một nhân, tạo nội quan như dạ dày, ruột, bóng đái,…

Source: //owlcation.com/stem/The-function-of-Muscles-and-the-3-main-types

+Mô cơ vân [cơ xương]: nhiều nhân, có vân sáng tối xen kẽ, thực hiện các chuyển động được điều khiển. Chiếm khoảng 40% khối lượng cơ thể người.

Source: //owlcation.com/stem/The-function-of-Muscles-and-the-3-main-types

+Mô cơ tim: phân nhánh, một nhân, tạo thành tim. Được điều khiển bởi hệ thần kinh trung ương [central nervous system] và tế bào tạo nhịp [pacemaker cells].

Source: //owlcation.com/stem/The-function-of-Muscles-and-the-3-main-types

“Các tế bào cơ tim có tính chất trung gian giữa tế bào cơ vân và tế bào cơ trơn. Đó là những tế bào nhỏ, có vân, chia nhánh và chỉ một nhân. Khác với cơ vân, các tế bào cơ tim có các cầu nối, kết với nhau thành một khối vững chắc, có những đoạn màng tế bào hòa với nhau. Các sợi cơ tim mang tính hợp bào,  hoạt động như một đơn vị duy nhất khi đáp ứng với kích thích, lan truyền điện thế giữa các sợi cơ tim  nhanh chóng qua các cầu nối.”

“Các sợi cơ tim chưa nhiều ty lạp thể và mạch máu.”

“…tim mang tính tự động. Đây là đặc điểm không có ở cơ vân.”

[Source: //www.dieutri.vn/sinhlynguoi/cau-truc-chuc-nang-sinh-ly-tim]

Video liên quan

Chủ Đề