Uống thuốc tây bao lâu thì uống thuốc bắc

Dùng kết hợp đông - tây dược không chỉ dựa theo nhu cầu chữa bệnh mà còn phải căn cứ vào nguyên tắc dùng thuốc và đặc tính của chúng. Cần chú ý một số đặc điểm sau để tránh phản ứng xấu hoặc sự kháng thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không nên dùng chung với thuốc tây

Không dùng kháng sinh cùng một số vị thuốc bắc

Các loại thuốc như tetracycline, terramycin, aureomycin không thể dùng lẫn với thuốc bắc có chứa ion kim loại như canxi, magiê, nhôm.. như viên giải độc ngưu hoàng, viên chu tằng, phèn chua, từ thạch, hoạt thạch, mẫu lệ, con sò, bột trân châu...

Trong tây y, thuốc tetracydine chủ yếu dùng để tiêu viên, dễ kết hợp với các chất vô cơ như canxi, magiê, sắt... tạo thành những hợp chất khó hấp thu, làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị. Ví dụ khi dùng kháng sinh không nên dùng viên giải độc ngưu hoàng vì thành phần chủ yếu của viên giải độc ngưu hoàng là thạch cao trong đó có satimite dùng chung với kháng sinh sẽ loại trừ tác dụng kháng viên của kháng sinh.

Tránh sử dụng thuốc bắc với các loại thuốc tăng cường tiêu hóa

Các loại thuốc trợ tiêu hóa như pepsin, viên đa men, oancreatin không thể dùng chung với đại hoàng và một số loại thuốc bắc đã bào chế có đại hoàng như viên giải độc ngưu hoàng, viên giải nhiệt... vì đại hoàng sẽ gây ức chế đối với các loại thuốc trị tiêu hóa dạng enzyme.

Những loại thuốc này cũng không thể dùng chung với thuốc bắc có acit ellagic [thuốc thuộc da] như ngũ bội tử, hỗ trượng, tủ kim đinh vì sẽ gây kết tủa và mất tác dụng. Các loại thuốc được bào chế theo kiểu nung như huyết dư than, hà diệp than, bồ hoàng than, vỏ sò nung... sẽ hấp phụ các loại men tiêu hóa làm giảm hiệu quả chữa bệnh.

Tránh sử dụng thuốc hải dương với thuốc tây

Hải dương là những vị thuốc có nguồn gốc từ biển. Các loại thuốc làm bằng vỏ động vật nhuyễn thể như mẫu lệ, vỏ sò, hải phiêu tiêu, thạch quyết minh, vỏ hến, hải phù thạch, bột trân châu... đều chứa các ion kim loại như canxi, magiê, nhôm, sắt... không thể uống cùng với tetracycline, rimifon, doxycycline, tenamycin, nếu không, sẽ tạo thành những hợp chất khó tan, lại khó hấp thu làm kém tác dụng kháng khuẩn.

Dùng các loại thuốc hải dương chứa ion kim loại với thuốc tây thuộc các nhóm thuốc cephalo, penicillin, luminal, phenytoin sodium, phenylbutazone, aspirin, antinfan furadantin... sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc tây.

Khi uống rượu hải long, hải cẩu, hải mã... không nên uống các loại thuốc phenformin, dicaumarin, tolbutaminde, analgin. Vì rượu này làm tăng hoạt lực của men thuốc trong gan khiến tốc độ chuyển hóa thuốc tây tăng nhanh, giảm thấp hiệu quả điều trị. Nếu dùng chung với các loại thuốc như norimiframine, imiramine, amitilin không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc mà còn gây phản ứng độc hại.

Uống dầu cá tránh không dùng với neomycin và cholestyramine vì sẽ làm giảm sụ hấp thụ của vitamin A, D trong dầu cá. Cũng tránh dùng một lúc với các loại diazepara, luminal, libruum vì sẽ làm tăng nhanh sự chuyển hóa vitamin.

Tránh dùng đồng thời với thuốc tetramisole, tuy tác dụng tẩy giun có tăng nhung phản ứng độc hại cũng tăng. Hải đới kiêng dùng với resepine, berbenne và atropine, nếu không sẽ gây phản ứng lắng đọng trong đường ruột, khiến cả hai đều mất tác dụng.

Uống thuốc cần biết

- Khi dùng các loại thuốc bổ như nhân sâm, nhung hươu, đảng sâm, bạch truật, sơn dược, hoàng kỳ, địa hoàng, hà thủ ô... không được ăn củ cải, kiêng uống nước trà và thức ăn tính kiềm.

- Khi uống hoàng liên cam thảo cần kiêng thịt lợn.

- Uống uy linh, thổ phục linh kiêng uống trà.

- Uống đảng sâm, phục linh kiêng ăn nấm.

- Khi dùng bạc hà kiêng ăn thịt ba ba.

- Thường xuyên dùng sơn dược kiêng hành sống.

- Khi dùng miệt giáp [mai ba ba] kiêng rau dền.

- Dùng kinh giới kiêng cua, cá.

- Uống mật ong kiêng hành, tỏi.

- Thiên môn đông kị cá chép.

- Mạt sắt kiêng lá chè.

- Bạch truật kiêng đào, mận.

- Địa long kị đậu phụ.

- Bị phong hàn cảm mạo, thấp nhiệt kiêng các thứ nhiều dầu mỡ, chua chát.

- Bị đờm thấp khó thông, đau bụng, tiêu chảy kiêng ăn các loại hoa quả lạnh.

- Bị ghẻ lở, mụn nhọt kiêng ăn các thứ tanh như tôm, cá, hến, sò...

- Các bệnh phát do nhiệt phải kiêng thuốc, rượu, các chất đắng và thức ăn xào, rán.

Không thêm đường vào thuốc bắc

Nước thuốc bắc sau khi sắc có vị đắng chát làm cho nhiều người cảm thấy khó uống, tuy vậy không nên tùy tiện cho đường vào cho dễ uống.

Do các thành phần trong thuốc bắc tương đối phức tạp, trong đường có nhiều nguyên tố sắt, canxi và tạp chất. Khi protein và chất tannin cũng như một số thành phần khác trong thuốc bắc kết hợp với chúng sẽ gây ra phản ứng hóa học, làm cho những thành phần hữu ích trong thuốc bị kết tủa, biến chất, sinh ra hiện tượng vẩn đục, lắng đọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc mà còn có tác hại cho sức khỏe.

Hơn nữa một số loại thuốc phải dùng vị đắng để kích thích sự phân tiết của tuyến tiêu hóa nhằm phát huy tác dụng chữa bệnh. Nếu thêm đường sẽ mất tác dụng này và không đạt kết quả chữa trị. Đường có thể gây cản trở tới việc hấp thu các nguyên tố vi lượng và vitamin, ảnh hưởng tới hiệu quả của một số thuốc giải nhiệt, làm phân giải thành phần hữu ích của một số loại thuốc.

Kinh nghiệm sắc thuốc

Thuốc giải cảm, tiêu hóa: Không nên sắc lâu, khoảng 15 - 20 phút là được. Nên uống nóng, nước thuốc không lấy quá ít. Sau khi uống tránh gió, tránh ăn đồ sống và lạnh.

Thuốc thanh nhiệt, giải độc, cầm máu: Thời gian sắc thuốc thường là sau khi sôi 30 phút. Uống nóng, kiêng ăn cay, đắng và những món có mùi tanh như tôm, cua, cá, sò hến. Với những bệnh nhân bị xuất huyết như thổ huyết, chảy máu cam, nước thuốc cần lấy đặc, uống ấm chứ không uống nóng để tránh chảy thêm nhiều máu. Bệnh nhân xuất huyết sau khi uống thuốc cấm dùng rượu, thuốc và chất kích thích.

Thuốc chống nôn: Uống nguội, nhung không quá lạnh. Nếu uống xong vẫn nôn, lấy gừng sống rửa sạch, giã nát vắt lấy nước đun sôi, uống ấm. Kiêng ăn đồ sống, lạnh, tanh.

Thuốc điều khí: Khi sắc đậy thật kín vung, sau khi sôi, giữ lửa nhỏ để tránh bay khí vị, uống hết khi nước thuốc còn ấm. Kiêng ăn đồ sống, lạnh và đầy hơi.

Thuốc bổ: tránh sắc thuốc vội vàng, to lửa mà phải đun từ từ. Thời gian sắc khoảng 40 - 60 phút. Nước thuốc sắc phải đặc.

Thuốc bổ máu: Cách sắc như thuốc bổ, kiêng uống nguội, nên uống ấm.

Thuốc phong thấp: Nước thuốc nên lấy nhiều một chút để gia tăng lượng đi tiểu, làm cho chất độc theo nước tiểu thải ra ngoài. Không ăn những đồ chua chát.

Thuốc hãm mồ hôi: Mồ hôi là dịch của tim, ra nhiều sẽ hại dương dẫn đến hoa mắt, mỏi mệt, tinh thần phờ phạc. Uống khi nước thuốc còn hơi ấm, làm cho tinh thần được ổn thỏa. Tránh suy nghĩ nhiều, kiêng ăn những thứ gây hao khí, động huyết.

Thuốc chữa ghẻ lở, mụn nhọt: Kiêng ăn những thứ cay đắng, tanh như tía tô, cá tươi, tôm, cua, ếch...

* Dụng cụ sắc thuốc: nên sắc bằng nồi đất, ấm đất hoặc đồ tráng men không sứt mẻ. Tuyệt đối không dùng xoong, nồi kim loại sắc thuốc. Nếu sắc bằng nước máy nên lấy 1 ấm để lắng chừng một tiếng hãy dùng, không dùng phần nước lắng bên dưới. Sắc thuốc bằng nước lạnh, không dùng nước nóng hoặc nước sôi để sắc.

Theo Tư vấn tiêu dùng


Không nên uống thuốc Đông y và Tây y cùng một lúc


Thu giữ thuốc đông y và dụng cụ y tế không nguồn gốc

Báo động chất lượng dược liệu và thuốc đông dược

Phát hiện cơ sở sản xuất thuốc Đông y trộn tân dược

Sắc và uống thuốc Đông y thế nào cho đúng?


Dùng theo chỉ định của bác sỹ

Dùng kết hợp Đông, Tây y như thế nào bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ. Nguyên tắc kết hợp thuốc phải dựa vào nguyên tắc dùng thuốc, tính chất của thuốc, loại thuốc cần kết hợp, liều lượng thuốc để tránh xảy ra tương tác giữa các loại thuốc.

Bạn đang xem: Thuốc tây và thuốc bắc uống cách nhau bao lâu


Hiểu rõ nguyên tắc dùng thuốc

Khi dùng phương pháp Đông Tây y kết hợp, bạn cần phối hợp theo nguyên tắc tiêu bản kiêm trị [điều trị tận gốc], thuốc Đông y điều trị nguyên nhân chính gây bệnh, điều trị các bệnh mạn tính, còn thuốc Tây Y điều trị triệu chứng, các bệnh cấp tính. Ví dụ: Khi điều trị viêm phế quản mạn thì phải dùng bài thuốc Đông y để điều trị căn nguyên gây bệnh, ngoài ra người bệnh có thể phối hợp thêm các loại kháng sinh nhằm trừ đàm, chống viêm.

Thuốc Đông y giúp điều trị căn nguyên gây bệnh

Các loại thuốc Đông, Tây y không nên kết hợp cùng nhau

Khi sử dụng thuốc Tây y và Đông Y bạn nên uống cách xa nhau, không nên uống cùng một lúc. Ví dụ các loại thuốc kháng sinh có tác dụng diệt hoặc ức chế vi khuẩn và hệ thống men trong cơ thể thì không được uống với các vị thuốc Đông y có chứa các vi sinh vật và các loại men như thần khúc, đậu xị… vì có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc.

Các loại thuốc có nguồn gốc alkaloid như atropin, cafein, theophyllin, stricnin, corticoid… không thể uống cùng các thuốc y học cổ truyền như ô đầu, hoàng liên, mã tiền… vì có thể làm tăng độc tính, dẫn đến tình trạng ngộ độc.


Đan sâm và một số thuốc hoạt huyết trong Đông y không được cùng dùng với các thuốc đông máu trong Tây y như vitamin K, thrombin…. vì đan sâm có tác dụng ức chế chức năng tiểu cầu…


Kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin không nên uống cùng các vị thuốc chứa nhiều calci, magne… như thạch cao, mẫu lệ, hoạt thạch, mẫu lệ, bột trân châu vì làm giảm hiệu lực của thuốc và làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn.


Một số thuốc Đông y có vị chua như: Ô mai, sơn tra, nữ trinh tử, ngũ vị tử… nếu cùng dùng với những thuốc Tây có tính kiềm như aminophylline, bicarbornat sẽ gây phản ứng trung hòa kiềm toan, từ đó giảm khả năng hấp thu cả hai loại thuốc.

Sơn tra không nên dùng chung với các loại thuốc Tây có tính kiềm

Các vị thuốc như đào nhân, hạnh nhân không nên uống cùng với các tân dược thuộc nhóm an thần, gây mê, gây tê vì có thể gây ức chế trung khu hô hấp và rối loạn chức năng gan.

Xem thêm: Để Rồi Chỉ Còn Mình Anh Lạc Vào Nỗi Đau, Nguyễn Hồng Ân

Các thuốc cường tim thuộc nhóm digitalis không được uống cùng với các dược liệu như trúc đào, vạn niên thanh vì có thể gây rối loạn nhịp tim. 

Các thuốc thuộc nhóm sulfanilamide không nên uống cùng các dược liệu có chứa acid hữu cơ như bồ công anh, xuyên khung, ngũ vị tử, ô mai… vì có thể gây sỏi đường tiết niệu.


Kết hợp như thế nào để tăng tác dụng của thuốc

Một số loại thuốc Đông y và Tây y khi kết hợp cùng nhau sẽ làm tăng tác dụng của thuốc và giúp điều trị bệnh một cách hiệu quả. 

Sắc và uống thuốc Đông y thế nào cho đúng? Thận trọng để tránh ngộ độc thuốc Đông y

Nên đọc

Kết hợp Penicilin cùng Hoàng cầm, Kim ngân vì hai vị thuốc này của Đông y có tác dụng ức chế tác dụng kháng thuốc của tụ cầu vàng, như vậy sẽ làm tăng tác dụng của kháng sinh.

Phối hợp Nhân trần với Griseofulvin [Fulcin] có tác dụng tăng tiết dịch mật qua đó làm tăng độ phân rã của Griseofulvin, như vậy sẽ làm tăng tác dụng của kháng sinh đường ruột này.

Các bài thuốc bổ trung ích khí, thập toàn đại bổ, tiểu sài hồ thường hay phối hợp với các thuốc trị ung thư vì các thuốc này ngoài tác dụng bảo vệ tế bào gan, cải thiện cơ năng tạo máu còn có tác dụng hỗ trợ diệt tế bào ung thư.

Ngoài tác dụng tăng cường hiệu quả chữa bệnh, một số loại thuốc Đông Y kết hợp với thuốc Tây có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc Tây.

Cam thảo phối hợp với corticoid khi dùng dài ngày nhằm giảm tác dụng suy tuyến thượng thận, duy trì kết quả điều trị.

Xem thêm: Trẻ Đồng Sinh Cùng Trứng Và Khác Trứng Khác Nhau Cơ Bản Ở Những Điểm Nào

Bạch cập, hải phiêu tiêu khi phối hợp với các thuốc chống ung thư như mercaptopurine, ifosfamide giảm được tác dụng giảm bạch cầu của thuốc chống ung thư, lại vưa có tác dụng cầm máu tiêu sưng, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Video liên quan

Chủ Đề