Trường đại học kinh tế tp hcm đổi tên

Chủ nhật , 03/10/2021, 18:53 PM

Mới đây, trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã tổ chức các phiên họp trực tuyến triển khai đề án tái cấu trúc Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, hình thành Đại học UEH và phát triển đa ngành. Đề án tái cấu trúc nhà trường từ nay đến năm 2030 chia làm 2 giai đoạn:

Nguồn ảnh: Thptquocgia.Edu.Vn

Giai đoạn 1 [2021 – 2025]: Hình thành Đại học UEH đa ngành, đa lĩnh vực về Kinh tế, Kinh doanh – Quản lý, Khoa học xã hội và công nghệ trên cơ sở tái cấu trúc Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hiện nay thành 3 trường thành viên gồm Trường Kinh doanh; Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước; Trường Công nghệ và Thiết kế.

Giai đoạn 2 [2026 – 2030]: Đại học UEH hình thành thêm Trường Quốc tế và nâng cấp Phân hiệu Vĩnh Long thành trường Đại học của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đẩy mạnh đào tạo quốc tế và phát triển mở rộng ở địa phương, được công nhận trong khu vực Châu Á với xếp hạng trong 500 trường đại học tốt nhất Châu Á.

Tại hội nghị, gần 96% giảng viên, viên chức, người lao động đề xuất lấy tên "UEH" là tên trường mới của trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

Theo GS-TS Nguyễn Đông Phong, UEH xuất phát là từ tiếng Anh viết tắt của Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh [University of Economics Ho Chi Minh City – PV]. Tuy nhiên, khi đổi tên thành ‘Đại học UEH’, lúc này tên gọi này là một tên riêng, giống như một số trường ĐH khác tại Việt Nam như RMIT, FPT…

“UEH là tên viết tắt của trường đã sử dụng từ lâu, thể hiện truyền thống 45 năm phát triển của nhà trường. Vì vậy, đề xuất lấy tên ‘Đại học UEH’ này quen thuộc với nhiều thế hiện giảng viên, viên chức, người lao động, người học và các đối tác của trường”, GS Phong chia sẻ.

Theo Thanh niên, GS-TS Nguyễn Đông Phong, tên gọi mới này đã được Đảng uỷ thông qua 100% trong cuộc họp ngày 2/10. Trong tuần tới, Hội đồng trường sẽ có cuộc họp để thông qua đề án, trong đó có tên gọi mới. “Hiện đề án tái cấu trúc ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, hình thành Đại học UEH đã được chuẩn bị xong. Dự kiến, cuối tháng 10 trường sẽ công bố việc thành lập 3 trường thành viên.

Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh được thành lập năm 1976. Đây là trường đại học khối ngành kinh tế, quản lý đầu tiên ra đời [trực thuộc Bộ ĐH và Trung học chuyên nghiệp] với nhiệm vụ đào tạo cán bộ nghiên cứu, quản lý, giảng dạy cho khối ngành kinh tế đáp ứng nhu cầu cấp bách của miền Nam sau giải phóng, thống nhất đất nước, đặt nền móng ban đầu trở thành một trong các trường đại học hàng đầu cả nước trong đào tạo và nghiên cứu về khoa học kinh tế, quản trị kinh doanh, và luật.

Cùng thời gian đó, Trường ĐH Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh cũng được thành lập tháng 10/1976, là Cơ sở II của Trường ĐH Tài chính Kế toán Hà Nội tại TP.HCM [đến năm 1988 trực thuộc Bộ Tài Chính].

Đến 27/01/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 16/CP về việc thành lập ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, sau đó Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quyết định số 2819/GD-ĐT ngày 9/7/1996 thành lập Trường ĐH Kinh tế thuộc ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở hợp nhất Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh và Khoa Kinh tế của Trường ĐH Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 10/10/2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg, thay đổi tổ chức của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tách Trường ĐH Kinh tế ra khỏi ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, trở thành Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ GD-ĐT.

UEH lâu nay là tên viết tắt bằng tiếng Anh - University of Economics Ho Chi Minh City của Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

[PLO]-  Tái cấu trúc là xu hướng tất yếu, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của UEH.

Sáng ngày 21-10, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM [UEH] đã gặp gỡ các cơ quan truyền thông liên quan đến chiến lược tái cấu trúc Trường Đại học Kinh tế TP.HCM thành Đại học UEH đa ngành và bền vững.

Lãnh đạo trường cho hay, để phù hợp với định hướng đa ngành và bền vững, nhà trường đang từng bước triển khai đổi tên thành Đại học UEH.

Đây cũng là tên gọi nhận được sự thống nhất cao trong hội nghị các cấp của nhà trường, với hơn 95% giảng viên, viên chức, người lao đồng đồng thuận; đồng thuận tuyệt đối trong Đảng ủy và thành viên Hội đồng trường.

GS.TS. Nguyễn Đông Phong - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường UEH chia sẻ: tái cấu trúc là xu hướng tất yếu, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của UEH. Mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực là xu hướng phổ biến của thế giới, giúp phát huy năng lực nghiên cứu, đào tạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường; tiếp cận các dự án đào tạo, nghiên cứu, tư vấn có tầm cỡ.  

Đại học đa ngành có nhiều thuận lợi khi tham gia bảng xếp hạng quốc tế, triển khai các hoạt động hợp tác, nâng cao vị thế và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của trường.

“Trong giai đoạn mới dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng phát triển bền vững toàn cầu, Nhà trường đã xây dựng đề án tái cấu trúc nhằm mục tiêu trở thành Đại học đa ngành và bền vững, xây dựng danh tiếng học thuật trong khu vực và thế giới, lấy việc đóng góp cho tương lai bền vững của cộng đồng và xã hội làm đích đến”, ông Phong nhấn mạnh.

Giải thích thêm về vấn đề này, GS Sử Đình Thành - Hiệu trưởng UEH nói cho rằng, UEH là vốn tên gọi quen thuộc của nhà trường trong 45 năm qua và đã trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường.

Thương hiệu UEH được nhà trường sử dụng trong hoạt động hợp tác về nghiên cứu, chương trình trao đổi, chuyển tiếp giảng viên, sinh viên UEH, và được biết đến và tin tưởng của hơn 125 đối tác giáo dục quốc tế; Đây cũng là tên gọi thân thương của hơn 1.600 viên chức, cựu viên chức, người lao động qua các thời kỳ, hơn 30.000 người học và hơn 200.000 cựu sinh viên khi nghĩ và nói về trường…

“Tên gọi Đại học UEH sẽ là một tên riêng với nhiều ý nghĩa đặc biệt và là lựa chọn tốt để phát huy các giá trị truyền thống, giúp nhà trường tiếp tục phát triển trên con đường sắp tới.

Được định vị như một tên riêng, tên gọi UEH mang nhiều ý nghĩa, gắn liền với các sứ mạng, tầm nhìn định hướng phát triển theo từng giai đoạn của mô hình Đại học Đa ngành và bền vững”, GS Sử Đình Thành nhấn mạnh.


GS.TS. Nguyễn Đông Phong , Chủ tịch Hội đồng trường UEH  [bên trái ảnh] phát biểu tại buổi gặp mặt

Lộ trình tái cấu trúc, hướng đến Đại học UEH Đa ngành và Bền vững được hoạch định trong 3 bước:

Năm 2021: Thành lập 3 Trường thuộc UEH gồm: Trường Kinh doanh UEH; Trường Kinh Tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH; Trường Công Nghệ Và Thiết Kế UEH. Từ dẫn đầu lĩnh vực kinh tế, quản lý, luật tại Việt Nam trở thành Đại học đa ngành, đa lĩnh vực về Kinh tế, Kinh doanh - Quản lý, Khoa học Xã hội, Công nghệ và Thiết kế.

2022-2025: Xây dựng đề án thành lập Đại học UEH, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục Đại học sửa đổi.

2026-2030: Thành lập Trường quốc tế trên cơ sở Viện Đào tạo quốc tế ISB, nâng cấp Phân hiệu Vĩnh Long thành Trường đại học của khu vực ĐBSCL. Năm 2030 sẽ trở thành Đại học UEH Đa ngành và Bền vững, có danh tiếng học thuật trong khu vực Châu Á và hội nhập hoàn toàn thế giới.

PV

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề