Trong vòng 1 phút nên đọc bao nhiêu từ?

Qua khảo sát của chúng tôi trong các chương trình, ở các lời dẫn mở đầu của người dẫn chương trình, trong thời gian 26”, có một số kết quả như sau:

1. Tạ Bích Loan [Người đương thời]: 143 từ/26”. Bình quân, mỗi giây chị nói 5,5 từ.

2. Kim Ngân [Người xây tổ ấm]: 103 từ/26”. Bình quân 3,9 từ/1”.

3. Mộng Hoài [Những ước mơ xanh]: , 108 từ/ 26”. Bình quân 4,1 từ/1”.

4. Minh Nguyệt [Hội Nhập]: 127 từ/26”, bình quân một giây nói 4,8 từ.

5. Thanh Lâm [Sự kiện và Bình Luận]: 120 từ/26”, bình quân một giây nói 4,6 từ.

6. Thanh Thúy [Cánh cửa mở rộng]: 96 từ/26”. Bình quân một giây nói 3,7 từ.

7. Hòai Nam [Diễn đàn văn học nghệ thuật]: 110 từ/26”. Bình quân một giây nói 4,2 từ.

Tính bình quân, với chương trình giao lưu gặp gỡ, tốc độ nói 4,4 từ/1” là vừa phải. Biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ như ngữ âm để giao tiếp sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình trò chuyện. Tuy nhiên, đây cũng là điều dễ gây ra lỗi cho người dẫn. Nếu người dẫn không kiểm sóat, điều chỉnh được giọng nói của mình khi gặp những tình huống ngẫu phát, thì dễ dẫn đến bộc lộ những cảm xúc chủ quan. Có những tình huống không cho phép người dẫn thể hiện sự chủ quan đó”

Tôi thử tìm trên internet những thông tin liên quan đến việc nghiên cứu tốc độ nói nhưng chỉ có các thống kê cho tiếng Anh chứ không có tiếng Việt. Và có mấy điều tôi hơi thắc mắc, bạn nào biết thì chia sẻ:

+ Vì sao khi đo tốc độ nói lại chọn đơn vị khảo sát là TỪ mà không phải là ÂM TIẾT [tiếng]?

+ Không biết căn cứ vào đâu, tác giả khuyến cáo rằng: “Tính bình quân, với chương trình giao lưu gặp gỡ, tốc độ nói 4,4 từ/1” là vừa phải”.  Nghĩa là tốc độ vừa phải: 264 từ/phút [tiếng Việt]?

+ Vì sao tác giả chọn khảo sát trong vòng 26 giây mà không phải là 30 giây hay 1 phút hoặc nhiều hơn?

+ Tốc độ nói bình quân của người Việt thực tế là bao nhiêu âm tiết / phút?

 

Tôi đã thử làm một vài thống kê thủ công thì thấy kết quả khác.

Ví dụ, đây là một đoạn âm thanh phần giới thiệu chương trình “Người đường thời” thu từ website www.nguoiduongthoi.com.vn [“Ẩn số đến từ Havard” giới thiệu về Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng giám đốc IDGVN], các bạn thử xem tốc độ nói của chị Tạ Bích Loan là bao nhiêu từ / phút và bao nhiêu âm tiết / phút nhé. [Theo tác giả luận văn trong đoạn trích trên thì Tạ Bích Loan bình quân nói 5,5 từ/giây, nghĩa là 330 từ/phút]

[Clip audio bị lỗi khi entry này được chuyển từ Y!360 sang, sẽ post lại trong thời gian sớm nhất]

Share this:

  • Facebook
  • X

Thích bài này:

Thích Đang tải...

Có liên quan

Filed under: CHUYỆN NGHỀ | Tagged: chuyennghe |

29 bình luận

  1. milk xinh, on said:

    zụ này thì em bó chiếu rùi. Nhưng em thấy mấy PTV nói vẫn nghe đc đấy chứ!

  2. Huy Đẹp Trai, on said:

    hihi.. xưa em học môn giao tiếp, thầy em cũng nói là các MC phía bắc nói nhanh quá! dân ta nghe hông kịp!

  3. CÙ HUYỀN, on said:

    Về vụ từ hay âm tiết: Em nghĩ là luận văn trên có sự nhầm lẫn. Các nghiên cứu của mình thường bị “ảnh hưởng sâu sắc” cách thức của các bác nước ngòai. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm, [nhưng những từ ghép cũng có nhiều] nên không thể lấy đơn vị đo tốc độ phát âm là từ.
    Tốc độ phát âm trung bình:
    Phải lấy nhiều lần 26 giây để đo tốc độ phát âm trung bình của một người dẫn. Bởi tốc độ này còn phụ thuộc vào trạng thái tình cảm của người nói, đặc trưng chương trình, khả năng tiếp nhận của người đối thọai.
    Hơn nữa nếu chỉ lấy 26 giây, thông thường là tròn một câu của người dẫn, để tính thì không ổn. Bởi vì quá trình phát âm, dẫn chương trình còn bao gồm cả những khỏang lặng mà người dẫn phải tận dụng, phải tôn trọng.
    Tạ Bích Loan có thể nói những câu mà ở đó tốc độ nói trung bình đo được lên đến 5 âm tiết/giây. Nhưng đó không thể là tốc độ nói trung bình [tính theo quá trình] của chị ấy.
    Thông tin thêm: Tốc độ phát âm trung bình của người dẫn [khỏang 10 năm trở về trước] là khỏang 150 – 180 âm tiết/phút. Vài năm gần đây, nhịp sống công nghiệp đã tác động sâu sắc và con số này được khuyến cáo là từ 200 – 220 âm tiết/phát.
    Nhiều hơn thì người nghe khó tiếp nhận đầy đủ thông tin chứa đựng trong phát ngôn.

  4. HTGiap, on said:

    Vụ này bên nghiệp vụ phát thanh – truyền hình nhà bác phải có tài liệu chớ?

    Hà hà, bác mà bó tay thì tụi em bó chân luôn.

  5. An Thảo, on said:

    Em k0 biết kỹ thuật phân tích lời nói, nhưng mà Tạ Bích Loan cũng hay nuốt chữ thật.

  6. Chaien, on said:

    Em thì quen đếm theo 10 giây, thường đánh bằng co chữ 14 thì 2 hàng là 10 giây, tức là 30-45 chữ, vị chi 1 phút đọc được 180-270 chữ. Thiệt ra không có chuẩn mực rõ ràng, vì đọc tin có thể chạy nhanh, và cần rõ chữ, còn đọc điếu văn thì cần chầm chậm rồi. Chưa có thời gian để xem kỹ thêm cái luận án thạc sĩ, nhưng 26” có thể là phù hợp với chiều dài 1 inch trên giao diện. Thiệt ra để đánh giá một luận án cần phải đọc hết từ đầu tới đuôi chứ cũng khó bình loạn khi chỉ có một số thông tin. Hay anh Tú chịu khó viết review đi.

  7. Thạch lão gia, on said:

    Chào bác ! Hình như luận án tiến sĩ mới cần phân biệt ÂM TIẾT & TỪ . Luận văn thạc sĩ thì cứ phiên phiến thôi . Bác mà bàn sâu quá thì luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học sẽ bị xóa SẠCH SÀNH SÀNH đó . Ui , bác ơi , em đang xài BA TỪ đó nha , bác đừng gọi là BA ÂM TIẾT mà tội nghiệp mấy bạn THAC SĨ BÉ NGOAN nha !

  8. Ngoc Oanh, on said:

    Chẳng phải luận văn hay luận án mới bàn chuyện âm tiết hay từ đâu bác Tú và các bác ạ.
    Đây là kiến thức có vẻ phổ thông, hình như tui vẫn nhớ tí chút: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, một từ bao gồm một hoặc nhiều âm tiết. “Chủ nghĩa xã hội” là một từ, nhưng mà có tới 4 âm tiết.
    [Trừ chuyện xưa nay các nhà ngôn ngữ học vẫn tranh cãi nhau rằng: “chè đỗ đen” là 1 từ 3 âm tiết hay 2 từ – chưa ngã ngũ. Người bảo 1: Vì “chè đỗ đen” là tên một loại chè. Người bảo 2 thì cho rằng: bao gồm từ “chè” và từ “đỗ đen”…- rất mệt, trong khi chúng ta vẫn ăn chè đỗ đen mà không cần biết là 1 hay 2 từ].
    Cho nên có người ra đề thi: viết một đoạn văn có 200 từ trong khi sinh viên lại đi đếm âm tiết, 200 âm tiết có khi lại chưa đủ 200 từ…Rắc rối thế, thành ra thầy trò cãi nhau vì không chuẩn về kiến thức ngôn ngữ học.
    Ở Phát thanh người ta có thể nói 180-200 âm tiết/1phút.
    Ở truyền hình người ta đọc nhanh cũng được 3 âm tiết/giây, nhưng khuyến cáo: chậm hơn để dành cho hình ảnh.[thực tế: Chị Kim Tiến hay Anh Trần Đức – nghệ sỹ ưu tú thường đọc diễn cảm – khác với nói – có khi chỉ 2 âm tiết/giây]. Vì thế khi viết lời bình mà đưa các nghệ sỹ này đọc thì bao giờ cũng bị gạch bớt đi một đoạn để dành cho phần diễn cảm.
    – Nói 300 âm tiết/phút: cũng có thể, nhưng vấn đề là công chúng có hiểu và tiêu hóa được hết những thông tin của người nói đưa ra không khi mà những lời nói đó chưa được tròn vành rõ nghĩa???
    Xin mạo muội chia sẻ vài ý kiến hưởng ứng cùng các anh các chị…
    Thân mến

  9. Diem xua, on said:

    Còn MC Tạ Minh Tâm thì Thầy Tú có cho khảo sát không ah? Chứ D thấy nói nhanh còn hơn nói chậm, cái gì mà câu hỏi của Chung sức thì dài lê thê, MC đọc chưa hết câu đã muốn hết giờ rùi, chán như con gián ấy! Dù sao nói nhanh nhưng hay như Tạ Bích Loan cũng khóai nghe hơn! [Với lại chưa thấy record về Thầy Tú: Bao nhiêu từ trong 1 giây ạ?]

  10. Diem xua, on said:

    Theo D nói nhanh còn hơn nói chậm anh ạh, như MC của Chung Sức, đọc chưa hết câu hỏi đã muốn hết giờ rùi. Nói nhanh nhưng vẫn nghe rõ như Tạ Bích Loan vẫn hay hơn hé anh. [Mà sao hổng thấy record về Thầy Tú: bao nhiêu từ trong 1 giây hả anh, hiíi!]

  11. HTGiap, on said:

    Nói nhanh, nói chậm, nói vừa
    Trong ba loại ấy anh ưa loại nào
    Nói nhanh nghe cứ lào khào
    Nói chậm như nghiện thuốc lào đã lâu
    Nói vừa mới thiệt sướng râu…

  12. HTGiap, on said:

    Nói nhanh, nói chậm, nói vừa
    Trong ba loại ấy anh ưa loại nào
    Nói nhanh nghe cứ lào khào
    Nói chậm như nghiện thuốc lào đã lâu
    Nói vừa mới thiệt sướng râu…

  13. PHAN VĂN TÚ, on said:

    @ Huy: Đúng là các MC phía Bắc nói hơi nhanh!

    @ HTGiáp: Thực ra tài liệu vụ này nó cũng lung tung lắm bác ơi

    @ An Thảo: Chị Tạ Bích Loan sau này cũng làm chủ tốc độ nói khá tốt. Chuyện “nuốt” chữ trong dẫn chương trình cũng chấp nhận được.

    @ CÙ HUYỀN: Cám ơn bà xã và cám ơn blog!

    @ Thạch Gia Trang: Cái này cũng bị phiên phiến trên truyền thông nhiều rồi . Tối qua thấy một cuộc thi gì đó đang rao trên VTV1 cũng vẫn rơi vào chuyện “từ – tiếng” này. Cái luận văn tôi trích ở trên là luận văn thạc sĩ báo chí và người hướng dẫn là một PGS.TS ngôn ngữ.

    @ Thầy Oanh: Chính vì sợ những điều chưa khoa học thành… kiến thức [vào tài liệu, vào giảng đường] nên em mới đưa chuyện này cho mọi người cùng góp ý.

    @ Milk: Đúng rồi, các MC của mình hiện nay vẫn diễn đạt khá tốt.

    @ Chaien: Đúng rồi, thói quen của dân phát thanh lâu nay cũng là đếm chữ dựa trên dung lượng văn bản. Không ai có sức để ngồi đếm từng chữ.
    Giả thuyết của Chaien về thời lượng khảo sát trong luận văn trên chắc không đúng vì tác giả sử dụng băng thu các chương trình.
    Mình không đánh giá luận văn này, mà chỉ trích ra một kết quả khảo sát thực tế để bàn chuyện khác.

  14. Quỳnh Vy, on said:

    Em không rành về chuyên môn. Nhưng đọc comment của chị Tú, em thấy khoái vì dễ hiểu.

    Thật ra, vì mình là người miền Nam, mình nghe giọng miền Nam quen rồi. Bởi vậy mình sẽ nghe dễ dàng những câu chữ bị nuốt trộng :]]
    Chớ thật ra người Nam mình nói cũng khá nhanh.

    VTV, em khoái chị Tạ Bích Loan, anh Quang Minh, chị Vân Anh [chuyên đọc bản tin tiếng Pháp, xinh xắn và phát âm tiếng Pháp rất tuyệt vời].
    Ngoài ra em còn thích anh [Sơn?]. Người mà vào năm 99, trận lũ khủng khiếp miền Trung, ở ngay trường quay VTV đã kết nối trực tiếp với các phóng viên tại các điểm lũ lụt kinh khủng nhất.

    Với HTV, em thích nhất anh Bửu Điền, [có 2 cái tai rất đặc biệt. :]] ] Anh ấy phát âm tiếng Anh hay nhất. Và giọng miền Nam cũng rõ ràng và dễ nghe.
    À, còn có chị Xuân Mai nãư.

    Các phát thanh viên bây giờ xinh đẹp, lịch lãm, trang phục sang trọng.
    Có thể là họ phát âm chuẩn, chính xác, mạch lạc.
    Nhưng phải tuỳ theo CẢM TÌNH của từng khán giả khi Nghe và Nhìn họ.

  15. PHAN VĂN TÚ, on said:

    @ Quỳnh Vy: Người “dẫn thời sự” mà Vy nhắc đến [liên quan đến vụ lũ lụt năm 1999] là Nguyễn Thanh Lâm. Lâm hiện hay là Phó Ban Thời sự VTV, được làm phó ban lúc còn rất trẻ. Lâm sinh 1972. Vì làm “quan” nên dạo này ít lên hình.
    Mình cũng thích Bửu Điền khi dọc bản tin tiếng Anh. Có thể nói hiện nay Bửu Điền là người làm anchor bản tin tiếng Anh hay nhất Việt Nam.

  16. ₪●๋• ßằng Lăng ●๋•₪, on said:

    Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của chị TÚ,nếu phân tích tốc độ nói của PTV mà chỉ khảo sát ở lời dẫn mở đầu là không ổn.Tùy theo nội dung và nhân vật được giao lưu chứ không phải takl show nào cũng giữ tốc độ nói 4,4 từ/1” được.

  17. Quỳnh Vy, on said:

    Em quên kể thêm chị Khánh Mai. Chị ấy có lúc dạy tiếng Anh bên Đại học Sư Phạm. Chị phát âm tiếng Anh lẫn tiếng Việt rất chuẩn xác.
    Ngày nghe tin anh Bửu Điền và chị Khánh Mai cưới nhau, bạn bè ai cũng bất ngờ nhưng rất vui mừng.

    Cho em nhiều chuyện thêm chút nữa:
    Anh Quang Minh của VTV có năm còn được viện mẫu Fadin [chị Minh Hạnh] bầu chọn là người đàn ông ăn mặc đẹp và lịch sự nhất trong năm.
    Xem phóng sự khi anh Quang Minh theo quan chức VN đi công tác nước ngoài, ta sẽ thấy anh đối thoại tiếng Anh, tiếng Pháp rất chững chạc. [Có lẽ cũng nhờ cái dáng cao lừng lững, bề thế không kém bọn Tây!]

  18. Hai Au, on said:

    Méo mó nghề nghiệp 1 chút: Từ [word] theo định nghĩa trong tin học là: Một chuỗi ký tự liền nhau mà ở giữa nó không có dấu cách hoặc các ký tự phân cách khác. Bằng định nghĩa đậm chất kỹ thuật này thì người ta mới có thể đặt ra các hàm [function] trong các ngôn ngữ lập trình, hoặc thống kê trong các document [td: Words count trong MS Word]. Đối với tiếng Anh thì nó đúng cả trong ngữ học, nhưng đối với tiếng Việt thì lại… sai! Bi giờ, nếu vô MS-Word, mở một văn bản và xem statistics xem có bao nhiêu từ thì nó sẽ cho ra là bao nhiêu âm tiết…

  19. TKO, on said:

    E..m …n…ó…i….A…c…ó…n…g…h..e…r…õ ..k…g ..ạ?

    Em nói tốc độ vừa phải đó anh Tú!:D

    Chuyên môn nghề nghiệp này em ..thua!:D

  20. Vietdung Design, on said:

    Chà, cái vụ này chắc em cũng cần tham khảo đây vì cũng thường xuyên làm MC lắm. Cũng có mấy người bạn góp ý là em nói hơi bị nhanh. Mà cái vụ ăn nói này, nhiều khi là theo thói quen. Ở trong Nam thì nói diễn viên ngoài Bắc nói nhanh quá và ngươc lại ngoài Bắc lại cho rằng diễn viên trong Nam nói quá nhanh. Vì thế, nhanh hay chậm, theo em, còn tùy thuộc vào sự nghe kịp, nghe quen âm giọng của từng vùng miền nữa. Thí dụ như khi ra Huế xem một chương trình văn nghệ, phải lắng tai và chú tâm lắm mới nghe kịp các MC nói gì.

    Một entry khá thú vị!

  21. Vietdung Design, on said:

    Chà, cái vụ này chắc em cũng cần tham khảo đây vì cũng thường xuyên làm MC lắm. Cũng có mấy người bạn góp ý là em nói hơi bị nhanh. Mà cái vụ ăn nói này, nhiều khi là theo thói quen. Ở trong Nam thì nói diễn viên ngoài Bắc nói nhanh quá và ngươc lại ngoài Bắc lại cho rằng diễn viên trong Nam nói quá nhanh. Vì thế, nhanh hay chậm, theo em, còn tùy thuộc vào sự nghe kịp, nghe quen âm giọng của từng vùng miền nữa. Thí dụ như khi ra Huế xem một chương trình văn nghệ, phải lắng tai và chú tâm lắm mới nghe kịp các MC nói gì.

    Một entry khá thú vị!

  22. Vietdung Design, on said:

    Chà, cái vụ này chắc em cũng cần tham khảo đây vì cũng thường xuyên làm MC lắm. Cũng có mấy người bạn góp ý là em nói hơi bị nhanh. Mà cái vụ ăn nói này, nhiều khi là theo thói quen. Ở trong Nam thì nói diễn viên ngoài Bắc nói nhanh quá và ngươc lại ngoài Bắc lại cho rằng diễn viên trong Nam nói quá nhanh. Vì thế, nhanh hay chậm, theo em, còn tùy thuộc vào sự nghe kịp, nghe quen âm giọng của từng vùng miền nữa. Thí dụ như khi ra Huế xem một chương trình văn nghệ, phải lắng tai và chú tâm lắm mới nghe kịp các MC nói gì.

    Một entry khá thú vị!

  23. Vietdung Design, on said:

    Chà, cái vụ này chắc em cũng cần tham khảo đây vì cũng thường xuyên làm MC lắm. Cũng có mấy người bạn góp ý là em nói hơi bị nhanh. Mà cái vụ ăn nói này, nhiều khi là theo thói quen. Ở trong Nam thì nói diễn viên ngoài Bắc nói nhanh quá và ngươc lại ngoài Bắc lại cho rằng diễn viên trong Nam nói quá nhanh. Vì thế, nhanh hay chậm, theo em, còn tùy thuộc vào sự nghe kịp, nghe quen âm giọng của từng vùng miền nữa. Thí dụ như khi ra Huế xem một chương trình văn nghệ, phải lắng tai và chú tâm lắm mới nghe kịp các MC nói gì.

    Một entry khá thú vị!

  24. Vietdung Design, on said:

    Chà, cái vụ này chắc em cũng cần tham khảo đây vì cũng thường xuyên làm MC lắm. Cũng có mấy người bạn góp ý là em nói hơi bị nhanh. Mà cái vụ ăn nói này, nhiều khi là theo thói quen. Ở trong Nam thì nói diễn viên ngoài Bắc nói nhanh quá và ngươc lại ngoài Bắc lại cho rằng diễn viên trong Nam nói quá nhanh. Vì thế, nhanh hay chậm, theo em, còn tùy thuộc vào sự nghe kịp, nghe quen âm giọng của từng vùng miền nữa. Thí dụ như khi ra Huế xem một chương trình văn nghệ, phải lắng tai và chú tâm lắm mới nghe kịp các MC nói gì.
    Một entry khá thú vị!

  25. Vietdung Design, on said:

    Chà, cái vụ này chắc em cũng cần tham khảo đây vì cũng thường xuyên làm MC lắm. Cũng có mấy người bạn góp ý là em nói hơi bị nhanh. Mà cái vụ ăn nói này, nhiều khi là theo thói quen. Ở trong Nam thì nói diễn viên ngoài Bắc nói nhanh quá và ngươc lại ngoài Bắc lại cho rằng diễn viên trong Nam nói quá nhanh. Vì thế, nhanh hay chậm, theo em, còn tùy thuộc vào sự nghe kịp, nghe quen âm giọng của từng vùng miền nữa. Thí dụ như khi ra Huế xem một chương trình văn nghệ, phải lắng tai và chú tâm lắm mới nghe kịp các MC nói gì.

    Một entry khá thú vị!

  26. Vietdung Design, on said:

    Chà, cái vụ này chắc em cũng cần tham khảo đây vì cũng thường xuyên làm MC lắm. Cũng có mấy người bạn góp ý là em nói hơi bị nhanh. Mà cái vụ ăn nói này, nhiều khi là theo thói quen. Ở trong Nam thì nói diễn viên ngoài Bắc nói nhanh quá và ngươc lại ngoài Bắc lại cho rằng diễn viên trong Nam nói quá nhanh. Vì thế, nhanh hay chậm, theo em, còn tùy thuộc vào sự nghe kịp, nghe quen âm giọng của từng vùng miền nữa. Thí dụ như khi ra Huế xem một chương trình văn nghệ, phải lắng tai và chú tâm lắm mới nghe kịp các MC nói gì.

    Một entry khá thú vị!

  27. NHƯ NGUYỆN, on said:

    Chuyện từ với âm tiết thì các anh chị bàn quá kỹ rồi. Nhưng còn về “chữ” thì sao hả anh Tú, “chữ” được định nghĩa như thế nào vì em thấy Tuổi trẻ hay đăng “Truyện 1200 chữ”. Trường em cũng thường yêu cầu SV làm bài viết 1000 chữ.
    Đúng là “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”.

  28. Lệnh Hồ Xung, on said:

    Theo xử lý âm thanh [1 lĩnh vực trong xử lý tín hiệu số-bao gồm: xử lý ảnh, xử lý âm thanh, xử lý video-video thực tế vẫn là tập các ảnh liên tiếp nhau, khi mình xem phim thì thực sự là các ảnh xuất hiện rời rác liên tiếp nhau nhưng với khoảng thời gian rất ngăn nên có cảm giác liên tục, video số giống như phim hoạt hình vậy thôi], dao động đều như vậy chứng tỏ giọng nói hay. Khi các nhạc cụ cất lên, hàm số giao động đều đến mức tuần hoàn với chu kỳ cố định. Lúc trước đệ có viết chương trình thu & phân tích giọng của mình, hì hì đệ hơi bị ngọng nên biểu đồ khá lộn xộn và biên độ [độ lớn] bé tẹo. Độn thổ luôn. Hà há ha, xử lý tiếng nói hay lắm, từ biểu đồ chúng ta hoàn toàn có thể nhận dạng giọng nói

Chủ Đề