Về mùa đông gió Mậu dịch ở bán cầu Bắc có hướng

Đường vĩ tuyến dài nhất không phải là [Địa lý - Lớp 6]

2 trả lời

Kể tên các sơn nguyên với đồng bằng ở châu Á [Địa lý - Lớp 8]

2 trả lời

Hãy nêu ba vấn đề về địa lý việt nam [Địa lý - Lớp 6]

1 trả lời

địa hình và  hình dạng  của đồng bằng châu âu [Địa lý - Lớp 7]

1 trả lời

Tại sao nói dân cư nước ta đang già đi [Địa lý - Lớp 9]

2 trả lời

Tên gọi của Vĩnh phúc có ý nghĩa gì? [Địa lý - Lớp 6]

1 trả lời

Tìm x [Địa lý - Lớp 8]

3 trả lời

Rừng ở nước ta thuộc kiểu rừng nhiệt đới nào? [Địa lý - Lớp 6]

2 trả lời

Em hãy trình bày các đặc điểm rừng nhiệt đới [Địa lý - Lớp 6]

3 trả lời

Trên thế giới có bao nhiêu nước [Địa lý - Đại học]

3 trả lời

Việt Nam đã hợp tác với bao nhiêu nước? [Địa lý - Lớp 9]

2 trả lời

Lượng mưa trên 200mm được biểu thị bằng màu gì? [Địa lý - Lớp 9]

5 trả lời

Trắc nghiệm: Gió Mậu dịch ở nửa cầu Bắc thổi theo hướng

A. Đông Bắc.

B. Đông Nam.

C. Tây Bắc.

D. Tây Nam.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Đông Nam

Gió Mậu dịch là loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về Xích đạo. Gió này có hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam. Gió thổi quanh năm và khá đều đặn theo hướng gần như cố định, tính chất của gió nói chung là khô.

Cùng Top Tài Liệu tìm hiểu thêm về các loại gió trên Trái đất nhé.

Gió là những luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn. Trên bề mặt của Trái Đất, gió bao gồm một khối không khí lớn chuyển động.

Gió được tạo ra bởi sự khác biệt trong áp suất khí quyển. Khi một sự khác biệt trong áp suất khí quyển tồn tại, không khí di chuyển từ vùng có áp suất cao hơn đến các vùng áp suất thấp hơn, dẫn đến những cơn gió có tốc độ khác nhau.

Các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất là gió Tín phong, gió Tây Ôn đới, gió Đông cực, gió mùa, gió địa phương.

1. Gió Tín phong

– Phạm vi: từ khoảng các vĩ độ 30⁰B và 30⁰ N về Xích đạo.

– Thời gian hoạt động: quanh năm

– Hướng gió: Ở nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam hướng Đông Nam.

– Tính chất: khô, ít mưa

– Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.

2. Gió Tây ôn đới

Phạm vi: từ khoảng các vĩ độ 30⁰B và 30⁰N lên khoảng các vĩ độ 60⁰B và 60⁰N

Thời gian hoạt động: quanh năm

Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió hướng Tây Nam, ở nửa cầu Nam, gió hướng Tây Bắc.

Tính chất: ẩm, mưa nhiều

Nguyên nhân: Do sự chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.

3. Gió Đông cực

Phạm vi: Từ khoảng các vĩ độ 60⁰B về cực Bắc và 60⁰N về cực Nam.

Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam, gió hướng Đông Nam.

Thời gian: hầu như thổi quanh năm.

4. Gió mùa

Khái niệm: Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.

Nguyên nhân hình thành: Chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

Thời gian và hướng thổi: Theo từng khu vực có gió mùa.

Phạm vi hoạt động:

+ Đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia.

+ Vĩ độ trung bình: đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì.

5. Gió địa phương

5.1. Gió biển, gió đất

Khái niệm: Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.

Đặc điểm: Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển.

Nguyên nhân: Do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương [chênh lệch nhiệt độ và khí áp].

Tính chất: Gió biển ẩm mát, gió đất khô.

5.2. Gió phơn

Khái niệm: Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.

Đặc điểm:

+ Sườn đón gió có mưa lớn.

+ Sườn khuất gió khô và rất nóng.

Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự tăng giảm của hơi nước trong không khí.

Phạm vi hoạt động: Thường xuất hiện ở các dãy núi đón gió.

1. Lợi ích của gió:

– Làm giảm giá điện

– Tạo công ăn việc làm

– Sự vận động của biển

– Một số loài chim cũng lợi dụng gió để lượn

– Một số loài cây cũng phát tán quả và hạt nhờ gió

– Gió thường có lợi cho con người: Nó có thể quay các cánh quạt của các cối xay gió giúp chúng ta xay gạo, đẩy thuyền buồm, thả diều, nó là một trong những nguồn năng lượng sạch….

2. Tác hại của gió:

– Trong các cơn bão, gió có vận tốc cao dễ làm ngã đổ cây cối, cột đèn, làm tốc mái nhà ; gây thiệt hại nghiêm trọng đối với cơ ở vật chất;sức khỏe và tính mạng của con người ….

+ Gió lớn làm rụng phấn hoa và quả non, làm giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng đến chất lượng của các giống cây,….

+ Ở Việt Nam, vùng ven biển miền trung gió thổi mạnh làm cho các cồn cát gây ra nạn cát bay, cát chảy, phủ lên nhà cửa, đường xá, rộng đồng.

+ Gió phơn khô nóng, gió Đông bắc khô lạnh gây khó khăn cho đời sống và sản xuất.

Gió mậu dịch là loại gió thổi từ các khu áp cao chí tuyến về áp thấp Xích đạo; gió này có hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam, Gió thổi quanh năm và khá đều đặn theo hướng gần như cố định, tính chất gió nói chung là khô.

A. thổi từ áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo

B. thổi từ áp cao cận nhiệt về áp thấp ôn đới

C. thổi từ áp cao ở biển đến áp thấp trong đất liền

D. thổi từ áp cao ở đất liền ra áp thấp ngoài biển

Đáp án đúng A.

Gió mậu dịch là loại gió thổi từ các khu áp cao chí tuyến về áp thấp Xích đạo; gió này có hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam, Gió thổi quanh năm và khá đều đặn theo hướng gần như cố định, tính chất gió nói chung là khô.

Lý giải việc chọn đáp án A là do:

Gió mậu dịch hay gió tín phong [tiếng Anh: trade wind hay passat, bắt nguồn từ passar trong tiếng Bồ Đào Nha] là gió thổi thường xuyên trong những miền Cận Xích đạo. Gió mậu dịch thổi từ những miền áp cao ở các vĩ độ ngựa về vùng áp thấp xung quanh xích đạo.

Gió xuất phát từ Đại áp cao cận nhiệt đới ở cả 2 bán cầu.

Trên Bắc bán cầu thì đây là những luồng gió thổi chủ yếu theo hướng [chiều] Đông Bắc – Tây Nam, còn trên Nam bán cầu là hướng [chiều] Đông Nam – Tây Bắc [do ảnh hưởng của lực Coriolis].

Trong những miền cận xích đạo, gió mậu dịch đến từ hai bán cầu gặp nhau tạo thành những dòng đối lưu bốc lên cao [vì vậy mà ở sát mặt đất thì yên lặng, hoặc gió thổi yếu]. Nó tạo thành cái gọi là đới hội tụ liên chí tuyến [ITCZ].

Gió mậu dịch thường xuất hiện vào mùa hè, thổi về hướng Đông ở tầng có độ cao trên 2 cây số phía trên xích đạo. Còn ở tầng cao hơn nữa thì lại có những luồng gió “mậu dịch ngược” thổi về hướng Tây. Đây là hệ quả của sự tuân thủ theo định luật bảo toàn động lượng trong chuyển động quay.

Gió mậu dịch còn được gọi là gió tín phong [tín nghĩa là tin tưởng] là vì vào thời xưa người châu Âu và Trung Quốc đã dùng các đợt gió mậu dịch để giong buồm buôn bán trên con đường tơ lụa trên biển, với sự xuất hiện của những cơn gió này thì việc làm ăn, buôn bán, giao thương được thuận lợi.

Video liên quan

I. SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP

- Khí áp là sức nén của không khí xuống mặt Trái Đất.

- Tùy theo tình trạng của không khí [co lại hay nở ra] sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau, khí áp cũng khác nhau.

1. Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất

- Các đai cao áp và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.

- Các đai khí áp phân bố không liên tục, do sự phân bố xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương.

2. Nguyên nhân thay đổi khí áp

a] Khí áp thay đổi theo độ cao

- Càng lên cao, khí áp càng giảm [không khí loãng].

b] Khí áp thay đổi theo nhiệt độ

- Nhiệt độ càng tăng, khí áp càng giảm và ngược lại [nhiệt độ tăng, không khí nở ra làm giảm tỉ trọng].

c] Khí áp thay đổi theo độ ẩm

- Không khí chứa nhiều hơi nước, khí áp giảm.

II. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH

1. Gió Tây ôn đới

- Phạm vi hoạt động: 30 600 ở mỗi bán cầu [từ áp cao cận nhiệt về hạ áp ôn đới].

- Thời gian: Gần như quanh năm.

- Hướng: Tây là chủ yếu [Tây Nam ở Bắc bán cầu, Tây Bắc ở Nam bán cầu].

- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.

- Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.

2. Gió Mậu dịch

- Phạm vi hoạt động: 300 về xích đạo.

- Thời gian: Quanh năm.

- Hướng: Đông là chủ yếu [Đông Bắc ở Bắc bán cầu, Đông Nam ở Nam bán cầu].

- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.

- Tính chất: khô, ít mưa.

3. Gió mùa

- Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.

- Nguyên nhân: Khá phức tạp chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

- Khu vực có gió mùa:

+ Thường ở đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a.

+ Một số nơi thuộc vĩ độ trung bình: phía Đông Trung Quốc, Đông Nam Liên Bang Nga, phía Đông Nam Hoa Kì.

4. Gió địa phương

a] Gió biển, gió đất

- Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương [chênh lệch nhiệt độ và khí áp].

- Tính chất gió biển ẩm mát, gió đất khô.

b] Gió fơn

- Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở nên khô và nóng.


Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề