Uống thuốc xong bị chóng mặt, buồn nôn

Trả lời:

Những người uống thuốc sắc Đông y không quen, đặc biệt là trẻ nhỏ thường có cảm giác buồn nôn, thậm chí có thể nôn ngay lập tức. Để hạn chế điều này, bạn phải giữ cho con bình tĩnh, thư giãn thần kinh, không nóng vội, chú ý độ ấm của thuốc và cách uống trước hay sau bữa ăn. Bạn nên cho trẻ uống một ngụm nhỏ, ngậm trong miệng một lát để tạo cảm giác thích ứng rồi mới từ từ nuốt xuống họng. Khi trẻ uống hết, bạn nên dùng một chút nước ấm tráng miệng.

Quảng cáo

Bạn có thể dùng kẹo ngậm hoặc si rô trị ho từ thảo dược với hiệu quả tương đương thuốc Tây nhưng lại lành tính như vị thuốc Đông y.

Quảng cáo

Do bệnh nhi còn nhỏ nên bạn có thể hòa thêm vào bát thuốc một ít nước gừng tươi có thể chống nôn và buồn nôn ở một mức độ nhất định hoặc hòa một ít mật ong để trẻ không cảm thấy lợ miệng. Ngoài ra, bạn có thể dùng kẹo ngậm hoặc si rô trị ho từ thảo dược với hiệu quả tương đương thuốc Tây nhưng lại lành tính như vị thuốc Đông y. Bạn nên chọn loại kẹo thảo dược được chiết xuất gồm bốn thành phần thảo dược là tần, gừng, tràm, bạc hà vì đó là những vị thuốc cắt cơn ho nhanh chóng, bảo vệ cổ họng lâu dài, kháng khuẩn, tiêu viêm, nâng sức đề kháng và còn do có thêm vị bạc hà the mát thu hút khẩu vị trẻ.

Báo điện tử VnExpress cùng nhãn hàng Eugica [Công ty Mega We Care] phối hợp tổ chức chuyên mục "Điều trị ho bằng thảo dược". Eugica là sản phẩm trị ho được chiết xuất từ 4 loại thảo dược thiên nhiên gồm tần, khuynh diệp, bạc hà và gừng. Độc giả có thể chia sẻ kinh nghiệm, đặt các câu hỏi dành cho bác sĩ chuyên môn về cách điều trị ho bằng thảo dược cho gia đình tại .

Các câu hỏi liên quan đến bệnh lý về ho và cách điều trị hiệu quả với thảo dược sẽ được Thạc sĩ, bác sĩ Âu Thanh Tùng - Trưởng phân khoa Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược tư vấn và trả lời.

Bác sĩ Âu Thanh Tùng
Trưởng phân khoa Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược

Khi dùng thuốc trị bệnh, bên cạnh tác dụng điều trị thuốc có thể gây ra những bất lợi cho người dùng. Những bất lợi này rất phong phú và đa dạng, có thể từ nhẹ đến nặng, buộc phải ngừng dùng thuốc và cần tới sự hỗ trợ của y tế. Dưới đây là một số bất lợi thường gặp mà người bệnh dễ nhận biết trong quá trình sử dụng.

Biểu hiện ở đường tiêu hoá

Các biểu hiện ở đường tiêu hoá cũng khá phong phú với các biểu hiện nhẹ như buồn nôn, nôn… nặng như chảy máu đường tiêu hoá.

Buồn nôn, nôn

Buồn nôn, nôn là một triệu chứng rất thường gặp khi dùng thuốc, gây phiền hà trong quá trình điều trị. Rất nhiều thuốc có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa gây buồn nôn, nôn như thuốc giảm đau, chống viêm, tránh thai, thuốc kháng sinh, kháng viêm… Nguyên nhân là do các loại thuốc này có chứa các chất kích thích dạ dày, khiến dạ dày tăng co bóp và đẩy thức ăn trào ngược lên gây hiện tượng buồn nôn, nôn. Trường hợp nhẹ, thoáng qua thì không cần ngừng thuốc, nhưng các triệu chứng trên nặng cần phải thay đổi đường dùng thuốc, ví dụ từ thuốc uống chuyển sang dùng dạng thuốc đặt, tiêm... hoặc thay thuốc.

Ngoài việc kích thích dạ dày gây buồn nôn, nôn thì các thuốc này còn làm cho người bệnh có cảm giác cồn cào, khó chịu. Để khắc phục các tình trạng này, một số thuốc đã được sử dụng sau khi ăn hoặc uống với nhiều nước giúp thuốc trôi thật nhanh xuống ruột.

Tiêu chảy

Tiêu chảy là một biểu hiện hay xảy ra khi đang dùng một thuốc nào đó, đặc biệt là thuốc kháng sinh [spiramycin, nhóm cephalosporin, metronidazol, macrolid, tetracyclin…]. Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, nhưng lại không phân biệt được khuẩn có lợi và khuẩn có hại nên tiêu diệt cả hai. Việc tiêu diệt này làm mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển, đặc biệt là hại khuẩn gây tiêu chảy Clostridium dificile. Người cao tuổi và trẻ em là hai đối tượng dễ gặp tác dụng phụ này. Ngoài ra, thuốc điều trị gút như colchicin có độc tính lên hệ tiêu hóa cao cũng gây tiêu chảy cấp tính.

Viêm, loét, chảy máu đường tiêu  hoá

Người bệnh sẽ thấy có hiện tượng đau bụng [khi bị viêm loét đường tiêu hoá] hoặc đi ngoài phân đen [do chảy máu đường tiêu hoá]… Các thuốc thường gây ra bất lợi này bao gồm: Các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid [diclofenac, indomethacin, phenybutazol, ibuprofen, entodolac, meloxicam, tenoxicam... ] thường dùng trong các bệnh xương khớp, nhất là ở những người cao tuổi. Thuốc có thể gây viêm, loét, chảy máu tiêu hoá, thậm chí là thủng dạ dày- ruột… nguy cơ đe doạ tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tác dụng  phụ nghiêm trọng của thuốc.

Các thuốc kháng viêm corticoid được dùng trong điều trị các bệnh có liên quan đến dị ứng, viêm và ức chế miễn dịch cũng là thủ phạm gây ra các bất lợi này.

Ngoài ra, biến chứng trên hệ tiêu hoá còn phụ thuộc vào nồng độ, thời gian và sự kết hợp thuốc. Càng sử dụng thuốc liều cao, phối hợp nhiều thuốc thì tai biến này càng trầm trọng. Ví dụ như khi kết hợp giữa thuốc chống viêm không steroid và corticoid hoặc thuốc chống viêm với thuốc chống phân hủy serotonin…

Vì vậy, để phòng và hạn chế biến chứng này người bệnh không nên tự ý dùng thuốc.

Biểu hiện ngoài da

Các bất lợi do thuốc có biểu hiện ngoài da rất đa dạng. Một số biểu hiện sau mà người bệnh dễ nhận biết trong quá trình dùng thuốc nếu gặp phải:

Ban đỏ

Có biểu hiện là dạng ban sẩn hoặc ban dạng sởi, nhỏ như đầu đinh ghim ở thân mình và có thể liên kết lại với nhau tạo thành mảng, gây ngứa.  Ban đỏ có thể xuất hiện sau dùng thuốc khoảng 1 tuần và tồn tại đến một vài tuần. Người bệnh khi dùng các thuốc như kháng sinh [ampicillin, amoxycillin, cotrimoxazole, cefaclor ] hay thuốc chống động kinh, co giật [carbamazepine]… cần lưu ý tới tới các bất lợi này.

Mày đay

Mày đay thường là biểu hiện hay gặp và là biểu hiện ban đầu của  phần lớn các trường hợp dị ứng thuốc, trong đó có những dị ứng thuốc rất nặng như hội chứng Stevens – Johnson, hội chứng Lyell…

Hình ảnh nổi mề đay toàn thân.

Rất nhiều thuốc có thể gây mày đay, nhưng kháng sinh [đặc biệt là penicillin], huyết thanh, vaccin, thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt... là những thuốc hay gặp nhất. Mày đay có thể xuất hiện sau dùng thuốc từ 5-10 phút đến vài ngày tuỳ theo từng loại thuốc gây dị ứng. Người bệnh có cảm giác nóng bừng, ngứa, trên da nổi ban cùng sẩn phù. Sẩn có màu hồng, xung quanh viền đỏ, hình thể  tròn, bầu dục, to bằng  hạt đậu, đồng  xu, có thể liên kết thành từng mảng, càng gãi càng tiến triển nhanh và lan rộng. Trường hợp nặng, kèm theo với mày đay có thể đau bụng, đau khớp, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, sốt cao...

Phù Quincke

Phù Quincke là một dạng mày đay khổng lồ với các biểu hiện sưng phù cục bộ dưới da, có thể gây ngứa và đau nhức. Nguyên nhân có thể do nhiều loại thuốc khác nhau gây nên như kháng sinh, huyết thanh, hạ sốt, chống viêm, giảm đau... Sau khi dùng thuốc phù Quincke thường xuất hiện ở những vùng da mỏng, môi, cổ, quanh mắt, bụng, các chi, bộ phận sinh dục... Kích thước phù Quincke thường to, có khi bằng bàn tay, nếu ở gần mắt có thể làm mắt híp lại, ở môi làm môi  sưng to biến dạng. Màu da phù Quincke bình thường hoặc hồng nhạt, đôi khi phối hợp với mày đay…

Phù Quincke ở mặt: Bệnh thường khiến người mắc sưng to 2 mí mắt, môi và da mặt, kèm theo triệu chứng đau đầu, buồn nôn. Nhiều người hay nhầm lẫn phù quincke ở mặt với bệnh quai bị.

Phù Quincke ở họng, thanh quản: Đây là tình trạng bệnh gây nguy hiểm nhất cho bệnh nhân. Triệu chứng bệnh là khó thở, ho khan, mặt mất máu và tím tái. Bệnh nghiêm trọng có thể làm co thắt khí quản khiến bệnh nhân bị nghẹt thở, có thể tử vong nếu không được cấp cứu và chữa trị nhanh chóng.

Phù Quincke ở đường tiêu hóa: Biểu hiện ban đầu là đau vùng bụng nhất định, sau đó lan ra cả bụng kèm theo tiêu chảy. Phù quincke đường tiêu hóa còn khiến bệnh nhân nôn ói dữ dội.

Vì vậy, khi dùng thuốc bệnh nhân càng cảm thấy đau đầu, khó thở, đau bụng,… thì nhanh chóng đưa đi bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Hội chứng Stevens - Johnson [Hội chứng hồng ban đa dạng có bọng nước]

Hội chứng này có thể xuất hiện sau khi dùng thuốc vài giờ đến 15-20 ngày. Người bệnh thấy mệt mỏi, ngứa khắp người, có cảm giác nóng ran, sốt cao, nổi ban  đỏ, nổi các bọng nước trên da, các hốc tự nhiên [mắt, miệng, họng, bộ phận sinh dục] dẫn tới viêm loét, hoại tử niêm mạc các hốc này, có thể kèm theo tổn thương gan  thận, thể nặng có thể gây tử vong. Cần đề phòng với các thuốc có thể gây bất lợi này như penicillin, streptomycin, sulfamid chậm, tetracyclin thuốc an thần,  thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt...

Hội chứng Lyell [Hội chứng hoại tử tiêu thượng bì nhiễm độc]

Bệnh diễn biến vài giờ đến vài tuần sau khi dùng thuốc. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, sốt cao, ngứa khắp người, trên da xuất hiện các mảng đỏ, đôi khi có các chấm xuất huyết, vài ngày sau, có khi sớm hơn, lớp thượng bì tách khỏi da, khẽ động tới là trợt ra từng mảng giống như hội chứng bỏng  toàn thân, cùng với tổn  thất da có thể viêm gan, thận, tình trạng người bệnh thường rất nặng, nhanh dẫn tới tử vong. Đây là tình trạng nhiễm độc da nghiêm trọng nhất. Các thuốc hay gây hội chứng này là: allopurinol, ampicillin, amoxycillin, carbamazepine, phenytoin, lamotrigine, nevirapine, barbiturate, sulfonamide, cephalosporin và NSAIDs.

Sốc phản vệ

Biểu hiện của sốc phản vệ cũng khá đa dạng, thường xảy ra sau khi dùng thuốc từ vài giây đến 20-30 phút. Biểu hiện đầu tiên là người bệnh có cảm giác lạ như bồn chồn,  hoảng hốt, sợ chết.... Sau đó là sự xuất hiện nhanh các  triệu chứng ở  một hoặc nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, da....với những biểu hiện như mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt, không đo được, khó thở, ngứa ran khắp người, đau quặn bụng, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.  Nặng, người bệnh hôn mê, nghẹt thở, rối loạn tim mạch, ngừng tim và tử vong sau ít phút. Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong. Khá nhiều loại thuốc có thể gây sốc phản vệ như kháng sinh, huyết  thanh, thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt, tinh chất gan, một số loại vitamin, thuốc gây tê...


DS. Hoàng Thu Thủy

Video liên quan

Chủ Đề