Trọng tâm môn Lịch sử thi đại học

Chỉ còn hơn 1 tuần nữa sẽ đến kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời của #2k3, trong giai đoạn ôn thi nước rút này, Hội Gia sư Đà Nẵng xin chia sẻ với các bạn TOP 10 BÍ QUYẾT ÔN TẬP SIÊU TỐC MÔN LỊCH SỬ THPT QUỐC GIA.Môn Lịch Sử là một môn học khó, đối với những bạn chọn môn Sử để xét tốt nghiệp hay xét điểm Đại học sẽ rất vất vả với môn học này.

Để môn Sử không còn là đối thủ khó đánh bại, hãy cùng Hội Gia sư Đà Nẵng vận dụng top 10 bí quyết sau đây nhé.

Sơ đồ tư duy ôn thi Lịch sử THPT quốc gia: Tại đây

Thống kê sự kiện Lịch sử Thế giới và Việt Nam lớp 12 theo bài: Tại đây

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 thi THPT Quốc gia [Có đáp án]: Tại đây

Team mình chỉ tổng hợp và chia sẻ tài liệu.
Các admin không giải thích hay giải bài tập giúp nhé.
Mong các bạn thông cảm nha.

Bí quyết 1: Xây dựng sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy [Mind Map] là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung. Từ đó hệ thống hoá một chủ đề. Việc xây dựng được một hình ảnh thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo

Sơ đồ tư duy là một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các hình ảnh liên kết tạo thuận lợi để não bộ dễ dàng ghi nhớ.

Những lý do tạo nên hiệu quả cho sơ đồ tư duy là:

Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, Bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh:

· Sáng tạo hơn.

· Tiết kiệm thời gian.

· Ghi nhớ tốt hơn.

· Nhìn thấy bức tranh tổng thể.

· Tổ chức và phân loại suy nghĩ của người học.

· Nhiều vấn đề khác trong quá trình học tập

Sơ đồ tư duy đã thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động.

Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh sẽ đem lại công dụng lớn vì đã huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động. Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não.

Thật may mắn là admin sau hàng giờ đồng hồ lăn lộn từ Facebook qua đến Google tìm đã tìm ra file pdf Sơ đồ tư duy lịch sử 12 dùng để ôn thi THPT quốc gia. Các bạn thí sinh 2k3 có thể tham khảo link trong phần mô tả video hoặc bình luận được ghim nha.

Bí quyết 2: Sắp xếp trình tự các sự kiện

Trong đề thi THPT Quốc Gia, những câu hỏi khó hiểu cùng với cách đặt bẫy trong đáp án sẽ gây hoang mang cho chúng ta. Vì thế việc sắp xếp trình tự các thời gian của sự kiện là điều cần thiết.

Khi quen dần với các trình tự này, bạn sẽ không còn mất bình tĩnh vì gặp đáp án nào cũng thấy quen mắt, nắm được vị trí trước sau của các sự kiện quan trọng còn giúp bạn học bài nhanh thuộc và nhớ lâu hơn.

Các bạn học ôn thi đã quá mệt mỏi rồi, Hội Gia sư Đà Nẵng quyết không để các bạn không phải mất thêm thời gian và công sức nữa, trong mô tả video lại đính kèm link

THỐNG KÊ SỰ KIỆN LỊCH SỬ 12 THEO BÀI NIÊN BIỂU LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI tặng thêm 160 câu hỏi có đáp án trả lời nhanh.

Bí quyết 3: Ôn tập theo công thức 5W 1H

Công thức 5W 1H là viết tắt của các từ khóa trong tiếng Anh, gồm:

What Sự kiện gì đã xảy ra

Where gắn với địa điểm, không gian nào
When sự kiện lịch sử đã xảy ra vào thời điểm nào
Who sự kiện gắn liền với ai nhân vật, giai cấp, tầng lớp, tổ chức nào
Why Tại sao sự kiện này xảy ra
How Diễn ra như thế nào.

Việc vận dụng công thức 5W 1 H này giúp các em hình dung cụ thể về những vấn đề xoay quanh một sự kiện, không bị nhầm lẫn với sự kiện khác. Tuy nhiên các em cũng không nên quá máy móc, vì trong một số trường hợp sự kiện lịch sử không cần phải chi tiết, cụ thể về ngày/tháng/năm mà mang tính tương đối.

Thời gian của sự kiện lịch sử cũng rất đa dạng, có thể được tính bằng phút [10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975, xe tăng và bộ binh quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ nội các Sài Gòn]; có khi theo mùa [mùa hè năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được tiếp xúc với Luận cương của Lênin], hoặc thập kỉ, thế kỉ [đầu thập kỉ, cuối thế kỉ]; đôi khi lại dùng cụm từ chỉ tương đối trong những năm, đầu những năm, cuối những năm [những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào yêu nước ở Việt Nam có hai khuynh hướng chính trị cùng tồn tại là tư sản và vô sản].

Tương tự như vậy, địa điểm, không gian diễn ra sự kiện lịch sử có thể là cây đa [cây đa Tân Trào nơi diễn ra lễ xuất quân của một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945], tại một cứ điểm, căn cứ [cứ điểm Điện Biên Phủ], vùng miền, khu vực [miền Bắc Việt Nam, khu vực Đông Nam Á ]

Bí quyết 4: Phân biệt các khía cạnh của sự kiện

Bạn phải phân biệt rõ đâu là mục tiêu, đâu là chiến lược, hay ý nghĩa của các trận đánh. Việc làm này nghe có vẻ đơn giản nhưng khi bước vào thời gian làm bài thi bạn sẽ lúng túng vì những ý này sẽ trùng lập, khiến bạn lẫn lộn.

Cho nên, trong thời gian ôn tập nước rút này, bạn nên phân biệt rõ các khía cạnh của sự việc, nắm nằm lòng những ý chính của khía cạnh đó. Khi đã làm tốt công tác chuẩn bị này, thì đề thi dù khoai đến đâu bạn cũng sẽ xử lý một cách dễ dàng.

Bí quyết 5: Luyện đề thường xuyên

Luyện đề thường xuyên sẽ mang lại những hiệu quả sau:

  • Quen với mô hình đề
  • Tập cách phản xạ đối với những câu khó
  • Canh được thời gian và phân chia thời gian làm bài một cách khoa học
  • Kiểm tra lượng kiến thức của mình
  • Nhớ bài lâu hơn

Không nên luyện quá nhiều đề thi trong 1 ngày, luyện thi tối đa 2 đề/ ngày. Trong thời gian luyện đề nên bấm giờ và làm bài nghiêm túc để đánh giá lượng kiến thức của bản thân và quen với tâm lý phòng thi.

Tránh học không đúng trọng tâm, luyện thi lan man các dạng đề cao cấp. Lên kế hoạch một ngày dành khoảng thời gian nào cho việc luyện thi online, mỗi môn học sẽ có thời lượng bao nhiêu phút? Phương án giải quyết khi không hoàn thành tiến độ luyện thi của ngày hôm trước. Sau 1 tuần, 1 tháng phải có bản tổng kết ngắn gọn những kết quả mà bạn đã đạt được để điều chỉnh kế hoạch và mục tiêu ở thời gian tiếp theo.

Bí quyết 6: Ôn tập cả hai phần Sử và Luận

Hiện nay, Lịch sử từ một môn thi tự luận 180 phút trở thành thành phần trong một tổ hợp với 40 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian 50 phút. Tuy nhiên các bạn thí sinh không nên chỉ học các sự kiện mà bỏ qua phần Luận, tức là khi nhắc tới sự kiện nào học sinh đều có thể bình luận, nhận xét, đánh giá, chứng minh, giải thích, lý giải. về sự kiện.

Ví dụ, [khi đề cập về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến], các em phải lí giải được vì sao Đảng, Chính phủ ta lại phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vào ngày 19/12/1946 mà không phải là thời gian khác. Dĩ nhiên, để luận được phần sử, các em cần phải ghi nhớ, xác định được quá trình diễn ra của 5W 1How ở trên [khác với học thuộc lòng, thuộc vẹt].

Thường vào phòng thi các em sẽ gặp áp lực về thời gian, tâm lý. không khí căng thẳng nên rất dễ quên kiến thức. Việc học cả phần Luận sẽ giúp các em nhớ lâu và nhớ sâu hơn những sự kiện, nhân vật, mốc thời gian, đảm bảo cho việc làm bài trôi chảy hơn.

Đồng thời, trong bài thi trắc nghiệm, ngoài những câu hỏi về kiểm tra kiến thức, có một số câu hỏi yêu cầu suy luận, phân tích mà đáp án khá giống nhau theo kiểu 50/50. Khi đó, học sinh phải hiểu bài, phân tích câu trả lời để chọn ra đáp án đúng. Đây là những câu hỏi mà các bạn rất dễ bị mất điểm và đây cũng chính là cơ sở để sàng lọc, phân loại học sinh

Bí quyết 7: Hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức sách giáo khoa

Để làm bài thi đạt điểm cao, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản nhằm giải quyết tốt những yêu cầu của đề. Hàm lượng kiến thức môn Lịch sử rất rộng và dễ gây nhầm lẫn bởi các mốc sự kiện, tên nhân vật Vì vậy, để ghi nhớ chính xác các kiến thức môn Lịch sử lớp 11, 12 thí sinh phải có cách ôn luyện khoa học.

Học sinh phải nắm chắc kiến thức căn bản trong chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 12. Vì lịch sử phải chính xác, các em nên ôn luyện theo dòng thời gian, từ đó phát triển các nội dung có liên quan.

Thi trắc nghiệm, việc đầu tiên học sinh cần làm chính là hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức trong sách giáo khoa theo khoanh vùng ôn tập của Bộ GD&ĐT. Thông thường tỷ lệ câu hỏi nằm trong phần kiến thức lớp 11 chiếm 10% còn 90% câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và không có nội dung kiến thức chương trình lớp 10. Các câu hỏi thuộc chương trình kiến thức lớp 11 chủ yếu ở mức độ Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng và không có câu hỏi Vận dụng cao

Sự kiện lịch sử thông thường bao gồm: Thời gian, hoàn cảnh, nguyên nhân, diễn biến, kết quả, bài học rút ra và ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó Từ những kiến thức, sự kiện, giai đoạn lịch sử cụ thể từng phần, từng chương, hãy học các bài Tổng kết phần, chương để rèn luyện kỹ năng khái quát hóa kiến thức và xâu chuỗi vấn đề. Tất cả những kiến thức, những vấn đề và sự kiện lịch sử cốt lõi nhất, nổi bật nhất đều hiện hữu trong các bài Tổng kết và đa phần học sinh không để ý.

Bí quyết 8: Ôn tập bằng nhiều hình thức

Không chỉ tự ôn tập một mình, các em có thể lựa chọn nhiều hình thức ôn tập khác như trao đổi với bạn bè, tìm hiểu kiến thức thông qua kênh Youtube, Facebook. Điều này khiến cho việc học Lịch sử mỗi ngày trở nên thú vị, cuốn hút và nhớ lâu hơn. Thường xuyên trao đổi với bạn bè cùng lớp, các thầy cô để hỏi thêm về các kiến thức chưa hiểu rõ, hoặc trao đổi các cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề.

Cuối cùng, các em hãy thường xuyên kiểm tra mức độ tiến bộ của bản thân bằng những bài thi trắc nghiệm cụ thể, tự mình bấm thời gian, nghiêm túc làm bài và nhờ thầy cô giáo chấm điểm. Việc nhìn nhận những lỗi sai, những kiến thức đang bị hổng của mình và khắc phục sẽ giúp các em tiến bộ mỗi ngày.

Bí quyết 9: Tránh học tủ

Một trong những sai lầm đáng sợ của học sinh hiện nay chính là học tủ khiến nhầm lẫn giữa nội dung các sự kiện với nhau. Thường các đáp án trong bài thi có những đáp án tương tự nhau, thí sinh không nắm vững kiến thức rất dễ chọn đáp án sai.

Ví dụ: Sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ và sự kiện 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không, hoặc nội dung giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Paris. Chính vì vậy, thí sinh học tới đâu nên nhớ kiến thức đến đó và nắm chắc kiến thức để không bị nhầm lẫn mất điểm oan.

Để dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ những cột mốc ngày tháng, giai đoạn, nội dung các văn kiện,.. bạn có thể phân chia chúng theo một trình tự chặt chẽ, luôn đặt câu hỏi vì sao trong thời gian này lại có văn kiện như vậy?

Bí quyết 10: Không gian yên tĩnh

Để tập trung vào bài vở, bạn cần một không gian gọn gàng và yên ắng để tỉnh táo và tập trung ôn thi. Các tác động bên ngoài sẽ ảnh hưởng xấu khiến bạn không thể nào tập trung tâm trí vào ôn thi, nên việc ngăn chặn những tiếng ồn sẽ giúp bạn tập trung hơn. Ngoài ra không gian yên tĩnh là môi trường lý tưởng cho những ai khó tập trung nhưng lại chọn môn Sử.

Với tính chất rắc rối của bộ môn này, nếu không trong tư thế tập trung cao độ, bạn sẽ dễ lẫn lộn các sự kiện, trình tự thời gian với nhau,.. và điều này thật sự rất tệ khi bạn muốn đạt điểm cao trong kì thi sắp tới. Một không gian yên tĩnh giúp tăng nguồn lực tinh thần và sử dụng triệt để bộ não của mình. Không chỉ riêng môn Lịch Sử, khi muốn tập trung làm việc, hãy chọn cho mình một nơi thật yên ắng. Bạn sẽ phải bất ngờ với năng suất mình đạt được!

[Visited 1.512 times, 1 visits today]

Video liên quan

Chủ Đề