Trước kia tôi luôn cho rằng cách tốt nhất để quan tâm một ai đó

14 đề tham khảo môn Văn chốt thi THPT Quốc gia

  • Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia - Đề 1
  • Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia - Đề 2
  • Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia - Đề 3
  • Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia - Đề 4
  • Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia - Đề 5

Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia - Đề 1

PHẦN 1 – ĐỌC HIỂU

"Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.
Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn."

[Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân]

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?

Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh".

Câu 4. Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?

PHẦN II – LÀM VĂN

Câu 1. [Nghị luận xã hội]

Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.

Câu 2. [Nghị luận văn học]

Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng:

"Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình."

Bằng hiểu biết về tác phẩm, anh [chị] hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

GỢI Ý LÀM BÀI

PHẦN 1 – ĐỌC HIỂU

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là phương thức nghị luận

Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?

- Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.

Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh".

- Sở dĩ tác giả cho rằng bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh bởi vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh...

Câu 4. Theo anh/chị, cần làm thế nào để rèn luyện bản lĩnh sống?

- Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng

- Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

- Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực

- Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

PHẦN II – LÀM VĂN

Câu 1. [Nghị luận xã hội]

* Giải thích:

- Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

* Phân tích, chứng minh

- Ý nghĩa của việc sống bản lĩnh

+ Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.

+ Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái hay.

+ Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm.

* Bình luận, mở rộng

+ Là học sinh, bản lĩnh được biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau. Đó là khi bạn cương quyết không để cho bản thân mình quay cóp, chép bài trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn sàng đứng lên nói những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn tự giác thừa nhận và sửa sai.

* Bài học nhận thức và hành động

- Không phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người được tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách. Bằng sự can đảm, học từ những thất bại, đứng dậy từ những vấp ngã, ... mỗi chúng ta đang dần tạo nên một bản lĩnh kiên cường.

Câu 2. [Nghị luận văn học]

* Vài nét về tác giả, tác phẩm

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, cũng là một trí thức giàu lòng yêu nước. Ông có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đến với tác phẩm người đọc sẽ gặp ở đó dòng sông Hương với vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình

* Giải thích ý kiến:

- Vẻ đẹp nữ tính: Có những vẻ đẹp, phẩm chất của giới nữ [như: xinh đẹp, dàng, mềm mại, kín đáo...]

- Rất mực đa tình: Rất giàu tình cảm.

=> Ý kiến đề cập đến những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng sông Hương trong sự miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

* Phân tích vẻ đẹp sông Hương:

- Vẻ đẹp nữ tính:

+ Khi là một cô gái Digan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng. Khi là người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở với một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ.

+ Khi là một người con gái đẹp ngủ mơ màng. Khi là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Khi được ví như là Kiều, rất Kiều. Khi là người con gái Huế với sắc màu áo cưới vẫn mặc sau tiết sương giáng.

=> Dù ở bất kỳ trạng thái tồn tại nào, sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn đầy nữ tính, xinh đẹp, hiền hòa, dịu dàng, kín đáo nhưng không kém phần mãnh liệt...

- Rất mực đa tình:

+ Cuộc hành trình của sông Hương là cuộc hành trình tìm kiếm người tình mong đợi. Trong cuộc hành trình ấy, sông Hương có lúc trầm mặc, có lúc dịu dàng, cũng có lúc mãnh liệt mạnh mẽ... Song nó chỉ thực vui tươi khi đến ngoại ô thành phố, chỉ yên tâm khi nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời.

Gặp được thành phố, người tình mong đợi, con sông trở nên duyên dáng ý nhị uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến, cái đường cong ấy như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu.

+ Sông Hương qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi, muốn ở, như những vấn vương của một nỗi lòng.

+ Sông Hương đã rời khỏi kinh thành lại đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng Đông - Tây để gặp lại thành phố 1 lần cuối. Nó là nỗi vương vấn, chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Như nàng Kiều trong đêm tình tự, sông Hương chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó...

* Vài nét về nghệ thuật:

- Phối hợp kể và tả; biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh; ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất triết luận.

* Đánh giá:

- Miêu tả sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một vốn hiểu biết phong phú, một trí tưởng tưởng bay bổng.

- Đằng sau những dòng văn tài hoa, đậm chất trữ tình là một tấm lòng tha thiết với quê hương, đất nước.

Đọc hiểu Quên hôm qua sống cho ngày mai trang 68-69: Đề số 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Nhiều người vẫn thường tự hỏi tại sao mình lại bị ám ảnh trước tiền tài, địa vị, danh vọng và nhiều ham muốn khác đến vậy? Câu trả lời là do họ không biết trân trọng những gì họ đang có. Khi những gì ta có xuất phát từ niềm khát khao mong mỏi thực sự, tâm trí ta sẽ không vướng bận vào những suy nghĩ quẩn quanh, ta sẽ sống thực với cảm xúc của mình hơn. Đó cũng là khi ta không phải đương đầu với cảm giác hoang mang lo lắng; không cảm thấy khiên cưỡng như khi buộc bản thân làm những điều đáng chán. Tiền tài và địa vị không thể khỏa lấp sự trống rỗng trong tâm hồn. Vì thế, trước khi làm một việc gì, hãy tự hỏi: "Ta đang muốn làm gì?".

Hãy sống thật với chính mình và tự tin vào những mặt mạnh của bản thân, nếu không bạn sẽ lãng phí cuộc đời mình một cách vô nghĩa. Khi khoác lên mình chiếc mặt nạ hòng thu hút tình cảm và sự quan tâm của người khác, bạn sẽ đánh mất điều quan trọng nhất – đó là con người thật của mình. Tiền tài, địa vị tựa như một thứ chất kích thích. Nó làm nảy sinh trong mỗi người ham muốn sở hữu để xoa dịu những khát khao mà họ chưa giành được hoặc để thỏa mãn sự tò mò trong họ. Không nên để bản thân rơi vào cạm bẫy đó. Sống thực với chính mình tựa như tấm khiên vững chắc giúp bạn không bị biến thành nạn nhân của sự ảo tưởng.

Trước đây, tôi từng sai lầm khi mải mê tìm kiếm mình trong cái nhìn của người khác để rồi lạc lối trong mê cung của họ. Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng người ta chỉ có thể tìm thấy mình trong chính những suy nghĩ và hành xử của bản thân. Con đường ấy, không ai khác mà chính ta phải làm chủ lấy nó.

[Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai,

NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr.68 - 69]

Câu 1.Anh/chị hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2. Tại sao tác giả cho rằng: “Hãy sống thật với chính mình và tự tin vào những mặt mạnh của bản thân.”

Câu 3.Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói của tác giả: “Khi khoác lên mình chiếc mặt nạ hòng thu hút tình cảm và sự quan tâm của người khác, bạn sẽ đánh mất điều quan trọng nhất – đó là con người thật của mình.”

Câu 4.Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?

Câu 5. Từ nội dung trên, hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa khi sống thật với chính mình.

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn số 13 [có đáp án]

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn số 13 [có đáp án & file tải về] chủ đề Mọi thứ chỉ thay đổi khi chính bạn thay đổi.
Mục lục nội dung
  • 1. Đề thi thử
  • 2. Đáp án
Mục lục bài viết

Mẫu tài liệuđề thiTHPT quốc gia năm học 2020 - 2021 môn Văn đề số 13dựatheo chuẩn cấu trúc đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT từng ra. Cùng Đọc tài liệu tham khảo đề thi thử thpt quốc gia 2021và đối chiếu vớiđáp án phía dướibạn nhé.

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Vănsố 13

I. ĐỌC HIỂU[3.0 điểm]

Đọc đoạn trích sau:

"Tôi học được rằng mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi.

Đừng nói: “Nếu đã có thể thì tôi đã làm rồi,” mà hãy nói: “Nếu có thể thì tôi sẽ làm.” Đôi khi, việc bạn chọn cái nào không quan trọng. Quan trọng là bạn phải chọn! Bạn không thể tiến lên nếu không chịu đưa ra quyết định.

Chúng ta thường thay đổi bản thân vì một trong hai lý do: niềm cảm hứng hoặc nỗi tuyệt vọng. Nếu không thích hiện tại thì hãy thay đổi nó! Bạn đâu phải một cái cây. Một trong những cách tốt nhất để bắt đầu thay đổi cuộc đời là làm bất cứ điều gì xuất hiện ở danh sách “Tôi nên làm” trong tâm trí bạn. Mọi dạng thức sống đều nỗ lực vươn tới cực hạn ngoại trừ con người. Một cái cây sẽ mọc cao đến chừng nào? Cao đến hết mức có thể. Trong khi đó, con người lại được trao đặc quyền chọn lựa. Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn. Vậy sao không nỗ lực đến cực hạn trước các thức thức và xem mình có thể làm được những gì.

Đôi khi quá trình ra quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm. Đích đến của bạn không thể thay đổi sau một đêm, nhưng hướng đi đến đó thì có thể đấy! Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội".

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Theo tác giả, đâu là điều kiện giúp con người tiến lên ?

Câu 2. Theo anh / chị, vì sao "Đôi khi quá trình ra quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm" ?

Câu 3. Anh / chị hiểu như thế nào về câu nói: "Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội" ?

Câu 4. Anh / chị có đồng tình với quan niệm của tác giả khi ông cho rằng: con người thường thay đổi bản thân khi có niềm cảm hứng hoặc nỗi tuyệt vọng không ? Lí giải vì sao ?

II.LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1 [2 điểm]

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh / chị về vấn đề: Mọi thứ chỉ thay đổi khi chính bạn thay đổi.

Câu 2 [5 điểm]

Trong “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Chí Phèo” của Nam Cao, ta thấy có một sự gặp gỡ thú vị, rằng những kẻ khờ khạo nhất lại chính là những kẻ sống “NGƯỜI” nhất.

Bằng hiều biết của anh / chị về hai hình tượng nhân vật Tràng và Thị Nở, hãy bàn luận về nhận định trên.

---

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn số 13

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

1. Theo tác giả, điều kiện giúp con người tiến lên là đưa ra quyết định

2. Theo anh / chị, vì sao "Đôi khi quá trình ra quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm" ?

- Trong cuộc đời, có những quyết định có thể làm thay đổi hướng đi của cuộc đời, vì vậy chúng ta sẽ phải cân nhắc, tính toán xem quyết định đó là đúng hay sai, có pù hợp với mình hay không

- Khi đưa ra quyết định, chúng ta cũng sẽ bị tác động bởi rất nhiều luồng dư luận, do vậy, chúng ta phải xem xét xem đó có thực sự là điều mình mong muốn

=> Do vậy, đó thực sự là một cuộc chiến nội tâm

3. Anh / chị hiểu như thế nào về câu nói: "Sự thiếu quyết đoán là kẻ đánh cắp những cơ hội" ?

- Thiếu quyết đoán có nghĩa là việc chúng ta không dám mạnh dạn đưa ra quyết định. Thay vào đó, chúng ta lại lưỡng lự, chần chừ, do dự.

- Chính sự do dự này có thể sẽ làm cho cơ hội thuận lợi trôi qua, mà một khi cơ hội đã trôi qua thì chúng ta không thể lấy lại được.

4. Anh / chị có đồng tình với quan niệm của tác giả khi ông cho rằng: con người thường thay đổi bản thân khi có niềm cảm hứng hoặc nỗi tuyệt vọng không ? Lí giải vì sao ?

Thí sinh tự do bày tỏ quan điểm, miễn có lí giải phù hợp. Tham khảo:

- Đồng tình.

- Vì:

+ Khi có niềm cảm hứng, chúng ta cảm thấy mình có đủ tự tin để thực hiện một sự thay đổi. Niềm cảm hứng đem đến động lực, sức mạnh để con người sẵn sàng từ bỏ những cái cũ, tạo lập những cái mới.

+ Khi có nỗi tuyệt vọng, con người thường rơi vào hai trạng thái, hoặc là bi quan, muốn vứt bỏ tất cả, dẫn đến thay đổi theo hướng tiêu cực; hoặc là cố gắng vùng vẫy, để rồi đứng lên, thay đổi mình theo hướng tích cực để chiến thắng hoàn cảnh.

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh / chị về vấn đề: Mọi thứ chỉ thay đổi khi chính bạn thay đổi.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề mà đề bài yêu cầu. Có thể theo hướng sau:

- Sự thay đổi là một cánh cửa mà bạn chỉ có thể mở nó từ bên trong, có nghĩa là, trên đời này, chỉ có một thứ bạn có thể thay đổi, đó chính là con người bạn. Bạn không thể thay đổi được người khác, cũng không thể bắt buộc hoàn cảnh thay đổi theo bạn. Những con người xung quanh bạn chỉ có thể thay đổi nếu họ thực sự muốn thay đổi mà thôi.

- Bạn trở thành người như thế nào, cuộc sống của bạn ra sao, hoàn cảnh xung quanh trở nên tích cực hay tiêu cực phần lớn đều xuất phát từ chính cách nhìn của bạn.

- Do vậy, nếu muốn mọi thứ trở nên tích cực, thì chính bạn phải thay đổi theo hướng tích cực.

- Ngược lại, khi bạn thay đổi theo hướng tiêu cực, thì mọi thứ cũng có chiều hướng trở nên đen tối, bế tắc hơn.

- Cần phê phán những con người luôn muốn thay đổi người khác nhưng lại không chịu thay đổi chính bản thân mình.

v.v...

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2 [5,0 điểm]

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

1. Khái quát:

- Tác giả Nam Cao và “Chí Phèo”

- Tác giả Kim Lân và “Vợ nhặt”

2. Chứng minh:

2.1. Thị Nở và Tràng đều là những con người có ngoại hình xấu, ngờ nghệch

- Nhân vật Thị Nở : “ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hớn”

- Nhân vật Tràng:thì có ngoại hình xấu xí, thô kệch, “hai con mắt nhỏ tí”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, thân hình to lớn vập vạp, trí tuệ ngờ nghệch, vụng về ...

2.2. Nhưng Thị Nợ và Tràng lại sống rất người:

a. Thị Nở đã dùng tình thương để đối đãi với Chí Phèo:

- Trong làng Vũ Đại, chỉ có Thị Nở là người không coi Chí là con quỷ dữ cần xa lánh: Thị vẫn đi con đường cũ để ra sông kín nước, dù con đường ấy chạy qua căn lều của Chí; thậm chí có hôm Thị còn vào tận lều của Chí để xin rượu bóp chân

- Thị là người đã quan tâm đến Chí khi Chí đau ốm: nấu cháo hành mang qua cho Chí, không hề bận tâm đến hình ảnh con người của Chí trong hiện tại. Thị chỉ nghĩ đơn giản: Chí đang ốm, cần sự chăm sóc, cần ăn cháo hành

- Thị đã quan tâm đến Chí lúc Chí cô độc: thị nghĩ Chí đáng thương, còn gì đáng thương hơn là khi ốm đau lại phải nằm còng queo một mình. => Thị yêu Chí, đó hoàn toàn không phải là thứ tình yêu mang màu sắc vụ lợi, vì Chí đâu có gì, thậm chí là một con số âm. Quả thật, cách hành xử của Thị Nở, một người đàn bà dở hơi, lại rất xứng đáng với chữ NGƯỜI viết hoa.

b. Tràng đã dùng tình người để đối đãi với người vợ nhặt

- Người đàn bà bị nạn đói bóp méo cả nhân hình lẫn nhân tính, nhưng Tràng vẫn hành xử một cách rất đáng trân trọng, không có một chút mảy may do dự và tính toán: mời người đàn bà ăn. Cử chỉ ấy thật là hào hiệp, nghĩa tình vì đây là miếng ăn giữa ngày đói, nó xuất phát từ tình thương [người ta đang đói], từ ân nghĩa [người ta đã từng giúp mình], từ chữ tín [mình đã từng hứa].

- Ngay cả hành động chậc lưỡi để đồng ý cho người đàn bà này theo mình về nhà cũng phản ánh một cách hành xử rất người: người ta đang không nơi nương tựa, đang cần mình, và thú thực thì mình cũng đang cần họ. Nếu chỉ cần một chút so đo tính toán xen vào đoạn độc thoại nội tâm này, Tràng sẽ không còn là Tràng nữa

3. Đánh giá

- Nhìn qua hành động của Tràng và Thị Nở, nếu dùng lí trí của con người “khôn ngoan”, chúng ta có thể có một chút mỉm cười thương hại, thậm chí mỉa mai, giễu cợt

- Nhưng nếu xét kĩ, chúng ta lại cảm thấy vô cùng xấu hổ, vì chúng ta, vốn mang danh là những con người “khôn ngoan”, nếu rơi vào những hoàn cảnh ấy, lại có thể sẽ hành xử không NGƯỜI một chút nào. Cổ nhân nói người hiền thường trông như kẻ ngu là vậy

- Thông qua hai nhân vật, ta thấy cả hai nhà văn đều có những quan niệm nhân đạo vô cùng sâu sắc: giữa cái xã hội đầy rẫy những kẻ tự xưng là người này, thực ra cái gọi là tình người lại hiếm hoi biết bao nhiêu; và đừng bao giờ đánh bóng tô son lòng nhân đạo, thực ra nhân đạo chỉ là “lòng tốt bình thường” mà con người cần có khi đối đãi với nhau.

4. Khái quát chung về nhân vật, tác giả và tác phẩm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Nguồn đề thi: Thầy Tạ Xuân Hải

-/-

Kết thúc đề thi thửTHPT quốc gia môn Văn 2021 số 13 theo cấu trúc chuẩn của Bộ Giáo dục tại đây. Các em có thể tham khảo thêm đề thi thử thpt quốc gia 2021 môn văn của các tỉnhkhác trên cả nước đã được chúng tôi cập nhật liên tục.

Chúc các em một kì thi đạt kết quả cao nhất!

Cập nhật ngày 15/04/2021 - Tác giả: Huyền Chu

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Văn số 25 có đáp án

Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Văn số 25 với đề bài đọc hiểu Lăng kính tâm hồn của Trish Summerfield dành cho các em học sinh 12 tham khảo.
Mục lục nội dung
  • 1. Đề thi thử
  • 2. Đáp án
Mục lục bài viết

Đề thi thử môn Văn năm 2020 số 25 giúp các emrèn luyện thêm các dạng câu hỏi và kiến thức đã được học để rèn luyện cho kĩ năng làm bài, phân bố hợp lí khoảng thời gian là đáng tiếc trong quá trình làm bài thi.

Thử sức vớiđề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020môn Ngữ vănnày rồi đối chiếu đáp án tham khảo dưới đây:

Đề thi thử môn Vănnăm 2020 số 25

PHẦN I: ĐỌC HIỂU [3 điểm]

Đọc đoạn trích dưới đây:

Trung thực rất tinh tế và khó phân biệt qua lời nói hay hành động. Đôi khi đức tính trung thực bị xem là đã “lỗi thời”, chỉ còn trên sách vở, không thực tế hoặc chẳng hay ho gì để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trung thực là yếu tố căn bản để có sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh. Trước đây, tôi từng cho rằng bình an là giá trị quan trọng nhất, nhưng giờ tôi thấy trung thực mới chính là nền tảng của tất cả giá trị khác.

Gần đây tôi có gặp một phụ nữ trẻ, xinh đẹp, có ba người con rất đáng yêu. Giỏi giang, thông minh và giàu có nhưng chị tâm sự chị không hài lòng chút nào về bản thân. Chị luôn so sánh mình với hai người chị dâu, là những nữ doanh nhân cực kì sắc sảo và thành đạt. Chị đánh giá mình chỉ là một người phụ nữ vô tích sự, chẳng làm được trò trống gì, đã thế lại còn thất nghiệp. Thực ra, chị đã không trung thực với chính mình khi chỉ nhìn vào những điểm mạnh của những người chị dâu, và đánh giá họ hoàn toàn dựa trên những cái mình không có. Trung thực trong lòng giúp ta đánh giá lại mình một cách chính xác và thực tế: biết và đánh giá cao ưu điểm của mình bên cạnh việc nhận ra nhược điểm của bản thân.

[Trích Lăng kính tâm hồn- Trish Summerfield,NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Mimh]

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra sai lầm nào của người phụ nữ khi nhận thức về bản thân?

Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến: Trung thực là yếu tố căn bản để có được sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh?

Câu 4. Anh /chị có đống tình với quan niệm: Thiếu sự trung thực với chính mình sẽ đồng nghĩa với việc nhận thức sai về bản thân không? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN [7.0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]

Từ ý nghĩa của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh [chị] hãy viết đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về giá trị của lòng trung thực trong mối quan hệ với chính mình và với người khác.

Câu 2 [5,0 điểm]

Cảm nhận của anh/chị về diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ kể từ khi Tràng nhặt được vợ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

- Hết -

Vậy là Đọc tài liệu lại giới thiệu thêm một đề thi thử khá hay nữa đối với môn Văn THPTQG 2020. Mong rằng với nội dung này các em sẽ ôn luyện tốt hơn.

Xem lại đề thi kì trước:Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Văn số 24

Đáp án

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phương thức biếu dạt chính: nghị luận

Câu 2:Sai lầm của người phụ nữ: không trung thực với chính mình chỉ toàn nhìn vào điểm mạnh của người chị dâu, và đánh giá họ dựa trên những cái mình không có.

Câu 3: Thông hiểu

• Yêu cầu: HS viết thành đoạn văn, trình bày được các ý sau:

- Trung thực là yếu tố quan trọng để mỗi người nhận thức đúng về mình.

- Câu nói đề cao tầm quan trọng sự trung thực với chính mình.

Câu 4: Vận dụng

• Yêu cầu: Viết đoạn văn ngắn

• Nội dung: đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Đồng tình/ không đồng tình: HS có thể trình bày ý kiến cá nhân, sẽ nghiêng về đồng tình.

- Lí giải vì: Không tự tin thừa nhận ưu điểm, không dám đối diện với khuyết điểm của bản thân

=> Không đánh giá đúng bản thân mình

- Liên hệ: [những năm gần đây, trong đáp án thường cho điểm phần này]

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1 [2,0 điểm]

Yêu cầu: Đây là dạng đặc biệt của NLXH

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: 200 chữ

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: giá trị của lòng trung thực trong mối quan hệ với chính mình và với người khác.

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn:

• Giải thích khái niệm: Trung thực là một giá trị sống và là phẩm chất cần thiết của con người. Trung thực là luôn nói đúng sự thật, không có mâu thuẫn trong suy nghĩ, lời nói và hành động tạo nên sự hài hòa thống nhất giữa biểu hiện bên ngoài và suy nghĩ bên trong.

• Bàn luận:

- Trung thực với bản thân:

+ Giúp con người thấy lòng thanh thản

+ Tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp

+ Nhận thức đúng về bản thân. Không đánh giá quá cao hoặc quá thấp về giá trị của bản thân.

….

- Trung thực với người khác:

+ Đánh giá đúng về người khác

+ Giúp họ sống tốt hơn, phát huy những thế mạnh, giúp họ nhận thức, sữa chữa khuyết điểm, hoàn thiện mình.

+ Có thể lấy dẫn chứng: những bệnh nhân mắc covid19 không trung thực trong việc khai báo…

• Bài học nhận thức và liên hệ:

- Trung thực giúp xây dựng xã hội công bằng, phát triển và nhân văn.

- Liên hệ bản thân: luôn sống trung thực…

Câu 2 [5,0 điểm]

a. Yêu cầu về hình thức:

- Biết kết hợp kiến thức và kỹ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản

- Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc; đảm bảo tính liên kết; không mặc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

b. Yêu cầu về nội dung:

• Khái quát tác giả, tác phẩm:

- Kim Lân là một trong những cây bút hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại chuyên viết truyện ngắn. Các sáng tác của ông tuy không nhiều nhưng các tác phẩm của ông đều có sức tỏa sáng và minh chứng rõ cho quan điểm “quý hồ tinh bất quý hồ đa” [viết ít còn hơn viết nhiều].

- Vì thế nhà văn Nguyên Hồng nhận xét về Kim Lân: “Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất và người, với những thuần hậu và nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”.

- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Vợ nhặt” được sáng tác dựa trên tiền thân là cuốn tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Đây là cuốn tiểu thuyết được nhà văn bắt tay vào viết ngay sau ngày CMT8 thành công. Ông viết được V chương sau đó bị bỏ dở vì toàn quốc kháng chiến chống Pháp 1954 khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, Kim Lân quay trở lại cuốn tiểu thuyết này nhưng do bản thảo bị thất lạc, tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết nên truyện ngắn “Nhặt vợ”. Đến năm 1962 khi in lại trong tập “Con chó xấu xí” tác giả đổi tên thành “Vợ nhặt”.

* Nêu ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện:

- Ý nghĩa nhan đề

+ “Vợ” là chuyện thiêng liêng, hệ trọng

+ “nhặt” gợi cái tầm thường, rẻ rúm

-> Nhan đề đã:

+ Tạo ấn tượng cho người đọc về nạn đói khủng khiếp

+ Tố cáo tội ác của thực dân, phát xít

+ Niềm tin của nhà văn vào phẩm chất những người dân lao động lúc bấy giờ.

- Tình huống truyện: Tràng nhặt được vợ giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói:

+ Không một buổi sáng nào người đi chợ hay đi làm đồng không thấy ba bốn cái thây nằm còng queo bên lề đường, không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người…

+ Ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh như sợi tóc

+ Đến cái thân mình còn chả nuôi nổi

=> Làm thay đổi những con người nơi xóm ngụ cư, trong đó có bà cụ Tứ- mẹ Tràng

• Khái quát về bà cụ Tứ

- Xuất hiện giữa thiện truyện, đặt bà trong tình huống trớ trêu

- Ấn tượng của người đọc:

+ Dáng đi: lọng khọng

+ Vừa đi vừa lẩm bẩm

+ Tiếng ho húng hắng từ xa

=> Kim Lân đã dựng lên chân dung của một người mẹ nông dân mà ở đó có in hằn dấu ấn của thời gian tuổi tác. Ở nhân vật nỗi lo cơm áo luôn đè nặng. Bà là tiêu biểu và hiện thân cho con người trong những năm đói.

• Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ:

a] Chặng 1: Sự ngạc nhiên bất ngờ hết sức

- Lý do: Đặt trong bối cảnh năm đói; bà hiểu rõ về Tràng

- Biểu hiện

+ 4 câu hỏi liên tiếp được đặt ra trong đầu bà:

+ Chi tiết "mắt nhoèn" -> phải chăng chính cái đói đã đánh cắp mất sự nhạy cảm tinh tế vốn có của người mẹ nghèo khổ này

Kim Lân đã miêu tả một cách rất chân thực diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ. Ban đầu là sự ngạc nhiên bất ngờ hết sức, sự ngạc nhiên bất giờ được bà cảm nhận ngay từ lúc Tràng lật đật chào bà. Ta có thể hiểu được bà cụ tại sao lại ngạc nhiên, đặt vào bối cảnh những năm đói khi mà cái chết bủa vây khắp mọi nơi khi mà người sống cũng dật dờ lặng lẽ như những bóng ma, cái thời điểm mà ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh chẳng thể phân biệt nổi, đến thân mình còn chưa biết lo được họ huống chi còn đèo bòng. Trong những năm đói chẳng ai còn dám nghĩ đến việc dựng vợ gả chồng, hạnh phúc dường như là giấc mơ xa xỉ nên bà cụ ngạc nhiên cũng là dễ hiểu. Hơn nữa bà cụ Tứ ngạc nhiên còn là bởi bà là người hiểu con trai mình hơn ai hết. Tràng vốn là người đàn ông xấu xí, dở tính lại còn là dân ngụ cư nghèo khổ, Tràng khó có thể lấy được vợ. Vì vậy khi thấy người đàn bà xuất hiện trong nhà đứng ngay đầu giường anh, bà không thể giấu nổi tâm trạng ngạc nhiên.

Kim Lân đã miêu tả t/c biểu hiện tâm trạng ngạc nhiên của bà lão. Một loạt câu hỏi liên tiếp được đưa ra: "Sao lại chào mình bằng u?" Ai thế nhỉ?" Vậy là những câu hỏi này chứng tỏ bà lão đang rất ngạc nhiên không hiểu người đàn bà kia là ai, Kim Lân đã phát hiện được chi tiết tinh tế nhưng cũng thật đặc sắc cũng rất đỗi đời thường để đặc tả tâm trạng của bà lúc này "Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà thấy mắt mình nhoèn ra thì phải". Chữ "nhoèn" trong dòng văn hết sức đặc sắc nó miêu tả được tâm trạng quá đỗi ngạc nhiên của bà, dường như bà lão không dám tin vào mắt mình là con trai mình có vợ. Trái tim những người mẹ vốn rất nhạy cảm với chuyện riêng tư của con cái, nhất là chuyện dựng vợ gả chồng. Vậy mà tại sao nhà văn lại để bà cụ phải ngạc nhiên quá lâu đến như thế, phải chăng chính cái đói đã đánh cắp mất sự nhạy cảm tinh tế vốn có của người mẹ nghèo khổ này.

b] Chặng 2: Ai oán, xót thương và lo lắng

- Hành động "cúi đầu" nín lặng -> có cơn bão tâm trạng.

- Xót thương cho cuộc đời đau khổ kéo dài của mình, bà nghĩ ông lão và đứa con gái út.

- Chi tiết dòng nước mắt "rỉ" xuống 2 dòng nước mắt

Tâm trạng của bà cụ Tứ chuyển từ nhạc nhiên đến ai oán xót thương và lo lắng. Bà lão ai oán, xót thương cho số kiếp của chính mình và các con. Khi bà lão hiểu ra cớ sự thì bà chìm sâu vào niềm ai oán, thương xót tất cả được thể hiện rõ qua hành động bà lão cúi đầu nín lặng. Có lẽ đằng sau hành động cúi đầu là cả một cơn bão tâm trạng với biết bao niêm cay đắng tủi cực đang ập đến với bà. Bà xót thương cho cuộc đời cực khổ dài dằng dặc củamình, bà cứ bị cái quá khúe nghèo khổ đeo bám. Trong dòng suy nghĩ miên man đó, bà nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út mà xót thương. Bà xót thương khi bổn phận bà làm mẹ mà chưa làm tròn. Người ta dựng vợ gả chồng cho con còn Tràng phải đi nhặt vợ. Nghĩ đến cảnh đó mà bà thấy xót thương đau đơn, tâm trạng đó cứ đè nặng lên bà. Nhà văn đã miêu tả thật ấn tượng chi tiết dòng nước mắt của bà cụ. "Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà lão rỉ xuống hai dòng nước mắt" từ "rỉ" trong câu văn đã thể hiện một cách hết sức chân thực niềm ai oán, xót thương của bà. Đó là dòng nước mắt của bao nỗi cay đắng tủi hờn, dòng nước mắt ấy dã héo quắt lại đã cạn khô cùng với cuộc sống đói khổ, lam lũ. Giờ đây bà đang cố chắt lọc ra đề xót thương, ai oán.

Bà cụ Tứ lo lắng cho các con, bà lo rằng không biết chúng có nuôi nổi nhau sống được qua cái kỳ này không. Đó là tâm trạng âu lo vô hình luôn đeo bám lấy bà, bà lo không biết cuộc đời của chúng có khá hơn bố mẹ trước kia không. Như vậy tấm lòng của người mẹ nghèo này không bao giờ hết âu lo. Qua nỗi lo ấy nhà văn đã khắc họ được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật. Một người mẹ nghèo khổ nhưng giàu đứng hi sinh, giàu tình yêu thương con. Ở bà thấp thoáng bóng dáng người phụ nữ Việt Nam mọi thời đại.

c] Chặng 3: Trào dâng tình yêu thương [với cô vợ nhặt]

- Không vì nghèo mà con thường, trái lại còn biết ơn "người ... vợ nhặt"

- Câu nói "U cũng mừng lòng" -> gỡ bỏ cho người vợ nhặt thân phận.

-> So sánh mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu

Tâm trạng của bà cụ ngập tràn trong tình yêu thương từ lúc Tràng dẫn cô vợ nhặt về, bà cụ Tứ cứ chìm sâu vào ai oán, thương xót nhưng không vì thế mà bà sinh ra tàn nhẫn, độc ác hay coi thường người vợ nhặt mà trái lại bà trào dâng tình yêu thương. Khi nhìn thấy người vợ nhặt cúi đầu xuống tay vân về tà áo rách bợt, lòng bà đầy thương xót, thậm chí trong ý nghĩ của bà, bà còn cảm thấy hàm ơn với cô vợ này: "Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này thì người ta mới lấy đến con mình, thì con mình mới có vợ được". Như vậy bà cụ Tứ đã tự đặt mình vào hoàn cảnh trớ trêu của cô con dâu để mà cảm thông chia sẻ thật hiếm có người mẹ chồng nào lại có được cách cư xử đầy bao dung như bà.

Cũng xuất phát từ tình yêu thương một cách chân thành với nàng dâu bà: "U cũng mừng lòng". Cách nói của bà cụ thật giản dị mà cũng thật giàu ý nghĩa "mừng lòng" chứ không phải là "bằng lòng" có lẽ câu nói của bà đã giúp người vợ nhặt trút bỏ được sự mặc cảm về thân phận nhặt của mình. Có lẽ trong tâm thức của người mẹ nghèo kổ này không hề có sự rẻ rúng. Như vậy với cái nhìn đầy tình yêu thương của bà cụ người đọc đã nhận ra được chiều sâu tinh thần nhân đạo của ngòi bút Kim Lân.

d] Chặng 4: Niềm tin hướng tới tương lai [phân tích cảnh bữa cơm đói]

- Hiện rõ qua gương mặt: nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác thường

- Lúc ăn cháo cám: cách gọi: chè khoán để cảm nhận hương vị "ngon đáo để"

Bữa cơm ngày đói thật thảm hại. Trên cái mẹt rách chỉ có một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối trắng ăn với niêu cháo lõng bõng nước mà mỗi người chỉ vài lượt đã hết veo. Ấy vậy mà, ai cũng ăn rất ngon lành.

Cảm thông nhất là khi Kim Lân để niềm vui của bà mẹ tỏa ra từ nồi cháo cám mà bà gọi là chè khoán và khen ngon đáo để cơ. Chữ ngon phải được cảm nhận bằng cả tâm hồn, bằng cảm xúc tinh thần. Có lẽ, niềm vui trước hạnh phúc cảu con đã biến cái đắng chat của cháo cám thành vị ngọt ngào. Kim Lân đã chọn nồi cháo cám để làm sáng lên chất người với tình yêu thương và khát vọng sống mãnh liệt.

Nét tâm trạng này của bà cụ Tứ cho thấy phẩm chất lạc quan, mạnh mẽ của một người mẹ đã thừa trải nghiệm trước những đau khổ cuộc đời. Qua đó, ta thấy được ý chí hướng về cuộc sống tương lai của người lao động với sức mạnh và niềm tin bất diệt vào sự sống. Niềm tin ấy từng được gửi gắm qua những câu ca dao thiết tha:

Chớ than phận khó ai ơi

Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây

• Chiều sâu tư tưởng cảu Kim Lân

- Thương xót vô hạn những kiếp người bất hạnh mong manh như ngọn nến tàn trước gió trong nạn đói khủng khiếp 1945

- Phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà chỉ nghĩ đến sự sống.

- Thấy được hình ảnh người mẹ VN: nghèo nhưng nhân hậu, vị tha, giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh.

• Tổng kết nghệ thuật:

- Biệt tài phân tích và miêu tả diễn biến nhân vậtvới những đoạn độc thoại nội tâm

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo

- Về ngôn ngữ Kim Lân đã chọn lọc những từ ngữ giản dị quen thuộc trong lời ăn tiếng nói nhân dân, xây dựng hình tượng nhân vật bà cụ Tứ tiêu biểu cho người mẹ nông dân nghèo…

-/-

Trên đây làmẫu đề thi thử môn Văn THPT Quốc Gia 2020 số 25cùng đáp án tham khảo với những dạng bài thường gặp trong đề thi đại học môn văn được ra. Với việc ôn luyện đề thi thử, các em học sinh sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng và hành trang vững vàng để bước vào kì thi quan trọng sắptới. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi thử THPT quốc gia môn Vănkhác được chúng tôi cập nhật liên tục.

Chúc các em học và thi thật tốt!

Cập nhật ngày 13/07/2020 - Tác giả: Huyền Chu

Đề số 25 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đề bài

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

“Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi, nó không đồng nghĩa với sự bình yên, nhưng chúng ta vẫn luôn khao khát rằng nó gắn với sự bình yên. Và khi nào “nhà” trái nghĩa với bình yên thì đó là khởi đầu của sự bất hạnh.

Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và cả sự bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn. “Nhà” là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là phần cứng, còn tình yêu và sự thấu hiểu là phần mềm.

Vậy cho nên, sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết lập. Nếu ta là một phần của “nhà”, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, hay lại có nó một lần nữa, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập đó. Bằng một nụ cười xoa dịu, bằng một câu nói vị tha, bằng sự thương yêu nhẫn nhịn, bằng trái tim sẵn sàng sẻ chia, bằng một cái nắm tay thấu hiểu, hay có thể bằng một giọt nước mắt. Dù thế nào cũng không phải bằng sự buông xuôi. Để kéo những trái tim về gần với nhau. Để biến “nhà” thành một nơi ta phải luyến tiếc khi rời xa và luôn mong mỏi quay về.

Bạn của tôi ơi, tôi còn nhớ khi chúng ta còn nhỏ, cùng ngồi chung một chiếc ghế mây dưới tán mận trong vườn nhà, mẹ của bạn đã hát cho chúng ta nghe câu này:

“Ai qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà”

[trích Ai qua là bao chốn xa…, Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, PhuongNam Book, 2012]

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2:Theo anh/chị, tại sao nhà và gia đình là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui, tình yêu và sự thấu hiểu là phần mềm?

Câu 3:Tác giả viết “…sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết lập”. Vậy từ văn bản, hãy cho biết làm thế nào để ta có thể tham gia vào quá trình thiết lập đó?

Câu 4:Trong văn bản có trích dẫn lời hát: Ai qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà.

Trong Tràng giang, Huy Cận lại thoáng buồn khi nhớ về một “mái nhà”:

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không mái hoàng hôn cũng nhớ nhà

Theo anh/chị, tình cảm dành cho “nhà” của tác giả Phạm Lữ Ân và Huy Cận có gì tương đồng. Với cá nhân anh/chị, một “mái nhà” có ý nghĩa gì?

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1:

Trong văn bản ở phần đọc hiểu, tác giả viết: Nếu ta là một phần của “nhà”, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, hay lại có nó một lần nữa, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập đó. Từ đó, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 200 từ] bàn luận về trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình. Trong đó có sử dụng một thao tác lập luận đã được học trong chương trình Ngữ văn 11 [chú thích rõ thao tác lập luận đã sử dụng].

Câu 2:

Đọc hai đoạn trích dưới đây:

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ… Thôi thì bổn phận bà làm mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:

-Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng bằng lòng…

Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

-Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.

Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài… Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...

[Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục]

Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:

- Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tội bố nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – và lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

- Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi.

- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…

[…]

Người đàn bà đã khóc khi nghe tôi nhắc đến thằng Phác. Nhưng tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc thấu hiểu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài. Trong cái đám con cái đông đúc đang sống ở dưới thuyền, mụ không yêu một đứa nào bằng thằng Phác, cái thằng con từ tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão đàn ông đã từng hành hạ mụ, và không khéo sẽ còn hành hạ mụ cho đến khi chết – nếu không có cách mạng về.

[Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục]

Hãy trình bày cảm nhận của anh chị về tình yêu thương của những người mẹ trong hai đoạn trích trên.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

- “Nhà, gia đình” là cái có sẵn, đã được thiết lập, nhưng nó mới chỉ là cái vỏ bên ngoài, chưa được vun đắp bằng tình yêu, chưa có hạnh phúc.

- “Bình yên, hạnh phúc, niềm vui, tình yêu” là những thức ta phải vun đắp, xây dựng bằng tình yêu, sự chân thành, nỗ lực cố gắng của tất cả các thành viên trong gia đình mới có được. Bình yên, hạnh phúc,… không là mãi mãi nếu chúng ta ngưng vun xới, bồi đắp chúng sẽ biến mất, bởi vậy, chúng là “phần mền” có thể biến đổi linh hoạt, hoặc nhiều hoặc ít.

Câu 3:

Hành động tham gia tái thiết lập sự bình yên:

- Bằng sự khoan dung, vị tha với nhau.

- Giữa những người trong gia đình cần phải đối xử bằng tình yêu thương, sự nhẫn nhịn.

- Luôn thông cảm và sẻ chia với nhau mọi điều trong cuộc sống.

- Luôn luôn nỗ lực hàn gắn, không được buông xuôi.

Câu 4:

- Điểm giống nhau giữa tình cảm dành cho “nhà” của Phạm Lữ Ân và Huy Cận: Dù ở bất cứ đâu lòng thương nhớ về gia đình, về “nhà” vẫn luôn tha thiết, mãnh liệt, cháy bỏng trong mỗi con người. Qua đó cả hai tác giả đều khẳng vai trò, tầm quan trọng của “nhà” với cuộc đời mỗi chúng ta.

- Liên hệ:

+ Nhà là nơi ta được sinh ra, được nuôi lớn bằng sự bao dung, đùm bọc, yêu thương của cha mẹ và mọi người.

+ Nhà là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách con người.

+ Nhà là bến đỗ bình yên cho ta trở về sau những giông bão của cuộc đời.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

*Giới thiệu vấn đề

*Giải thích vấn đề:

- Gia đình là gì?

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội.

*Bàn luận vấn đề

- Vai trò của gia đình với cuộc sống con người:

+ Gia đình là nơi ta được sinh ra, được nuôi lớn bằng sự bao dung, đùm bọc, yêu thương của cha mẹ và mọi người.

+ Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách con người.

+ Gia đình là bến đỗ bình yên cho ta trở về sau những giông bão của cuộc đời.

- Trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với gia đình:

+ Luôn nghe lời cha mẹ, nghe những điều cha mẹ dạy bảo.

+ Mỗi cá nhân cần quan tâm giúp đỡ cha mẹ, làm những việc phù hợp với năng lực, lứa tuổi của mình.

*Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Bên cạnh những người luôn hiếu thảo với cha mẹ, lại có một bộ phận chỉ lo nghĩ cho lợi ích cá nhân, không chia sẻ, giúp đỡ gia đình, không vun đắp hạnh phúc gia đình. Khiến cho tình cảm gia đình rạn nứt. Đó là hành vi vị kỉ, đáng lên án và cần phải thay đổi.

- Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau. Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác.

- Liên hệ bản thân.

Lưu ý: đề yêu cầu các em sử dụng một thao tác lập luận đã được học ở lớp 11, các em vận dụng linh hoạt và phù hợp với bài văn của mình. Có thể lựa chọn một trong những thao tác lập luận sau: phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận hoặc cũng có thể kết hợp các thao tác lập luận.

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích

* Tác giả Kim Lân và tác phẩmVợ nhặt:

- Kim Lân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam và là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân. Đó là mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc.

- Ông viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết, thủy chung với quê hương và cách mạng. Sáng lên trong các tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.

- Vợ nhặtlà một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông, được đánh giá là “vô tiền khoáng hậu”. Tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc, có giá trị nhân đạo cao cả, xứng đáng được xem là một trong những kiệt tác của văn xuôi hiện đại Việt Nam.

* Tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩmChiếc thuyền ngoài xa:

- Nguyễn Minh Châu được coi là người mở đường tinh anh và năng của văn học Việt Nam. Ông đi đầu trong khuynh hướng đổi mới văn học sau chiến tranh: nghĩ và viết nhiều về “đời thường”, về những vấn đề bức xúc đằng sau những chiến công, những vấn đề xã hội, về số phận và phẩm cách con người trong thực trạng phức tạp của đất nước.

- Hành trình sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn: trước những năm tám mươi, tác phẩm của ông mang khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình lãng mạn; những năm cuối đời, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.

- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được viết vào tháng 8 – 1983 in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông.

=> Hai đoạn trích trong tác phẩm cho người đọc thấy được hình ảnh người mẹ Việt Nam với tình cảm mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.

2. Phân tích

2.1 Giới thiệu nhân vật

* Nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” – Kim Lân

- Là người phụ nữ nghèo khổ, cơ cực: dân ngụ cư tha phương cầu thực; chồng và con gái mất sớm.

- Tình cảnh éo le: cả đời lận đận, chỉ có tâm nguyện lớn nhất là lấy vợ cho con nhưng mãi không dành dụm được tiền, trong lúc nghèo đói đến cùng cực người con trai lại nhặt được vợ.

* Nhân vật người phụ nữ hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu

- Lai lịch: Không gọi tên nhân vật⟶ đây chỉ là một đại diện cho những người phụ nữ khốn khổ, đại diện cho những người đàn bà hàng chài ở ven biển.

- Ngoại hình: Chạc ngoài 40 tuổi.Thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch.Xấu xí, rỗ mặt. Gương mặt mệt mỏi, tái ngắt sau một đêm thức trắng kéo lưới.

- Số phận khổ đau, bất hạnh:

+ Cuộc sống nghèo khổ, lam lũ.

+ Là nạn nhân của bạo hành gia đình.

2.2 Cảm nhận về tình mẫu của hai nhân vật qua hai đoạn trích

a. Điểm tương đồng: Cả hai nhân vật đều yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời.

* Nhân vật bà cụ Tứ:

- Khi biết người phụ nữ theo không con mình về làm vợ, bà cụ Tứ lặng người, cúi đầu nín lặng, khóc, vừa xót xa cho số kiếp con trai, vừa tủi thân, tủi phận cho chính mình vì nghèo mà không lấy nổi vợ cho con.

- Đồng cảm với người vợ nhặt “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy đến con mình”, đồng cảm với con trai “…Mà con mình mới có được vợ”, vun vén cho hạnh phúc của đôi trẻ “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên, phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…”…

* Nhân vật người đàn bà hàng chài:

- Tình yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời khiến chị phải nhẫn nhục, chịu đựng sự đày ải tàn nhẫn của người chồng để con thuyền có người đàn ông khỏe mạnh “chèo chống khi phong ba” và “để cùng làm ăn nuôi nấng một sấp con”

- Khi đối thoại với Phùng và Đẩu ở Tòa án huyện, chị đã nói “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”.

- Hạnh phúc của chị là được nhìn thấy đàn con mình ăn no

b. Sự khác biệt:

* Tình yêu thương con của bà cụ Tứ là sự vị tha, bao dung, lạc quan.

- Thấu hiểu việc vượt quyền cha mẹ của Tràng.

- Cảm thông, xót thương cho tính cách và trân trọng giá trị của người vợ nhặt.

- Suy nghĩ, hành động, lời nói luôn lạc quan, hướng về tương lai trong những ngày đói.

+ Bà truyền cho con cái niềm hi vọng “không ai khó ba đời”

+ Hành động xăm xắm thu dọn, quét tước nhà cửa.

+ Dự định ngăn buồng cho đôi trẻ, mua đôi gà, bữa cơm mừng dâu mới với “chè khoán”…

* Tình yêu thương con của người đàn bà hàng chài là sự chịu đựng, hi sinh, nhẫn nhục:

- Người đàn bà hàng chài chịu đựng, hi sinh xin chồng đưa mình lên bờ mà đánh khi các con đã lớn vì sợ các con sẽ bị tổn thương khi chứng kiến cảnh bạo lực đau lòng.

- Vì lo những phản ứng dữ dội của thằng Phác có thể làm điều dại dột với ba nó mà chị phải cắn răng gửi thằng con chị yêu thương nhất lên rừng ở với ông ngoại đã nửa năm nay.

- Khi chồng đánh đập đau đớn chị lặng lẽ chịu đựng, nhẫn nhục như một người câm nhưng khi thằng Phác lao vào đánh bố để cứu mẹ, chị lại không nén nổi nỗi đau đớn. Chị “mếu máo” gọi con, “ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra”, “chắp tay vái lấy vái để rồi ôm chầm lấy”. Đó là nỗi đau của người mẹ khi không che chắn nổi cho tuổi thơ của các con được trong sáng, nỗi sợ hãi cho sự phát triển tính cách của con trong môi trường tăm tối, bạo lực…

2.3 Đánh giá

- Qua hai nhân vật trong hai tác phẩm, người đọc đã cảm nhận được dù ở cứ hoàn cảnh, địa vị nào, người mẹ luôn luôn dành cho con những tình yêu vô hạn và mỗi người mẹ sẽ có cách yêu thương và bảo vệ người con mình khác nhau. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng bất diệt.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề

Xem thêm: Đề và Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn mới nhất tạiTuyensinh247.com

Loigiaihay.com

  • Đề số 26 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 26 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 27 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 27 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 28 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 28 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 29 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 29 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 30 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 30 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đề số 9 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có những mơ ước xa: đến đỉnh cao nhất. Có người ước mơ gần: một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với ước mơ ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay xa quá và không thể điều khiển đời mình được nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.

Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lý do để chúng ta không thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác.[…]

Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.

[Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn; Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn; 2017]

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2:Theo tác giả, vì sao chúng ta “không thèm khát vị thế cao sang này rẻ rúng công việc bình thường khác”?

Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: "học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào"?

Câu 4:Anh/chị có đồng tình với quan niệm: "Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường"? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1:Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về ý kiến: "Chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn".

Câu 2:Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người vợ trong truyện ngắn Vợ nhặt [Kim Lân, Ngữ Văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam]. Từ đó, liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo [Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam] để nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

- Vì: mỗi người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.

Câu 3:

- “Học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào”

- Học là phương tiện tốt nhất để mỗi chúng ta có được công việc mình yêu thích và mong muốn.

- Khi tích lũy đủ tri thức, lại có thêm những kĩ năng khác tất yếu ta sẽ nhận được mức thu nhập cao nhất, xứng đáng với công sức mình bỏ ra.

Câu 4:

- Đồng ý với quan điểm của tác giả

- Vì:

+ Mỗi nghề đều có một vị trí, ý nghĩa trong xã hội, không có nghề nào là cao quý, nghề nào là thấp hèn. Chỉ cần chúng ta lao động chân chính bằng sức của mình thì ấy chính là nghề cao quý nhất.

+ Phải quyết tâm, tâm huyết với nghề mình đã chọn, nỗ lực không ngừng để đạt được thành quả cao nhất, vươn đến đỉnh cao của nghề

II. LÀM VĂN

Câu 1:

*Giới thiệu vấn đề

*Giải thích vấn đề

- Ước mơ là gì? Ước mơ là những gì đó vượt ngoài tầm với, ngoài khả năng của bản thân mà chúng ta mong muốn đạt tới. Nhưng nếu nỗ lực, cố gắng hết mình ước mơ sẽ thành hiện thực.

=> Ước mơ là điều quan trọng với mỗi người, nó là mục tiêu phấn đấu, giúp chúng ta không ngừng nỗ lực, cố gắng để đạt được mong ước đó. Và chỉ có ước mơ không thôi chưa đủ, cần phải có cách thức hành động đúng đắn thì ước mơ đó mới thành hiện thực.

*Bàn luận vấn đề

- Vì sao chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn:

+ Ước mơ mà không hành động thì ước mơ đó chỉ nằm trong ý nghĩa, đó là ước mơ chết nên “chẳng đưa ta đến đâu cả”.

+ Bởi vậy cần phải hành động để thực hiện ước mơ của chính mình:

=> Nếu cách thức hành động đứng đắn, nhân văn thì sẽ khẳng định được giá trị bản thân, sẽ đem lại những điều tốt đẹp cho chính mình và cuộc đời.

=> Nếu cách thức thực hiện mưu mô, vụ lợi sẽ đánh mất giá trị của chính mình, bị mọi người xa lánh, bị xã hội loại trừ.

- Cách thức thực hiện ước mơ:

+ Xác định được ước mơ của mình, ước mơ phải mang tính lành mạnh, nhân văn, phục vụ cho cộng đồng, xã hội.

+ Đưa ra những mục tiêu, dự định và không ngừng nỗ lực phấn đấu.

+ Không nản chí, bỏ cuộc khi chưa làm hết năng lực của bản thân.

+ Tin tưởng vào chính mình.

*Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Bên cạnh những người có mơ ước và cách thức thực hiện đúng đắn lại có bộ phận các bạn trẻ lười biếng, chỉ mơ ước và để đấy, không có bất cứ hành động nào thực hiện ước mơ của mình. Các bạn đang tự hủy hoại tương lai chính mình và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

- Liên hệ bản thân: em có ước mơ gì, em đã thực hiện những hành động nào để thực hiện mơ ước của mình.

Câu 2:

1. Mở bài:Giới thiệu tác, tác phẩm

- Kim Lân là cây bút xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam và nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân – mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Ông viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lý của họ - những con người gắn bó tha thiết, thủy chung với quê hương và cách mạng. Sáng lên trong tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.

- Vợ nhặtlà một trong những sáng tác xuất sắc của ông. Có nhà nghiên cứu văn học đã xếpVợ nhặtvào loại gần như “thần bút”.

- Truyện ngắn được xây dựng trên cái nền hiện thực của nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu [1945] và được in trong tậpCon chó xấu xí[1962]. Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyếtXóm ngụ cư– được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại [1954], ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

2. Thân bài

2.1. Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật “thị”

* Giới thiệu chân dung, lai lịch:

- Lai lịch: không rõ ràng:

+ Không tên tuổi.

+ Không gia đình, quê hương.

+ Không nghề nghiệp.

+ Không tài sản

+ Không quá khứ.

=>Trong nạn đói khủng khiếp, thân phận con người trở nên hết sức vô nghĩa.

- Chân dung:

+ Ngoại hình: Áo quần tả tơi như tổ đỉa; gầy sọp; mặt lưỡi cày xám xịt; ngực gầy lép; hai con mắt trũng hoáy

⟹ Ngoại hình thảm hại do cái đói tạo ra.

+ Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động:

> “Điêu! Người thế mà điêu!”, “Ăn thật nhá”, “Hà, ngon. Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”-> đanh đá, chua ngoa, chao chát, chỏng lỏn.

>“Ton ton chạy lại”, “liếc mắt cười tít”, “sầm sập chạy đến”, “xưng xỉa nói”, “cong cớn”, “cắm đầu ăn”, “ăn xong lấy đũa quẹt một cái”, bám lấy câu nói đùa của người ta để theo về làm vợ thật -> vô duyên, táo bạo đến mức trơ trẽn.

*Vẻ đẹp nhân vật:

* Khát vọng sống mãnh liệt:

- Khi nhìn dưới góc độ nhân bản thì tất cả hành động, cử chỉ trơ trẽn, vô duyên của thị lại là biểu hiện của khát vọng sống mãnh liệt⟶ khâm phục thị.

* Vẻ đẹp nữ tính:

- Trên đường về nhà chồng:

+ Rón rén, e thẹn:“Thị cắp cái thúng con, cái đầu hơi cúi xuống; cái nón rách tả tơi nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt”

+ Ngượng nghịu:“Chân nọ ríu vào chân kia”.

=> Bẽn lẽn, thẹn thùng như bất kì cô dâu mới nào.

- Khi về đến nhà chồng:

+ Thấy gia cảnh nhà chồng:“nén tiếng thở dài”

+“Ngồi mớm ở mép giường”

- Khi gặp gỡ mẹ chồng:

+ Đứng dậy nghênh đón, lễ phép chào.

+ Ngượng nghịu cúi đầu, tay vân vê vạt áo.

+ Đứng im lắng nghe bà cụ Tứ dặn dò.

- Sáng hôm sau:

+ Dọn dẹp, vun vén nhà cửa.

+ Bưng bát cháo khoán điềm nhiên và vào miệng.

=>Hiền hậu đúng mực

* Niềm tin vào tương lai:

- Đưa đến thông tin mang tính chất như định hướng để mở ra lối thoát.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: chú trọng khắc họa cử chỉ, hành động, ngoại hình để người đọc nhận ra vẻ đẹp của thị.

2.2.Liên hệ với nhân vật Thị Nở trong tác phẩmChí Phèo– Nam Cao

* Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩmChí Phèo

- Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam. Tác phẩm của ông xoay quanh đề tài về người trí thức nghèo và người nông dân.

- Chí Phèolà một trong số những sáng tác đặc sắc làm nên tên tuổi của ông và đưa ông lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

* Khái quát nhân vật Thị Nở

* Chân dung, lai lịch:

- Chân dung thảm hại: xấu ma chê quỷ hờn.

- Dở hơi,“ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích”.

- Nghèo.

- Có dòng giống mả hủi.

⟶Không có cơ hội tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân.

⟶Bi đát, thảm hại, đáng thương, tội nghiệp.

* Vẻ đẹp tâm hồn:

- Biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc.

+ Trong đêm gặp gỡ ăn nằm với Chí Phèo, Chí Phèo bị cảm lạnh nôn mửa, Thị Nở chăm sóc ân cần cho Chí: dìu vào lều⟶ đặt nằm lên chõng⟶ nhặt nhạnh những manh chiếu rách đắp cho Chí Phèo cho khỏi lạnh rồi mới ra về.

+ Khi ra về vẫn nghĩ đến Chí Phèo, không ngủ được, thương⟶ thức dậy ý thức trách nhiệm.

+ Sáng sớm hôm sau nấu một nồi cháo hành mang cho Chí Phèo⟶ nhìn hắn toe toét cười, giục hắn ăn nóng….

⟶Ân cần, tình tứ.

⟶Thức tỉnh Chí Phèo.

- Biết khát khao hạnh phúc.

+ Sau khi ăn nằm với Chí Phèo, Thị Nở về nhà và lăn lộn không ngủ được, nghĩ đến những chuyện đã qua, nghĩ đến hai chữ“vợ chồng”và thức dậy cho mình bản năng, khát vọng hạnh phúc đã ấp ủ từ lâu.

+ Sẵn sàng vượt qua định kiến, đến ở với Chí Phèo suốt năm ngày.

+ Về hỏi ý kiến bà cô để hợp thức hóa mối quan hệ với Chí Phèo, để có hạnh phúc bình dị như bao con người bình thường khác.

2.3.Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai nhà văn:

* Giống: Khắc họa vẻ đẹp con người qua vẻ đẹp về nhân phẩm, về tâm hồn. Đây cũng là chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác của hai nhà văn.

* Khác:

- Kim Lân: Nhân vật của ông tìm được con đường sống cho mình.

- Nam Cao: Xây dựng nhân vật bằng bút pháp điển hình, nhân vật bị đặt ra ngoài rìa của xã hội. Nhân vật được khắc họa rõ nét qua diễn biến tâm lý.

3. Kết luận

- Khái quát lại vấn đề.

Xem thêm: Đề và Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn mới nhất tạiTuyensinh247.com

Loigiaihay.com

  • Đề số 10 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 10 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 11 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 11 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 12 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 12 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 13 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 13 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 14 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 14 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Tổng hợp đề đọc hiểu Hạt giống tâm hồn

THPT Sóc Trăng Send an email
0 24 phút

Đọc hiểu Hạt giống tâm hồnlà một trong đề đọc hiểu xoay quanh những câu chuyện về cuộc sống, về những quan niệm sống đầy ý nghĩa. Có thể nói, đề tài này được thầy cô yêu thích và đưa vào phần Đọc hiểu của các đề thi, đề kiểm tra.

Để giúp bạnhiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan, cùng THPT Sóc Trăng tham khảo một số câu hỏi sau:

Nội dung

  • 1 Tổng hợp đề đọc hiểu Hạt giống tâm hồn
    • 1.1 Đề số 1
    • 1.2 Đề số 2
    • 1.3 Đề số 3
    • 1.4 Đề số 4
    • 1.5 Đềsố 5
    • 1.6 Đềsố 6
    • 1.7 Đề số 7

Tổng hợp các đề kiểm tra 1 tiết môn ngữ văn 12 có đáp án chi tiết

ĐỀ KIỂM TRA 90 PHÚT- MÔN : NGỮ VĂN 12 [Năm học: 2017-2918]

I. ĐỌC- HIỂU [3.0 điểm] : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tha thứ là một trong những đức tính quý báu của con người. Khi để sự phẫn nộ bủa vây tâm trí, ta sẽ không còn đủ tỉnh táo để ứng xử một cách đúng mực, và đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự đổ vỡ của nhiều mối quan hệ. Ngược lại, nếu biết tha thứ, bỏ qua lầm lỗi và thiếu sót, ta sẽ giải thoát mình khỏi vòng luẩn quẩn của sự tổn thương để thanh thản tiến về phía trước.

“Khi tha thứ, ta sẽ nhận về sự thanh thản”. Đó là điều mà hầu như ai cũng biết nhưng không phải lúc nào cũng làm được. Trước kia, tôi luôn cho rằng tha thứ là một đặc ân quá hào phóng mà những người từng gây tổn thương cho tôi không đáng được nhận. “Tại sao tôi phải tha thứ cho họ? Tại sao tôi phải cho họ quyền thanh thản sau những gì họ gây ra cho tôi?”. Nhưng thời gian đã giúp tôi hiểu rằng, khi sẵn sàng bỏ qua mọi chuyện không hay, tôi sẽ rũ bỏ gánh nặng của sự bi hận đang nặng trĩu tâm trí mình.

Người ta không thể tha thứ cho người khác trong một sớm một chiều; cũng không thể tha thứ chỉ bởi vì đó là một việc nên làm. Tha thứ cũng không có nghĩa là ta phải miễn cưỡng gần gũi những người mà ta cần giữ khoảng cách, hoặc quay về quá khứ để sửa đổi lỗi lầm. Đơn giản, tha thứ là sẵn sàng sống với thực tại mà không đay nghiến hay phán xét những sai lầm đã qua. Trước khi tha thứ, hãy dành thời gian để cảm nhận và thấu hiểu cặn kẽ tất cả những khúc mắc trong lòng và để tâm hồn tự tháo bỏ những rào cản đó. Khi thực tâm tha thứ cho người khác, tâm hồn ta sẽ được giải phóng, trí óc ta sẽ không còn vướng bận nỗi đau quá khứ. Tất cả sẽ được bỏ lại sau lưng.

Hãy làm như Thượng đế đã làm, hãy tha thứ cho người khác; vì như thế, bạn đã tự tha thứ cho chính mình.

[Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai – Tian Dayton, Ph. D, biên dịch:Thu Trang – Minh Tươi, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014]

Câu 1.Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 2.Theo tác giả, ta sẽ thế nào khi thực tâm tha thứ cho người khác?

Câu 3.Anh/Chị có đồng tình với quan niệm:“Khi tha thứ, ta sẽ nhận về sự thanh thản”? Vì sao?

II. LÀM VĂN [7.0 điểm]

Câu 1 [2.0 điểm] Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chi ̣hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] với chủ đề: Sống hãy biết tha thứ.

Câu 2 [5.0 điểm] Cảm nhận của anh/chị về văn bản sau:

Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng. Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy ở trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Không, Tnú sẽ không kêu! Không! Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy, bọn lính gạt ra. Tiếng kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế? Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “giết”! Tiếng chân người đạp lên trên sàn nhà ưng ào ào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!” Cụ Mết, đúng rồi, cụ Mết, đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay. Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một cây rựa sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá Tnú mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về…

[Trích “Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành]

-------HẾT-------

ĐỀ SỐ 01

PHẦN 1 – ĐỌC HIỂU

"Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn."

[Tuoitre.vn -Xây dựng bản lĩnh cá nhân]

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2.Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?

Câu 3.Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh".

Câu 4.Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?

PHẦN II – LÀM VĂN

Câu 1. [Nghị luận xã hội]

Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.

Câu 2. [Nghị luận văn học]

Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng:

"Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình."

Bằng hiểu biết về tác phẩm, anh [chị] hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

GỢI Ý LÀM BÀI

PHẦN 1 – ĐỌC HIỂU

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là phương thức nghị luận

Câu 2.Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?

- Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.

Câu 3.Tại sao tác giả cho rằng"Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh".

- Sở dĩ tác giả cho rằng bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh bởi vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh...

Câu 4.Theo anh/chị, cần làm thế nào để rèn luyện bản lĩnh sống?

- Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng

- Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

- Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực

- Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

PHẦN II – LÀM VĂN

Câu 1. [Nghị luận xã hội]

* Giải thích:

- Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

* Phân tích, chứng minh

- Ý nghĩa của việc sống bản lĩnh

+ Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.

+ Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái hay.

+ Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm.

* Bình luận, mở rộng

+ Là học sinh, bản lĩnh được biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau. Đó là khi bạn cương quyết không để cho bản thân mình quay cóp, chép bài trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn sàng đứng lên nói những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn tự giác thừa nhận và sửa sai.

* Bài học nhận thức và hành động

- Không phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người được tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách. Bằng sự can đảm, học từ những thất bại, đứng dậy từ những vấp ngã, ... mỗi chúng ta đang dần tạo nên một bản lĩnh kiên cường.

Câu 2. [Nghị luận văn học]

* Vài nét về tác giả, tác phẩm

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, cũng là một trí thức giàu lòng yêu nước. Ông có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đến với tác phẩm người đọc sẽ gặp ở đó dòng sông Hương với vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình

* Giải thích ý kiến:

- Vẻ đẹp nữ tính: Có những vẻ đẹp, phẩm chất của giới nữ [như: xinh đẹp,dàng, mềm mại, kín đáo...]

- Rất mực đa tình: Rất giàu tình cảm.

=> Ý kiến đề cập đến những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng sông Hương trong sự miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

* Phân tích vẻ đẹp sông Hương:

- Vẻ đẹp nữ tính:

+ Khi là một cô gái Digan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng. Khi là người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở với một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ.

+ Khi là một người con gái đẹp ngủ mơ màng. Khi là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Khi được ví như là Kiều, rất Kiều. Khi là người con gái Huế với sắc màu áo cưới vẫn mặc sau tiết sương giáng.

=> Dù ở bất kỳ trạng thái tồn tại nào, sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn đầy nữ tính, xinh đẹp, hiền hòa, dịu dàng, kín đáo nhưng không kém phần mãnhliệt...

- Rất mực đa tình:

+ Cuộc hành trình của sông Hương là cuộc hành trình tìm kiếm người tình mong đợi. Trong cuộc hành trình ấy, sông Hương có lúc trầm mặc, có lúc dịu dàng, cũng có lúc mãnh liệt mạnh mẽ... Song nó chỉ thực vui tươi khi đến ngoại ô thành phố, chỉ yên tâm khi nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời.

Gặp được thành phố, người tình mong đợi, con sông trở nên duyên dáng ý nhị uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến, cái đường cong ấy như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu.

+ Sông Hương qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi, muốn ở, như những vấn vương của một nỗi lòng.

+ Sông Hương đã rời khỏi kinh thành lại đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng Đông - Tây để gặp lại thành phố 1 lần cuối. Nó là nỗi vương vấn, chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Như nàng Kiều trong đêm tình tự, sông Hương chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó...

* Vài nét về nghệ thuật:

- Phối hợp kể và tả; biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh; ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất triết luận.

* Đánh giá:

- Miêu tả sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một vốn hiểu biết phong phú, một trí tưởng tưởng bay bổng.

- Đằng sau những dòng văn tài hoa, đậm chất trữ tình là một tấm lòng tha thiết với quê hương, đất nước.

ĐỀ SỐ 02

PHẦN 1 – ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

[1] Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình...

[2] Ở các nền văn hóa khác nhau có hệ chuẩn không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị chung. Đó là sống có lý tưởng, trung với nước, hiếu với cha mẹ, tình thương đối với đồng bào, trung thực với bạn bè, giữ chữ tín trong mọi quan hệ. Trong văn hóa phương Đông, Khổng tử khuyên mọi người tu tâm dưỡng tín với sáu chữ: nhất nhật tam tĩnh ngô thân. Đối với người Nhật, nhân cách văn hóa được công thức hóa: thiện, ích, đẹp. Nước ta coi trọng mục tiêu giá trị: chân, thiện, mỹ. Ở châu Âu, người ta nói tính cách, khi bàn giá trị nhân cách tiêu biểu dân tộc. Tính cách Nga được thể hiện ở lòng đôn hậu, tình thủy chung, nghĩa cử quốc tế cao cả. Khẩu hiệu tri thức là sức mạnh được nhiều nước tư bản châu Âu viện dẫn và ảnh hưởng tới hành động đã mấy trăm năm. Bí quyết hàng đầu của người Do Thái là sự trọng học, đề cao vai trò của trí tuệ, tôn sùng học vấn và tài năng. Để con gái lấy được học giả, hoặc lấy được con người là học giả làm vợ thì không tiếc tài sản. Tuy nhiên, họ cũng coi tri thức mà thiếu thực tiễn chẳng khác nào chú lừa chỉ biết thồ trên lưng sách vở.

Câu 1.Nêu nội dung chính của từng đoạn trong văn bản trên [0,5 điểm]

Câu 2.Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng ở đoạn [1] và [2] [0,75 điểm].

Câu 3.Hãy nên ít nhất 2 tiêu chí giao tiếp thể hiện văn hóa ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Trả lời trong khoảng 3-5 câu [0,75 điểm].

Câu 4.Điều gì khiến anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích. [1,0 điểm]

PHẦN II – LÀM VĂN

Câu 1: [Nghị luận xã hội]

Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về cách ứng xử của con người với chính mình.

Câu 2: [Nghị luận văn học]

Qua bài thơ"Sóng", Xuân Quỳnh"đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay"[Hà Minh Đức]

Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận trên?

Trước muôn trùng sóng bểEm nghĩ về anh, emEm nghĩ về biển lớnTừ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gióGió bắt đầu từ đâu?Em cũng không biết nữaKhi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâuCon sóng trên mặt nướcÔi con sóng nhớ bờNgày đêm không ngủ đượcLòng em nhớ đến anhCả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắcDẫu ngược về phương namNơi nào em cũng nghĩHướng về anh - một phương

GỢI Ý LÀM BÀI

PHẦN 1 – ĐỌC HIỂU

Câu 1.Chủ đề của hai đoạn văn

Đoạn [1]: Giải thích ý nghĩa khái niệm "văn hóa ứng xử"

Đoạn [2]: Các nền văn hóa khác nhau có hệ chuẩn không không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị chung

Câu 2.Thao tác lập luận chủ yếu

Đoạn [1]: Thao tác lập luận giải thích/lập luận giải thích/ thao tác giải thích/ giải thích/

Đoạn [2]: Thao tác lập luận so sánh/ lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ so sánh

Câu 3.Hãy nên ít nhất 2 tiêu chí giao tiếp thể hiện văn hóa ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Trả lời trong khoảng 3-5 câu [0,75 điểm].

- Khi giao tiếp với người trên tuổi phải có lời thưa gửi

- Khi đối thoại với một người nào đó phải chú ý nhường lượt lời cho họ.

Câu 4.Điều gì khiến anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích?

- Tuy mỗi nền văn hóa có những quy định cụ thể về cách giao tiếp, ứng xử nhưng vẫn có những giá trị chung mà chúng ta cần hiểu và tôn trọng

PHẦN 2 – LÀM VĂN

Câu 1. [Nghị luận xã hội]

* Giải thích:

+ Cách ứng xử với chính mình: Là thái độ, suy nghĩ, đánh giá về chính bản thân mình.

* Bình luận:

- Tại sao con người cần có thái độ ứng xử văn hóa với chính bản thân mình?

+ Bởi vì bất kì một người nào cũng cần hiểu rõ bản thân mình

+ Từ chỗ hiểu rõ bản thân, con người phải có thái độ, suy nghĩ , đúng đắn, tích cực về chính mình thì từ đó mới có thái độ, suy nghĩ tích cực về người khác.

Thái độ ứng cử văn hóa với chính bản thân được biểu hiện như thế nào?

- Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

- Biết phát huy điểm mạnh, hạn chế, khắc phục điểm yếu

- Không tự đánh giá quá cao về bản thân mình đồng thời cũng không tự hạ thấp mình

- Trân trọng, giữ gìn cả vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn.

Ý nghĩa của việc hình thành văn hóa ứng xử với chính bản thân

- Nâng cao giá trị bản thân

- Là cơ sở, nền tảng trong quan hệ ứng xử với những người xung quanh

Bài học nhận thức, hành động

- Trước khi nhận thức, đánh giá về người khác, cần nhận thức, đánh giá về chính mình

Câu 2. [Nghị luận văn học]

* Giới thiệu chung:

- Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.

- Bài thơ "Sóng" được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền [Thái Bình], lúc đó XQ mới 25 tuổi trẻ trung, yêu đời. Đây là một bài thơ đặc sắc viết rất hay về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người.

- Trích dẫn ý kiến.

* Giải thích ý kiến:

- Ý kiến thứ nhất: "bài thơ thể hiện một tình yêu có tính chất truyền thống"

Tính chất truyền thống là quan niệm có từ xa xưa, được bảo tồn trong đời sống hiện đại. Trong tình yêu, nó được thể hiện ở những nét đẹp truyền thống: đằm thắm, dịu dàng, thủy chung,...

- Ý kiến thứ hai: " Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu". Tính hiện đại chỉ quan niệm mới mẻ, không bị ràng buộc bới ý thức hệ tư tưởng phong kiến. Về tình yêu, sự mới mẻ, hiện đại thể hiện ở sự chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt, khát vọng mạnh mẽ táo bạo về những rung động rạo rực cảm xúc trong lòng, tin vào sức mạnh của tình yêu.

=> Khẳng định: hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau làm nên vẻ đẹp cảu bài thơ: bài thơ thể hiện quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu rất mực mới mẻ, hiện đại lại mang vẻ đẹp truyền thống.

* Cảm nhận về bài thơ:

- Bài thơ thể hiện một tình yêu mang tính truyền thống:

+ Nỗi nhớ thương trong tình yêu được thể hiện qua hình tượng sóng và em "Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức". Nỗi nhớ thường trực, da diết, mãnh liệt suốt đêm ngày.

+ Tình yêu gắn liền với sự chung thủy: Với em không chỉ có phương Bắc, phương Nam mà còn có cả "phương anh". Đó là phương của tình yêu đôi lứa, là không gian của tương tư.

+ Tình yêu gắn với khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc: Cũng như sóng, dù muôn vàn cách trở rồi cuối cùng cũng đến được bờ, người phụ nữ trên hành trình đi tìm hạnh phúc cho dù lắm chông gai nhưng vẫn tin tưởng sẽ cập bến.

- Bài thơ thể hiện một tình yêu mang tính chất hiện đại:

+ Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ

+ Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình "Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể". So sánh: không còn sự thụ động, chờ đợi tình yêu mà chủ động, khao khát kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt.

+ Người con gái dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời.

* Nghệ thuật:

- Thể thơ năm chữ, nhịp điệu thơ đa dạng, linh hoạt tạo nên âm hưởng của những con sóng: lúc dạt dào sôi nổi, lúc sâu lắng dịu êm rất phù hợp với việc gởi gắm tâm tư sâu kín và những trạng thái tình cảm phức tạp của tâm hồn.

- Cấu trúc bài thơ được xác lập theo kiểu đan xen giữa hình tượng sóng-bờ, anh-em cũng góp phần làm nên nét đặc sắc cho bài thơ.

* Đánh giá:

- Hai ý kiến đều đúng, thể hiện những vẻ đẹp , những khía cạnh khác nhau trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu, thể hiện rõ những quan niệm mang tính mới mẻ, hiện đại, thậm chí táo bạo, chân thực, mãnh liệt, nồng nàn, đắm say của Xuân Quỳnh về tình yêu. Nhưng mặt khác. Quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh có cốt rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc vì thế thơ Xuân quỳnh nói chung và bài thơ "Sóng" nói riêng tạo sự đồng điệu trong nhiều thế hệ độc giả.

- Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc cảm nhận bài thơ ở cả bề mặt, chiều sâu và có những phát hiện thú vị, mới mẻ trong mĩ cảm. "Sóng" xứng đáng là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ tình hiện đại Việt Nam nói chung

Tổng hợp đề đọc hiểu – nghị luận xã hội ôn thi THPT Quốc gia 2018

Đề 1: Đề đọc hiểu về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.

Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “ Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh…Ngày nay cúc vẫn được dùng để chữa bệnh. Tên y học của cúc là Liêu chi.

[ Theo Almanach người mẹ và phái đẹp, NXB Văn hóa – Thông tin, 1990]

Đoạn văn giải thích điều gì?

Hãy đặt tiêu đề cho đoạn văn.

Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?

Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi trong đoạ

Video liên quan

Chủ Đề