Vàng nhà nước là gì

Trên cơ sở tổng kết và đánh giá Nghị định 24/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được Chính phủ ban hành năm 2012 và những văn bản hướng dẫn có liên quan, Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam [VGTA] vừa đưa ra 8 kiến nghị.

Đáng chú ý trong các kiến nghị này, Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam đề xuất bỏ quy định Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, không sử dụng một loại vàng miếng SJC làm thương hiệu độc quyền như lâu nay mà nên cấp phép cho một số doanh nghiệp đủ điều kiện để sản xuất vàng miếng.

Theo VGTA, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước, chứ không phải là doanh nghiệp nên việc giao cho cơ quan ngân hàng trung ương sản xuất vàng miếng tại nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng là không còn phù hợp.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cũng kiến nghị cho phép thành lập Sở Giao dịch vàng quốc gia nhằm tạo ra sự liên thông của giá vàng trong nước với giá vàng quốc tế. Đồng thời kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cho sản xuất thêm một lượng vàng miếng để cung ứng ra thị trường nhằm cân bằng cung cầu, tránh xảy ra hiện tượng sốt giá vàng khi giá vàng quốc tế tăng mạnh trở lại. VGTA cũng đề nghị Thống đốc NHNN xem xét cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho các doanh nghiệp để sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.

Tuy nhiên liên quan đến các kiến nghị của VGTA, đặc biệt liên quan đến đề xuất bỏ quy định độc quyền sản xuất vàng miếng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là kiên định với những chính sách, những kết quả đạt được trong thời gian qua và cụ thể chính là Nghị định 24/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Cụ thể theo ông Đào Minh Tú, trong 8 năm qua khi Nghị định 24 đi vào đời sống đem lại nhiều lợi ích ở cả trên vi mô và vĩ mô. Tại thị trường trong nước, giá vàng trong những năm qua không còn nhảy múa, không ảnh hưởng đến giá hàng hoá và tỉ giá. Khi giá hàng hoá và tỉ giá không biến động quá mạnh sẽ tạo điều kiện phát triển ổn định cho kinh tế vĩ mô. “Vàng miếng, vàng nguyên liệu không phải hàng hoá bình thường như các loại hàng hoá khác nên cần được quản lý cẩn thận” - Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.

Cũng theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, trước đây cũng từng có sàn giao dịch vàng hay Sở Giao dịch vàng được thành lập. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp và rủi ro vì vàng được kinh doanh tự do trên sàn, liên quan rất nhiều đến ngoại tệ, vàng hóa trong nền kinh tế do đó Nghị định 24 của Chính phủ được ra đời. “Chúng tôi vẫn ghi nhận và nghiên cứu thấu đáo đề xuất của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam. Nhưng trước hết phải đặt lợi ích vĩ mô, lợi ích chung cho mọi người dân lên đầu, sau đó mới tính đến lợi ích của các doanh nghiệp vàng” - ông Đào Minh Tú nhấn mạnh.

Tại thị trường trong nước, SJC hiện là thương hiệu vàng miếng duy nhất do Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất và ở thời điểm chiều tối ngày 3.12, giá vàng miếng SJC đang được giao dịch quanh mức giá 54,85 - 55,55 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC tại thị trường trong nước hiện nay thường được điều chỉnh theo các biến động giá trên thị trường thế giới, tuy nhiên giá vàng trong nước vẫn duy trì mức chênh lệch cao hơn đáng kể so với giá vàng thế giới quy đổi. Cụ thể nếu so với giá vàng thế giới quy đổi ở cùng thời điểm chiều ngày 3.12 là 51,45 triệu đồng/lượng [chưa tính các chi phí nhập khẩu và chế tác], giá vàng miếng SJC hiện cao hơn tới trên 4 triệu đồng mỗi lượng.

Giá vàng trực tuyến Giá vàng SJC Ngân hàng Nhà nước Xoá bỏ độc quyền vàng miếng Nghị định 24/NĐ-CP

Giá vàng miếng SJC có đang quá đắt?

Giá vàng vọt tăng, vàng miếng SJC vẫn "nghe ngóng"

Giá vàng tăng mạnh, vàng miếng SJC tiến sát 57 triệu đồng

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Duong phuc sanh

Đã là vàng 4 số 9999,thì vàng miếng và vàng nhẫn y nhau,vì tâm lý nên sinh ra chênh lệch giá, tại sao phải mua vàng miếng. Chỉ vì có thương hiệu Sjc mà phải tốn kém thêm vài triệu đồng, có nên không.Thử mang vàng Sjc ra nước ngoài bán, thì sẽ biết sẽ thế nào, giá không hơn vàng nhẫn.

Sáng nay [9/6], Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng tiếp tục trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy [Đoàn TP.Hà Nội] đã giành câu hỏi tranh luận về vấn đề vàng miếng SJC. Đại biểu đặt vấn đề đến bao giờ Ngân hàng Nhà nước báo cáo với Chính phủ để sửa Nghị định 24?

Đánh giá rất cao việc điều hành thị trường vàng, quản lý các hoạt động kinh doanh vàng để tránh việc vàng hóa trong thời gian qua, tuy nhiên đại biểu Nguyễn Phương Thủy bày tỏ băn khoăn, việc mà chúng ta độc quyền một thương hiệu vàng quốc gia là SJC có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá vàng miếng SJC tăng cao như hiện nay hay không?.

Theo đại biểu, cũng là vàng miếng, cũng đúc như thế, chỉ không phải là thương hiệu SJC thì hiện nay giá trên thị trường chỉ có tầm 54.500.000, giá ngày hôm nay của thương hiệu Bảo tín Minh Châu. Như thế chênh nhau 15 triệu. 

“Nếu xét về mặt giá thành hay xét về mặt giá thế giới thì chênh lệch như thế chúng tôi thấy quá lớn. Đề nghị Thống đốc giải đáp cụ thể hơn về nội dung này”, đại biểu chất vấn.

Đại biểu Phạm Văn Hòa [Đoàn Đồng Tháp] cũng chỉ ra: Nghị định 24 của Chính phủ ban hành cách đây 10 năm, lúc đó giá vàng SJC cũng chỉ khoảng 30-35 triệu đồng/lượng, còn hiện nay giá vàng đang lên đến gần 70 triệu đồng/lượng. 

“Vậy Nghị định 24 của Chính phủ thời điểm đó là thời điểm hiện tại bất cập hay không? Và tại sao chúng ta không sửa Nghị định này? Liệu Ngân hàng có thể cho đơn vị, tổ chức nào đó sản xuất thương hiệu vàng nào khác để cạnh tranh với SJC hay không để thị trường vàng hạ nhiệt, giá vàng giảm xuống?”, đại biểu hỏi.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Ảnh: QH 

Về vấn đề giá vàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, SJC là thương hiệu được người dân ưa chuộng từ trước khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành.

Trước đây thị trường vàng có nhiều tồn tại, hạn chế, gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô. Từ khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành, các chính sách quản lý nhà nước được thực hiện hiệu quả, nhiều năm nay thị trường tiền tệ ngoại hối ổn định, giúp Việt Nam được nâng hạng theo các đánh giá quốc tế.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trong Nghị định 24 này có chính sách Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng. Tại thời điểm đó, SJC là thương hiệu chiếm trên 90% thị trường, nên qua phân tích đánh giá chi phí, lợi ích, Ngân hàng Nhà nước quyết định sản xuất vàng miếng nhưng thuê SJC gia công dưới sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước. Tuy SJC giá cao nhưng là mua cao, bán lại cao. Các thương hiệu khác thường mua thấp, bán thấp.

Trong quá trình tổng kết, đánh giá Nghị định 24 trong thời gian tới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ nghiên cứu, lắng nghe ý kiến của các đại biểu và cũng sẽ xin ý kiến rộng rãi để lựa chọn nhiều thương hiệu khác để cùng sản xuất vàng miếng hay là một thương hiệu của Ngân hàng Nhà nước.

“Lúc đó chúng tôi sẽ đánh giá, phân tích tác động và xin ý kiến chắc chắn sẽ xin ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ.

Về vấn đề tăng trưởng tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, thế giới đánh giá nước ta rất phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng, gây nguy cơ rủi ro. Từ góc độ của các tổ chức tín dụng, khi thành lập tổ chức tín dụng nào cũng mong muốn được tăng trưởng tín dụng nhiều. Tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước phải đứng trên góc độ điều hành kinh tế vĩ mô, nếu đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức tín dụng, chính sách tiền tệ không đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay.

Trả lời tranh luận của một số đại biểu băn khoăn về việc kéo dài thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 có tác dụng rất rõ rệt trong xử lý nợ xấu, sau khi có Nghị quyết, nợ xấu đã cơ bản được xử lý hiệu quả. Dù trong Nghị quyết có vướng mắc khó khăn, nhưng những tồn tại hạn chế này chủ yếu xuất phát từ việc tổ chức thực hiện.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nếu không kéo dài Nghị quyết này, một số quy định, chính sách trong đó sẽ không thể được đưa vào thực hiện trong thực tế, gây khó khăn cho xử lý nợ xấu, đặc biệt khi ngân hàng đối mặt với tác động của dịch bệnh COVID-19. 

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các bộ, ban, ngành rà soát, xem xét nghiên cứu việc tiến hành luật hóa việc xử lý nợ xấu./.

Chủ Đề