Tư tưởng đạo đức cách mạng

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, vì sự ấm no và hạnh phúc của nhân dân, Bác Hồ là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức. Những tư tưởng lớn của Bác về đạo đức đã nằm trong những bài viết, bài nói ngắn gọn, được diễn tả rất cô đọng, hàm súc, rất quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Bản thân Người lại thực hiện trước nhất và nhiều nhất những tư tưởng ấy, nhiều hơn cả những điều Người đã nói, đã viết về đạo đức. Bác Hồ vừa là một nhà đạo đức học lớn, vừa là tấm gương đạo đức trong sáng nhất, tiêu biểu nhất đã được cả thế giới thừa nhận. Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Bác [19/5/1890- 19/5/2020]; tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trân trọng giới thiệu khái quát những nội dung cơ bản nhất tư tưởng của Bác về đạo đức.

Ảnh tư liệu.

Học tập tư tưởng đạo đức Bác Hồ không chỉ thông qua những tác phẩm của Người về đạo đức, mà quan trọng hơn phải thông qua chính hành vi được thể hiện trong toàn bộ hoạt động thực tiễn của Bác, thông qua mẫu mực đạo đức trong sáng mà Bác đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta và cho nhân loại. Đó là sự thống nhất giữa tư tưởng và hành vi, giữa lý luận và thực tiễn trong con người Bác Hồ - Hồ Chí Minh. Trong bài diễn văn tại Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh [19/5/1890 - 19/5/2020], Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, khẳng định: Hồ Chí Minh là Tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng. Người là biểu tượng về ý chí, nghị lực và sự phấn đấu nỗ lực không mệt mỏi để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Người luôn nêu gương sáng về tính kiên định, bản lĩnh, lòng trung thành tuyệt đối với mục tiêu, lý tưởng cách mạng; tấm gương gần dân, tin dân, yêu thương quý trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Với tư duy độc lập và sáng tạo, Bác Hồ đã xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức truyền thống, đề xuất, bổ sung những khái niệm, những phạm trù mang tính tư tưởng đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Đạo đức mới - đạo đức cách mạng do Bác Hồ đề xướng và cùng với Đảng dày công xây dựng, bồi đắp là đạo đức mang bản chất giai cấp công nhân, kết hợp với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những tinh hoa đạo đức của nhân loại.

Theo Bác Hồ, đạo đức chính là những phẩm chất đòi hỏi con người cần phải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, để cống hiến được nhiều nhất cho cuộc đấu tranh đó. Đạo đức là nguồn gốc, là nền tảng của người cách mạng, cũng như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối. Bởi vì, muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc mình. Phải có tâm, có đức mới giữ vững được chủ nghĩa Mác - Lênin và đưa được chủ nghĩa Mác - Lênin vào cuộc sống. Trong mối quan hệ giữa đạo đức và trí tuệ, đức và tài, Bác Hồ đã nêu một số quan điểm lớn: Phải có đức để đi đến cái trí. Vì khi đã có cái trí, thì cái đức chính là cái bảo đảm cho người cách mạng giữ vững chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận, đã đi theo.

Quan điểm lấy đức làm gốc của Bác, không có nghĩa tuyệt đối hóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Đức là gốc, nhưng đức và tài, hồng và chuyên phải kết hợp, phẩm chất và năng lực phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia. Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Khi đã thấy sức không vươn lên được thì đối với ai có tài hơn mình, mình sẵn sàng học tập, ủng hộ và nhường bước để họ vượt lên trước. Ý nghĩa của đức là gốc chính là ở chỗ đó.

Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Bác Hồ đã nêu 23 điểm thuộc tư cách một người cách mạng, trong đó chủ yếu là những tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện trong ba mối quan hệ: với mình, với người và với việc. Bác căn dặn, đối với mình: chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ. Phải luôn cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm, tự phê bình. Đối với người: chớ nịnh hót người trên. Chớ xem khinh người dưới. Phải chân thành, khiêm tốn, phải thật thà, đoàn kết. Đối với việc: phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà. Đã phụ trách việc gì, thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi, đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm. Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh.... Người viết: Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạnglàm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.

Vấn đề đạo đức được Bác Hồ xem xét một cách toàn diện, đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền. Người yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thật trong sạch, Đảng phải là đạo đức, là văn minh, thì mới hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Trong bản Di chúc thiêng liêng, vô giá để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta trước lúc đi xa, trước hết Bác nói về Đảng, và vấn đề đạo đức đã được Người đặc biệt nhấn mạnh: Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Những phẩm chất đạo đức được Bác Hồ nêu ra phù hợp với từng đối tượng, khi Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ. Từ đó, Bác Hồ khái quát thành những phẩm chất đạo đức chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam, những phẩm chất cơ bản đó là: Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư [đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mọi người. Vì vây, Bác Hồ đã đề cập đến phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất trong suốt cuộc đời hoat động cách mạng của mình từ Đường Kách mệnh cho đến bản Di chúc cuối cùng]; và tinh thần quốc tế trong sáng.

Để xây dựng nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng, Bác Hồ đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản để định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng, cũng như cho việc rèn luyện của đảng viện, cán bộ, của mỗi người, đó là: Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; xây đi đôi với chống; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

Tư tưởng Bác Hồ, trong đó có tư tưởng đạo đức của Người mãi dẫn lối, soi đường cho Đảng ta, dân tộc ta. Đặc biệt, hiện nay, toàn Đảng đang triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII] về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ, và tiến hành đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tư tưởng của Bác về đạo đức, xây dựng, tu dưỡng rèn luyện đạo đức luôn soi sáng để Đảng ta, mỗi đảng viên, cán bộ phấn đấu, tu dưỡng để thật sự là những cán bộ đảng viên có đạo đức và tài năng, phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên, xứng đáng với vai trò, sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và sự tin cậy, kỳ vọng của nhân dân; xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh để đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.

Việt Thanh

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, vì sự ấm no và hạnh phúc của nhân dân, Bác Hồ là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức. Những tư tưởng lớn của Bác về đạo đức đã nằm trong những bài viết, bài nói ngắn gọn, được diễn tả rất cô đọng, hàm súc, rất quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Bản thân Người lại thực hiện trước nhất và nhiều nhất những tư tưởng ấy, nhiều hơn cả những điều Người đã nói, đã viết về đạo đức. Bác Hồ vừa là một nhà đạo đức học lớn, vừa là tấm gương đạo đức trong sáng nhất, tiêu biểu nhất đã được cả thế giới thừa nhận. Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Bác [19/5/1890- 19/5/2020]; tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trân trọng giới thiệu khái quát những nội dung cơ bản nhất tư tưởng của Bác về đạo đức. Ảnh tư liệu. Học tập tư tưởng đạo đức Bác Hồ không chỉ thông qua những tác phẩm của Người về đạo đức, mà quan trọng hơn phải thông qua chính hành vi được thể hiện trong toàn bộ hoạt động thực tiễn của Bác, thông qua mẫu mực đạo đức trong sáng mà Bác đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta và cho nhân loại. Đó là sự thống nhất giữa tư tưởng và hành vi, giữa lý luận và thực tiễn trong con người Bác Hồ - Hồ Chí Minh. Trong bài diễn văn tại Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh [19/5/1890 - 19/5/2020], Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, khẳng định: Hồ Chí Minh là Tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng. Người là biểu tượng về ý chí, nghị lực và sự phấn đấu nỗ lực không mệt mỏi để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Người luôn nêu gương sáng về tính kiên định, bản lĩnh, lòng trung thành tuyệt đối với mục tiêu, lý tưởng cách mạng; tấm gương gần dân, tin dân, yêu thương quý trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Với tư duy độc lập và sáng tạo, Bác Hồ đã xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức truyền thống, đề xuất, bổ sung những khái niệm, những phạm trù mang tính tư tưởng đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Đạo đức mới - đạo đức cách mạng do Bác Hồ đề xướng và cùng với Đảng dày công xây dựng, bồi đắp là đạo đức mang bản chất giai cấp công nhân, kết hợp với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những tinh hoa đạo đức của nhân loại. Theo Bác Hồ, đạo đức chính là những phẩm chất đòi hỏi con người cần phải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, để cống hiến được nhiều nhất cho cuộc đấu tranh đó. Đạo đức là nguồn gốc, là nền tảng của người cách mạng, cũng như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối. Bởi vì, muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc mình. Phải có tâm, có đức mới giữ vững được chủ nghĩa Mác - Lênin và đưa được chủ nghĩa Mác - Lênin vào cuộc sống. Trong mối quan hệ giữa đạo đức và trí tuệ, đức và tài, Bác Hồ đã nêu một số quan điểm lớn: Phải có đức để đi đến cái trí. Vì khi đã có cái trí, thì cái đức chính là cái bảo đảm cho người cách mạng giữ vững chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận, đã đi theo. Quan điểm lấy đức làm gốc của Bác, không có nghĩa tuyệt đối hóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Đức là gốc, nhưng đức và tài, hồng và chuyên phải kết hợp, phẩm chất và năng lực phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia. Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Khi đã thấy sức không vươn lên được thì đối với ai có tài hơn mình, mình sẵn sàng học tập, ủng hộ và nhường bước để họ vượt lên trước. Ý nghĩa của đức là gốc chính là ở chỗ đó. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Bác Hồ đã nêu 23 điểm thuộc tư cách một người cách mạng, trong đó chủ yếu là những tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện trong ba mối quan hệ: với mình, với người và với việc. Bác căn dặn, đối với mình: chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ. Phải luôn cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm, tự phê bình. Đối với người: chớ nịnh hót người trên. Chớ xem khinh người dưới. Phải chân thành, khiêm tốn, phải thật thà, đoàn kết. Đối với việc: phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà. Đã phụ trách việc gì, thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi, đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm. Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh.... Người viết: Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạnglàm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Vấn đề đạo đức được Bác Hồ xem xét một cách toàn diện, đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền. Người yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thật trong sạch, Đảng phải là đạo đức, là văn minh, thì mới hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Trong bản Di chúc thiêng liêng, vô giá để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta trước lúc đi xa, trước hết Bác nói về Đảng, và vấn đề đạo đức đã được Người đặc biệt nhấn mạnh: Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Những phẩm chất đạo đức được Bác Hồ nêu ra phù hợp với từng đối tượng, khi Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ. Từ đó, Bác Hồ khái quát thành những phẩm chất đạo đức chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam, những phẩm chất cơ bản đó là: Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư [đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mọi người. Vì vây, Bác Hồ đã đề cập đến phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất trong suốt cuộc đời hoat động cách mạng của mình từ Đường Kách mệnh cho đến bản Di chúc cuối cùng]; và tinh thần quốc tế trong sáng. Để xây dựng nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng, Bác Hồ đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản để định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng, cũng như cho việc rèn luyện của đảng viện, cán bộ, của mỗi người, đó là: Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; xây đi đôi với chống; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. Tư tưởng Bác Hồ, trong đó có tư tưởng đạo đức của Người mãi dẫn lối, soi đường cho Đảng ta, dân tộc ta. Đặc biệt, hiện nay, toàn Đảng đang triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII] về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ, và tiến hành đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tư tưởng của Bác về đạo đức, xây dựng, tu dưỡng rèn luyện đạo đức luôn soi sáng để Đảng ta, mỗi đảng viên, cán bộ phấn đấu, tu dưỡng để thật sự là những cán bộ đảng viên có đạo đức và tài năng, phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên, xứng đáng với vai trò, sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và sự tin cậy, kỳ vọng của nhân dân; xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh để đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn. Việt Thanh

Các bài khác

  • Thiếu nhi Yên Sơn làm theo lời bác [04/06/2020]
  • Mãi mãi ơn Người - Hồ Chí Minh [03/06/2020]
  • Chủ động đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên mạng xã hội [01/06/2020]
  • Xây dựng phong cách người đứng đầu theo tư tưởng của Bác Hồ [27/05/2020]
  • Những sinh nhật Bác Hồ ở Tuyên Quang [19/05/2020]
  • Công an Tuyên Quang làm theo lời Bác [19/05/2020]
  • Dấu ấn Bác Hồ trên vùng chiến khu xưa [18/05/2020]
  • Những địa danh và thời gian Bác Hồ ở, làm việc trên đất Tuyên Quang [18/05/2020]
  • Hồ Chí Minh-Nguồn cảm hứng bất tận về cách mạng và văn hóa của nhân loại [18/05/2020]
  • Tuyên Quang trong tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh [18/05/2020]
Xem thêm »
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Video liên quan

Chủ Đề