Trồng sản xuất Lâm nghiệp có những cách tạo nền đất gieo ươm nào

I. MỤC TIÊU:
   1. Kiến thức:       _ Hiểu được điều kiện lập vườn ươm cây rừng.       _ Biết được kỹ thuật làm đất hoang.       _ Biết được kỹ thuật tạo nền đất gieo ươm cây rừng.

2. Kỹ năng:

   Hình thành những kỹ năng làm đất hoang và tạo nền đất gieo ươm cây rừng.

3. Thái độ:

         Có ý thức cẩn thận trong việc lập vườn ươm cây rừng.

II. CHUẨN BỊ:


   1. Giáo viên:       _ Phóng to sơ đồ 5 SGK.       _ Phóng to hình 36 SGK.

   2. Học sinh:

   Xem trước bài 23.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:


   1. On định tổ chức lớp: [ 1 phút]
   2. Kiểm tra bài cũ: [ 5 phút]       _ Em cho biết rừng có vai trò gì  trong đời sống và sản xuất.       _ Em cho biết nhiệm vụ trồng rừng ở nước ta.

   3. Bài mới:


      a. Giới thiệu bài mới : [2 phút]          Ta đã biết giống có vai trò rất quan trọng trong trồng trọt. Vậy còn trong lâm nghiệp thì làm như thế nào để có được những cây trồng tốt? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề đó.

      b. Vào bài mới:


* Hoạt động 1: Lập vườn gieo ươm cây rừng.
           
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
15 phút + Theo em thế nào là vườn gieo ươm cây trồng? _Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I.1 Và trả lời các câu hỏi:       + Vườn ươm có ảnh hưởng như thế nào đến cây giống? + Khi lập vườn ươm cần phải đảm bảo các yêu cầu nào?       + Vườn ươm đặt ở nơi đất sét có được không, tại sao?   + Tại sao phải gần nguồn nước và nơi trồng rừng? + Mặt đất bằng hay hơi dốc nhằm mục đích gì? _ Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.     _ Giáo viên treo sơ đồ 5 và giới thiệu các khu vực trong vườn gieo ươm. + Khi phân chia đất trong vườn ươm cần đảm bảo những điều kiện gì?   + Theo em, xung quanh vườn gieo ươm có thể dùng biện pháp nào để ngăn chặn trâu, bò phá hại?

_ Giáo viên tiểu kết, ghi bảng.

=> Vườn gieo ươm là nơi sản xuất cây giống phục vụ cho việc trồng cây gây rừng. _ Học sinh đọc thông tin và trả lời :     => Ảnh hưởng trực tiếp tới tỉ lệ sống và chất lượng  của cây trồng. => Đảm bảo các yêu cầu: + Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh hại. + pH từ 6 - 7. + Mặt đất bằng hơi dốc [từ 2 đến 4 độ] + Gần nguồn nước và nơi trồng rừng. => Không, vì đất sét chặt bí, dễ bị đóng váng và ngập úng sau khi mưa, rể cây con khó phát triển. => Để giảm công và chi phí. => Để cây con phát triển tốt.         => Cần phải thuận tiện cho việc đi lại và sản xuất.   => Có thể trồng xen dày kín nhiều cây phân xanh, cây dứa dại…, cũng có thể đào hào rộng hoặc có thể làm hàng rào hay rào kẽm gai… _ Học sinh ghi bài. I. Lập vườn gieo ươm cây rừng.
1.Điều kiện lập vườn gieo ươm. _ Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh hại.   _ Ph từ 6 - 7. _ Mặt đất bằng hay dốc. _ Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.                                

2. Phân chia đất trong vườn gieo ươm:

  Tùy theo địa hình và yêu cầu sản xuất, việc phân chia đất vườn ươm phải thuận tiện cho việc đi lại và sản xuất.

  Dùng các biện  pháp để ngăn chặn sự phá hại của trâu, bò.

* Hoạt động 2: Làm đất gieo ươm cây trồng.
                                         
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
17 phút + Sau khi chọn địa điểm, rào xung quanh xong, cần thực hiện những công việc gì để từ khu đất hoang tạo thành luống gieo trồng hạt được?   _ Giáo viên giải thích quy trình kỹ thuật làm đất tơi xốp và dọn cây hoang dại. + Nếu đất chua phải làm gì? + Nếu đất bị sâu, bệnh hại thì phải làm gì?   _ Giáo viên nhận xét, bổ sung. _ Yêu cầu học sinh vẽ quy trình vào vở. _ Giáo viên treo hình 36, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi: + Có mấy cách tạo nền đất gieo ươm? _ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 2. + Khi lên luống phải có kích thước như thế nào?         + Khi lên luống thì người ta bón lót hay bón thúc và thường bón những loại phân nào?     + Thường chọn hướng luống ra sao?   _ Yêu cầu học sinh quan sát hình 36b và cho biết: + Hình dạng, kích cỡ bầu như thế nào? + Vỏ bầu có hình dạng như thế nào và thường làm bằng gì? + Ngoài ra em có biết vỏ bầu còn được làm bằng nguyên liệu nào khác không? + Ruột bầu thường chứa gì? + Gieo hạt trên bầu đất có ưu điểm gì so với gieo hạt trên luống? _ Giáo viên bổ sung.

_ Tiểu kết, ghi bảng.

=> Thực hiện những công việc sau: + Dọn vệ sinh khu đất. + Cày sâu, bừa kỹ, khử chua, diệt ổ sâu bệnh hại. + Đập và san phẳng đất. + Đất tơi xốp. _ Học sinh lắng nghe.     => Đất chua ta phải khử chua bằng vôi bột. => Phải dùng thuốc phòng trừ sâu, bệnh để diệt ổ sâu, bệnh. _ Học sinh lắng nghe.   _ Học sinh ghi bài.   _ Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:   => Có 2 cách : lên luống đất và bầu đất. _ Học sinh đọc thông tin.   => Kích thước luống: + Chiều dài: 10  => 15m. + Chiều rộng: 0,8 => 1m. + Khoảng cách giữa 2 luống: 0,5m. + Dày: 0,15 => 0,2m.

=> Thường bón lót: bón hỗn hợp phân hữu cơ và phân vô cơ theo công thức: phân chuồng ủ hoai từ 4-5 kg/m2 với supe lân từ 40-100g/m2.

=> Theo hướng bắc- nam để cây con nhận được đủ ánh sáng. _ Học sinh quan sát và cho biết: => Tròn, dài 11-15cm, ngang: 8-10cm hoặc 6cm. => Vỏ bầu có hình ống hở 2 đầu, làm bằng ni lông sẫm màu. => Học sinh cho một số ví dụ:   =>  Từ 80- 89% đất tơi xốp với 10 % phân hửu cơ ủ hoai và từ 1 đến 2% phân supe lân. => Phân bón và đất trồng không bị rữa trôi nên cây con luôn đủ thức ăn, khi đem trồng không tổn thương bộ rễ, cây mầm có tỉ lệ sống và phát triển nhanh…..
II. Làm đất gieo ươm cây rừng.
1. Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp theo quy trình kỹ thuật sau:   Đất hoang => dọn cây hoang dại [ dọn vệ sinh]=> cày sâu, bừa kỹ, khử chua, diệt ổ sâu bệnh hại=> đập và san phẳng đất=> đất tơi xốp.

2. Tạo nền đất gieo ươm cây rừng:

a. Luống đất: _ Kích thước luống: + Dài: 10-15m. + Rộng: 0,8-1m. + Khoảng cách: 0,5m. + Dày: 0,15-0,2m. _ Phân bón lót: bón hỗn hợp phân hữu cơ và phân vô cơ. _ Hướng luống b] Bầu đất: _ Vỏ bầu có hình ống, hở 2 đầu, làm bằng nilông sẫm màu.

_ Ruột bầu chứa từ 80 đến 89% đất mặt tơi xốp với 10% phân hữu cơ ủ hoai và từ 1 đến 2% phân supe lân.

      Học sinh đọc phần ghi nhớ.
   4. Củng cố: [3 phút]       _ Lập vườn ươm cần đảm bảo các yêu cầu gì và cách chia đất trong vườn ươm như thế nào? _ Quy trình làm đất gieo ươm cây rừng? _ Các công việc đê tạo nền đất?

         5. Nhận xét_dặn dò: [2 phút]

      _ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.

      _ Dặn dò: Về nhà học bài,  trả lời câu hỏi cuối bài và xem trước bài 24.

Bạn đang xem: Công nghệ 7 Bài 23: Làm đất gieo ươm cây rừng

Trong trồng trọt nói chung, trong lâm nghiệp nói riêng, việc tạo cây giống tốt đóng vai trò rất quan trọng.  Vậy làm thế nào để có cây giống tốt. Nội dung Bài 23: Làm đất gieo ươm cây rừng dưới đây sẽ giới thiệu đến các em khâu đầu tiên trong quy trình, đó là làm đất để gieo ươm cây cây rừng. Mời các em cùng tìm hiểu.

  • Đất pha cát hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại.

  • Độ pH từ 6->7 [trung tính hay it chua].

  • Mặt đất bằng hay hơi dốc[ từ 20 -> 40]

  • Gần nguồn n­ước và nơi trồng rừng.

  • Phân chia thành 4 khu:

    • Khu gieo hạt

    • Khu cấy cây

    • Khu đất dự trữ

    • Khu kho, nơi chứa vật liệu và dụng cụ

  • Nên làm hàng rào quanh vườn gieo ươm

Một kiểu bố trí vườn gieo ươm cây rừng

Đặc điểm của đất lâm nghiệp: chủ yếu là đồi núi trọc hay có cây hoang dại mọc rậm, nhiều ổ sâu bệnh. 

  • Đất hoang dại hay đã qua sử dụng → Dọn cây hoang dại → cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu bệnh hại → Đập và san mặt phẳng → Đất tơi xốp.

a. Luống đất.

  • Quy trình kĩ thuật lên luống gồm 3 bước:    

    • Xác định kích thư­ớc luống.

    • Hư­ớng luống : Theo h­ướng Bắc- Nam

    • Bón phân lót : với công thức phân chuồng [hoai] từ 4→5 kg/m2 với lân từ 40→100 kg/ m2.

b. Bầu đất .

  • Quy trình làm bầu đất 

    • Chọn vỏ bầu: Vỏ bầu có hình ống, hở hai đầu, làm bằng ni lông sẫm màu

    • Trộn hỗn hợp đất làm ruột bầu: Gồm: 80-90% đất nhỏ tơi xốp và 10% phân hữu cơ ủ hoai với 1-2% supe lân trộn đều

    • Đóng bầu đất: Bón phân và đất trong bầu không bị rửa trôi nên cây con luôn đủ chất dinh dưỡng , bầu đất đem đi trồng không phải đánh cây nên bộ rễ không bị tổn thương, cây mầm có tỉ lệ sống và phát triển nhanh

 

Em cho biết nơi đặt vườn ươm cây rừng cần có những yêu cầu gì ? 

  • Nơi đặt vườn ươm cần có các điều kiện:

  • Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại.

  • Độ pH từ 6 đến 7.

  • Mặt đất bằng hay hơi dốc [ từ 2 đến 4 độ ]

  • Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.

Từ đất hoang để có được đất gieo ươm, cần phải làm  những công việc gì ? 

  • Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp.

  • Tạo nền đất gieo ươm:

    • Lên luống đất

    • Đóng bầu đất

Nêu cách tạo nền đất gieo ươm cây rừng .

  • Dọn cây hoang dại, làm đất tơi xốp và tạo nền đất gieo.

  • Tiến hành lên luống và dào bầu đất.

  • Kích thước luống, phân bón lót [vô cơ và hữu cơ] hướng luống là hướng bắc nam.

  • Vỏ bầu bằng nilon sẩm màu, ống nứa ống nhựa

  • Ở trong bầu đất tốt hơn

Sau khi học xong bài 23 môn Công nghệ 7, các em cần nắm các nội dung trọng tâm:

  • Trình bày được điều kiện lập vườn gieo ươm cây rừng

  • Hiểu được các công việc cơ bản trong quy trình làm đất hoang

  • Biết được kỹ thuật tạo nên đất gieo ươm cây rừng

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Vườn gieo ươm là nơi dùng để làm gì?

    • A.
      Chăm sóc cây giống đảm bảo cây phát triển khoẻ mạnh
    • B.
      Tạo ra nhiều giống cây mới phục vụ cho công tác trồng trọt
    • C.
      Sản xuất cây giống phục vụ cho việc trồng cây gây rừng
    • D.
      Tất cả đều sai
  • Câu 2:

    Để cây giống có tỉ lệ sống cao và chất lượng tốt, nơi đặt vườn ươm phải có các điều kiện nào sau đây?

    • A.
      Gần nguồn nước và nơi trồng rừng
    • B.
      Mặt đất bằng hay hơi dốc
    • C.
      Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại
    • D.
      Tất cả đều đúng
  • Câu 3:

    Nơi đặt vườm ươm cần phải có độ pH bằng bao nhiêu là phù hợp?

    • A.
      5 – 6
    • B.
      6 – 7
    • C.
      7 – 8
    • D.
      8 – 9

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 7 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 59 SGK Công nghệ 7

Bài tập 2 trang 59 SGK Công nghệ 7

Bài tập 3 trang 59 SGK Công nghệ 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ LuatTreEm sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7

Video liên quan

Chủ Đề